Sinh nhật 10 tuổi Winmart

Đại biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc có quốc tịch Cộng hòa Síp như thế nào?

27/08/2020 12:15

Theo công văn của Bộ Nội vụ Cyprus (Cộng hòa Síp), ông Phạm Phú Quốc và vợ Nguyễn Phan Diệu Phương đã nộp đơn xin cấp quốc tịch theo diện đặc cách và được thông qua vào ngày 12/12/2018.

"Tấm hộ chiếu vàng" của Công hòa Síp. Ảnh: BBC
"Tấm hộ chiếu vàng" của Công hòa Síp. Ảnh: BBC)

Al Jazeera, một đài lớn và có sức ảnh hưởng ở Trung Đông, vừa công bố một loạt bài điều tra về chính sách mà họ gọi là "mua bán hộ chiếu châu Âu" của Cộng hòa Síp từ năm 2017 đến 2019.

Các hồ sơ xin đầu tư nhập tịch vào Síp đến từ Nga nhiều nhất, kế đến là Trung Quốc, Urkaine và một số nước Trung Đông, Đông Nam Á.

Theo tài liệu của được công bố"Hồ sơ Cyprus", bao gồm 1.471 đơn đăng ký, có tên của 2.544 người nhận được hộ chiếu Cyprus từ 2017 đến cuối năm 2019.

Trong đó, Al Jazeera đã nêu đích danh đại biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc và vợ Nguyễn Phan Diệu Phương.

2020-08-26 20_39_03-VT 01 Pham, Phu Quoc
Bản đề xuất xin cấp quốc tịch cho vợ chồng ông Phạm Phú Quốc được Bộ Nội vụ Cyprus gửi Hội đồng Bộ trưởng nước này. Ảnh: Al Jazeera.)
2020-08-26 20_39_24-VT 01 Pham, Phu Quoc
Bản đề xuất xin cấp quốc tịch cho vợ chồng ông Phạm Phú Quốc được Bộ Nội vụ Cyprus gửi Hội đồng Bộ trưởng nước này. Ảnh: Al Jazeera.)

Theo công văn của Bộ Nội vụ Cyprus, ông Phạm Phú Quốc và bà Nguyễn Phan Diệu Phương xin quốc tịch theo diện "đầu tư vào bất động sản và phát triển các dự án cơ sở hạ tầng".

Bộ này cũng ghi rõ trong văn bản: "Bà Nguyễn Phan Diệu Phương và chồng là ông Phạm Phú Quốc đã đáp ứng các tiêu chí và điều kiện do Hội đồng (Bộ trưởng) đề ra đối với việc cấp quyền quốc tịch Cyprus cho các cá nhân là nhà đầu tư nước ngoài và các thành viên gia đình của họ".

Ngoài ra, Bộ Tài chính Cyprus cũng đồng tình với trường hợp xin quốc tịch của vợ chồng ông Phạm Phú Quốc, với điều kiện là "đương đơn phải nộp cho Bộ Nội vụ mỗi năm một giấy chứng nhận tiến độ xây dựng của các công trình xây dựng và đầu tư trong và sau khi hoàn thành".

Nhằm đáp ứng các quy định của chương trình đầu tư nhận "hộ chiếu vàng" của Cyprus, qua đó được cấp quốc tịch của quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU), nhà đầu tư nước ngoài được yêu cầu phải chi tối thiểu 2,15 triệu euro (tương đương 2,5 triệu USD hay 58 tỷ đồng) tiền đầu tư.

Quyết định của Hội đồng Bộ trưởng Cyprus cũng ghi rõ người muốn cấp quốc tịch Cyprus phải đầu tư đúng theo yêu cầu 3 năm trước khi nộp đơn xin nhập quốc tịch (đầu tư tối thiểu 2,15 triệu euro) và phải duy trì khoản đầu tư ít nhất là 3 năm sau khi được cấp (không được phép rút vốn).

Nếu chiếu theo quy định của chương trình đầu tư định cư của Cyprus, để được phép nộp hồ sơ xin quốc tịch, bà Nguyễn Phan Diệu Phương đã phải bắt đầu đầu tư tại Cyprus ít nhất là từ năm 2015.

Tuy nhiên, các tài liệu được công bố không chứng minh được hành vi sai trái của bất kỳ cá nhân nào và nó cũng không xác định khả năng các quan chức có liên quan đến tham nhũng. Dù vậy, những câu hỏi vẫn được đặt ra về việc "tại sao một người đã được giao phó một vị trí công ở quốc gia lại muốn mua quốc tịch thứ hai cho bản thân hoặc gia đình họ?".

Ngoài ra, trong một số trường hợp, Al Jazeera cũng đã đặt ra câu hỏi "làm thế nào mà các quan chức này có được số tiền để đầu tư tối thiểu 2,5 triệu USD vào Síp, một trong những yêu cầu để có được hộ chiếu vàng?".

Đối với trường hợp của đại biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc, Ban công tác đại biểu thuộc Thường vụ Quốc hội cho biết không hề nhận được báo cáo nào của ông về việc có hai quốc tịch. Đơn vị này đang xác minh thông tin làm rõ.

Trước cáo buộc có tên trong danh sách "mua" hộ chiếu Cộng hòa Síp, đại biểu quốc hội Phạm Phú Quốc (đoàn TP.HCM) đã lên tiếng trả lời. Trên báo Tuổi trẻ ngày 25/8, ông Quốc thừa nhận năm 2018, ông được gia đình thực hiện các thủ tục bảo lãnh xin cấp quốc tịch Síp để thuận tiện đi lại, chăm sóc gia đình.

Song, ông Quốc khẳng định không có chuyện ông mua quốc tịch Síp với giá 2,5 triệu USD

Nguồn: https://nhadautu.vn/dai-bieu-quoc-hoi-pham-phu-quoc-co-quoc-tich-cong-hoa-sip-nhu-the-nao-d41865.html