Đến con gái của Lý Tiểu Long cũng mượn danh cha đi bán cần sa, có bí mật gì ẩn đằng sau ngành công nghiệp tỉ đô liên quan tới "cây cần sung sướng"?

30/04/2019 10:56

Ngành công nghiệp cần sa có tốc độ tăng trưởng khủng khiếp, đạt quy mô hàng chục tỉ USD, là cơ hội béo bở cho các doanh nghiệp và hứa hẹn một khoản thuế kếch xù cho chính quyền các nước. Không chỉ nhiều tập đoàn lớn muốn tham gia vào thị trường cần sa, con gái của Lý Tiểu Long cũng mượn danh cha mở công ty bán cần.


Ngành công nghiệp cần sa có tốc độ tăng trưởng khủng khiếp, đạt quy mô hàng chục tỉ USD, là cơ hội béo bở cho các doanh nghiệp và hứa hẹn một khoản thuế kếch xù cho chính quyền các nước. Không chỉ nhiều tập đoàn lớn muốn tham gia vào thị trường cần sa, con gái của Lý Tiểu Long cũng mượn danh cha mở công ty bán cần.

Lập công ty phân phối cần sa và cùng nhóm thất nữ kiệt xưng hùng xưng bá

Sau khi xướng danh 30 doanh nhân trẻ tài năng ở châu Á, tạp chí Forbes tiếp tục điểm mặt các nữ kiệt đang xưng hùng xưng bá trong ngành công nghiệp liên quan đến "cây cần sung sướng" - từ của tác giả Chang Ming.

Bảy gương mặt "nữ kiệt" trong ngành công nghiệp chiết xuất cần sa có thể kể đến là Jessica Billingsley - CEO của MJ Freeway, công ty tư vấn công nghiệ đạt doanh thu 13 tỉ USD năm 2019, phục vụ hơn 2000 khách hàng trên 87 quốc gia và Beth Stravola - cựu nhân viên Phố Wall, người sáng lập nên một "đế chế" gồm nhiều công ty đình đám trong ngành công nghiệp cần sa Hoa Kỳ.

Danh sách của Forbes còn có hai nhà quản lý quỹ đầu tư mạo hiểm trị giá hàng trăm triệu USD. Tuy nhiên, cái tên làm cho công chúng chú ý nhất vẫn là Shannon Lee - Lý Hương Ngưng, con gái của võ sư và diễn viên huyền thoại Lý Tiểu Long (Burce Lee).

Năm 2013, bà Shannon Lee thành lập Bruce Lee Family Company, chú trọng phân phối các sản phẩm có chứa chiết xuất CBD từ cần sa (cannabiodical) nhằm hỗ trợ các bệnh nhân và người tiêu dùng trên cơ sở kết hợp triết lý rèn luyện, nhân sinh quan của Lý Tiểu Long cùng với y học và tâm lý học hiện đại.

Năm 2018, Brucee Lee Family bắt đầu hợp tác chặt chẽ với Vitalibis, một trong những hãng bán lẻ dược phẩm chiết xuất cần sa lớn nhất Hoa Kỳ. Bà Shannon Lee còn kiêm luôn ghế chủ tịch của Bruce Lee Beverages.

Tên tuổi của Lý Tiểu Long trở thành cây hái ra tiền cho các hậu duệ thừa kế. Tuy nhiên, đây không phải là câu chuyện thành công riêng biệt và khác lạ của gia đình đại võ sư Triệt quyền đạo. Có rất nhiều doanh nhân đã khởi nghiệp thành công trong ngành công nghiệp cần sa vài năm trở lại đây.

Tất cả bắt đầu kể từ khi Uruguay tiên phong hợp pháp hóa cần sa vào năm 2013. Tiền lệ này ảnh hưởng mạnh mẽ đến quyết định của Canada (2018), 23 bang ở Hoa Kỳ, Úc, Thụy Sỹ. Sau đó, nhiều quốc gia khác bắt đầu thay đổi quan điểm theo hướng cởi mở hơn với "cây cần sung sướng".

Đến con gái của Lý Tiểu Long cũng mượn danh cha đi bán cần sa, có bí mật gì ẩn đằng sau ngành công nghiệp tỉ đô liên quan tới cây cần sung sướng? - Ảnh 1.

Shannon Lee - Lý Hương Ngưng, con gái của võ sư và diễn viên huyền thoại Lý Tiểu Long (Burce Lee), nữ kiệt ngành cần sa

Cây cần béo bở: Tăng trưởng 38%/năm, trị giá hàng chục tỉ USD

Giá trị ước đoán của ngành công nghiệp cần sa gia tăng từ 9,5 tỷ USD (năm 2017) lên 12,2 tỷ USD (năm 2018), dự kiến có thể tăng trưởng 38% trong năm 2019, đạt mốc 16,9 tỷ USD và vượt qua 33 tỷ USD khi bước sang năm 2022.

