Công ty tỷ phú Jeff Bezos tiết lộ kế hoạch xây dựng trạm vũ trụ, khởi động cuộc đua mới ngoài không gian

26/10/2021 14:04

Dự kiến trạm vũ trụ của hãng Blue Origin cho phép 10 người ở được bên trong và thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học cũng như du lịch.

Hãng Blue Origin, công ty không gian vũ trụ của tỷ phú Jeff Bezos vừa tiết lộ kế hoạch xây dựng một trạm không gian mới, có tên "Orbitan Reef". Dự án này sẽ có sự hợp tác với nhiều công ty vũ trụ khác với dự kiến triển khai từ năm 2025 đến 2030.

Theo mô tả của Blue Origin, trạm vũ trụ tư nhân này được thiết kế có không gian bên trong gần tương đương với trạm vũ trụ Quốc tế ISS, cho phép 10 người có thể ở được như một "công viên kinh doanh sử dụng hỗn hợp" trong không gian – cũng như cho thấy "lòng mến khách kỳ lạ" đối với khách du lịch không gian.

Đối tác chính của công ty trong dự án này là công ty vũ trụ Sierra Space, bên cạnh đó còn có Boeing, Redwire Space và Genesis Engineering.

16352274551621246941842-1635231728.jpg

Sau cuộc chạy đua thiết kế phương tiện bay vào không gian giữa các công ty tư nhân, giờ đây đích đến tiếp theo đang là các trạm vũ trụ tư nhân. Trước Blue Origin một tuần, công ty vũ trụ Nanoracks cũng cho biết họ đang hợp tác với hãng Voyager Space, Lockheed Martin để phát triển một trạm vũ trụ có tên Starlab. Ngoài ra hãng Axiom Space cũng đang phát triển trạm vũ trụ của riêng mình.

Thúc đẩy các hãng tư nhân tự phát triển trạm vũ trụ riêng cho mình cũng là một phần trong kế hoạch của NASA khi cơ quan này chuẩn bị đóng cửa trạm vũ trụ Quốc tế ISS. Cơ sở này tiêu tốn của NASA đến 4 tỷ USD mỗi năm và sẽ được hoàn thiện về mặt cấu trúc vào năm 2028. Đầu năm nay NASA cho biết, họ đang lên kế hoạch trao 4 hợp đồng với mỗi hợp đồng trị giá ít nhất 300 triệu USD cho các ý tưởng thương mại hóa không gian ngoài quỹ đạo.

photo-1-16352275221821336549245-1635231728.jpg

Theo ông Brent Sherwood, phó chủ tịch về các chương trình phát triển của Blue Origin, cho biết, công ty cũng đã gửi đề xuất của mình cho NASA nhưng vẫn lên kế hoạch để tiếp tục theo đuổi dự án của riêng mình – bất chấp quyết định của NASA là gì.

Trong khi nhu cầu du lịch không gian của những khách hàng giàu có và đội ngũ nghiên cứu khoa học là rất rõ ràng, nhưng vẫn còn những đối tượng khách hàng khác. Tuy vậy, ông Sherwood cho rằng đây là lúc kiểm tra các nhu cầu này.

Tham khảo WSJ

Theo Nguyễn Hải/Pháp luật và bạn đọc