Trong tuần giao dịch 6-19/0, thị trường diễn biến khá tích cực khi VN-Index tăng gần 11 điểm (0,8%) lên trên 1.345 điểm. Tương tự khi HNX-Index tăng 1,93% lên 350 điểm và UPCoM-Index đạt 95,4 điểm, tăng 1,49% so với tuần trước đó.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng diễn biến tích cực với 22/27 mã tăng giá. Trong đó cổ phiếu NVB gây chú ý nhất khi tăng mạnh gần 22%. Tuy nhiên thanh khoản toàn ngành tiếp tục giảm so với các tuần trước đó.
Diễn biến VN-Index trong tuần giao dịch 6-10/9. Đồ thị: TradingView.
Cuối tuần qua, nhóm hàng không bất ngờ giao dịch khởi sắc sau thông tin Cục Hàng không đang xin ý kiến về kế hoạch khai thác các đường bay thường lệ trong giai đoạn dịch bệnh, trong khi ngành du lịch dự kiến thực hiện thí điểm đón khách quốc tế an toàn tại Phú Quốc, trên cơ sở đó chuẩn bị từng bước mở rộng ra các điểm đến trong cả nước khác như Hạ Long, Hội An, Nha Trang, Đà Lạt...
Trong đó HVN của Vietnam Airlines tăng mạnh nhất 19,6% lên hơn 25.000 đồng/cổ phiếu. Tương tự khi cổ phiếu của các hãng bay tư nhân như VTR của Vietravel tăng gần 13% và VJC của Vietjet tăng 3,4%/ Cổ phiếu ACV của Tổng công ty Cảng hàng không tăng 7,7% hay AST của Dịch vụ Hàng không Taseco tăng 12,3% trong tuần qua.Cuối tuần qua, nhóm hàng không bất ngờ giao dịch khởi sắc sau thông tin Cục Hàng không đang xin ý kiến về kế hoạch khai thác các đường bay thường lệ trong giai đoạn dịch bệnh, trong khi ngành du lịch dự kiến thực hiện thí điểm đón khách quốc tế an toàn tại Phú Quốc, trên cơ sở đó chuẩn bị từng bước mở rộng ra các điểm đến trong cả nước khác như Hạ Long, Hội An, Nha Trang, Đà Lạt...
Nhóm cổ phiếu thuộc ngành bán lẻ cũng bứt phá với các mã đầu ngành như MWG (+7,9%), DGW (+19,6%), PNJ (+10,2%) ...
Nhóm bán lẻ hưởng lợi do TP.HCM đã cho phép các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cung ứng dịch vụ bưu chính, viễn thông, thiết bị tin học văn phòng, thiết bị dụng cụ học tập được hoạt động từ 6h đến 18h hàng ngày theo hình thức bán hàng mang đi. Cơ sở sản xuất, kinh doanh dược liệu, thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư y tế được hoạt động từ 6h đến 21h hàng ngày.
TGG tăng mạnh nhất sàn HoSE
Hiện tượng cổ phiếu TGG của Luois Capital tiếp tục có thêm một tuần giao dịch ấn tượng với mức tăng giá 39,85% sau 5 phiên tăng trần.
Chuỗi tăng của TGG bắt đầu từ phiên 9/8 và tăng giá gần 300% chỉ sau 23 phiên giao dịch vừa qua. Trong đó cổ phiếu này có đến 19 phiên tăng kịch trần, 3 phiên giá xanh và chỉ duy nhất một phiên điều chỉnh vào ngày 24/8.
Đà tăng giá của TGG nằm trong chuỗi M&A liên tục của Luois Holdings trên sàn chứng khoán, trong kế hoạch mới nhất đơn vị này thâu tóm Sametel (SMT), Chứng khoán APG (APG) và DAP Vinachem (DDV).
Bên cạnh cổ phiếu "họ Luois" giao dịch đột biến thì nhóm vận tải biển, logistics cũng duy trì sóng tăng. Trong đó cổ phiếu TCO, VOS, VNL, TMS đều trong nhóm tăng mạnh nhất trên sàn giao dịch tại TP.HCM.
Trong đó TCO của Vận tải Đa phương thức Duyên Hải vừa bán xong gần 2 triệu cổ phiếu quỹ, cũng như sắp họp cổ đông bất thường về phương án phát hành hơn 48 triệu cổ phiếu tăng vốn. Thị giá TCO vừa lập đỉnh lịch sử tại 30.650 đồng khi kết thúc tuần giao dịch.
Tương tự khi TMS của Transimex cũng lập mức đỉnh lịch sử mới tại 69.300 đồng, với 11 phiên gần nhất thì có đến 10 phiên tăng. Tính rộng ra cổ phiếu ngành logistics này đã tăng 250% chỉ sau một năm giao dịch.
Chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu dược phẩm và y tế bắt đầu đảo chiều và bị bán tháo sau đợt tăng nóng. Nhóm có đến 5 đại diện là VMD, SPM, VDP, DBT, DHG góp mặt vào top cổ phiếu giảm sâu nhất trong tuần qua.
Trong đó VMD của Y Dược phẩm Vimedimex có đến 4/5 phiên giảm sàn tuần qua, tương đương mất hơn 30% giá trị sau khoảng thời gian tăng phi mã trước đó. Trước giảm sàn, VMD có chuỗi 18 phiên tăng liên tiếp, trong đó có 16 phiên kịch trần.Chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu dược phẩm và y tế bắt đầu đảo chiều và bị bán tháo sau đợt tăng nóng. Nhóm có đến 5 đại diện là VMD, SPM, VDP, DBT, DHG góp mặt vào top cổ phiếu giảm sâu nhất trong tuần qua.
SMT tăng tốt nhất sàn HNX
Tại sàn niêm yết HNX, nhóm Luois cũng tiếp tục gây sóng khi cổ phiếu SMT tăng mạnh nhất 58,9% trong tuần vừa qua. Ngoài ra BII của Luois Land cũng tăng hơn 41,5%.
Cổ phiếu PGT cũng bất ngờ tăng gần 57% trong tuần vừa qua và nối dài chuỗi 10 phiên tăng trần liên tiếp. Doanh nghiệp này định hướng đa dạng hóa ngành nghề bao gồm đẩy mạnh hoạt động M&A, cung cấp dịch vụ công nghệ số hóa...
VKC của Cáp nhựa Vĩnh Khánh đang có chuỗi 7 phiên tăng trần. Diễn biến tích cực sau khi các lãnh đạo cấp cao đang đăng ký bán hàng triệu cổ phiếu công ty.
Với biên độ dao động lớn hơn, các cổ phiếu trên sàn UPCoM có mức biến động giá cao nhất. Trong đó KHB của Khoáng Sản Hòa Bình tăng gần 90% và là phiên thứ 8 tăng trần liên tiếp.
Ngoài ra sàn UPCoM còn ghi nhận mã DTI của Đầu tư Đức Trung, LMI của Đầu tư Xây dựng lắp máy Idico, QNC của Xi măng và Xây dựng Quảng Ninh đều tăng giá trên 50% tuần qua.Với biên độ dao động lớn hơn, các cổ phiếu trên sàn UPCoM có mức biến động giá cao nhất. Trong đó KHB của Khoáng Sản Hòa Bình tăng gần 90% và là phiên thứ 8 tăng trần liên tiếp.
Đa phần cổ phiếu trên UPCoM thuộc các doanh nghiệp có vốn hóa nhỏ và thanh khoản thấp, quy mô kinh doanh nhỏ, do đó biến động giá là rất lớn