Sản phẩm chính được kinh doanh rộng khắp trong ngành công nghiệp mới mẻ này là một chiết xuất cần sa tên CBD (Cannabidiol). Chúng xuất hiện từ các cửa hàng, siêu thị cho đến trạm xăng dầu ở Mỹ. CBD được bán ở dạng dầu vape (thuốc lá điện tử), kem giảm đau, miếng thuốc dán, kẹo, thuốc con nhộng và hợp chất.

Trước đây, mọi loại tinh chất cần sa (bao gồm cả CBD) đều bị Mỹ liệt vào thuốc gây nghiện bảng 1 theo luật của liên bang năm 1970 - giống như heroin và cocain. Nhưng việc này đã chấm dứt vào năm 2018 bằng đạo luật Cải thiện Nông nghiệp (Farm Bill) .

Người tiêu dùng bắt đầu sử dụng tinh chất như CBD để giải quyệt cơn đau nhức cơ bắp, viêm khớp, động kinh và rối loạn stress sau chấn thương. Cơ hội đó thúc đẩy ngành chiết xuất CBD và THC thu hút nguồn tiền từ chuỗi sản xuất giá trị cao ở các quốc gia phát triển, bao gồm hệ thống ngân hàng, chuỗi cung ứng - bán lẻ, công nghệ AI, Big Data lẫn các quỹ đầu tư mạo hiểm.

Doanh nghiệp Canada chiếm 8 vị trí trên top 10 công ty dẫn đầu trong ngành công nghiệp cần sa năm 2019 với ba đại diện tiêu biểu là Canopy Growth (9,28 tỷ USD), Tilray (6,57 tỷ USD) và Aurora Cannabis (4,99 tỷ USD).

Phía sau các công ty này là "tiền tươi" do các tập đoàn F&B và thuốc lá đổ vào. Hãng thuốc lá Marlboro lớn nhất Hoa Kỳ vừa công bố thương vụ 1,8 tỷ USD cho 45% cổ phần của Cronos Group (thuộc top 10). Hãng bia Budweiser AB InBev S.A cũng đầu tư thăm dò 50 triệu USD cho Tilray. Trong khi đó, hãng Coca-Cola đang thương lượng đầu tư với Aurora Cannabis.


Nguồn thu thuế kếch xù, giá giảm qua từng năm

Săn lùng giấy phép kinh doanh cần sa hoặc các chiết xuất như CBD/THC là công việc vừa khó khăn vừa phụ thuộc thái độ của chính quyền sở tại với ngành công nghiệp mới. Ví dụ ở Hoa Kỳ, bang Florida chỉ cấp 10 giấy phép/20 triệu dân, trong khi bang Colorado có hơn 1.400 giấy phép/5,5 triệu dân. Chi phí trung bình cho một giấy phép khoảng từ 26 triệu USD đến 40 triệu USD.

Mặc dù chi phí ban đầu đắt đỏ nhưng nhiều quỹ đầu tư,doanh nghệp SME hoặc doanh nghiệp khởi nghiệp vẫn đua nhau theo đuổi thị trường ngách. Điển hình như công ty quản lý quỹ Poseidon của Emily Paxhia, đã đầu tư 300 triệu USD cho 25 lĩnh vực liên quan đến cần sa, từ kỹ thuật nông nghiệp cần sa đến pháp lý cho các doanh nghiệp kinh doanh cần sa, nghiên cứu biến đổi gen cần sa và phân tích dữ liệu.

Vườn cần sa được trồng càng lúc càng nhiều trên các trang trại nhà kính công nghệ cao trải dài khắp các bang ven bờ Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Quy mô mỗi trang trại ở Hoa Kỳ khoảng từ 40 đến 500 nghìn foot vuông.

Trung bình một trang trại khoảng 250 nghìn foot vuông ở Arizona, Oregon hay California sản xuất ra 50 nghìn pound hoa cần sa mỗi mùa vụ. Các trang trại rộng hàng triệu foot ở Canada cho năng suất cao hơn nhờ áp dụng sâu công nghệ nhà kính.

Nhờ công nghệ và quy mô thị trường, giá cần sa liên tục giảm qua từng năm. Một pound cần sa ở Colorado có giá từ 3.500 USD năm 2013 giảm xuống chỉ còn 1.012 USD vào năm 2018.

Giá cần sa thải (phần lá cần sa bị cắt bỏ trong lúc thu hoạch) ở Oregon từ hơn 200 USD/pound năm 2014, giảm còn dưới 50 USD trong năm 2018.

Cần sa không chỉ đem lại lợi nhuận kếch xù cho các doanh nghiệp, nó còn đóng góp đáng kể cho ngân sách chính quyền địa phương. Ví dụ, chỉ tính riêng nguồn thu từ thuế áp vào người sử dụng cần sa ở Colorado năm 2014, chính quyền bang đã thu được 500 triệu USD.

Trong tương lai, ngành cần sa đang phát triển sâu dựa trên sự đa dạng hóa sản phẩm và hàm lượng công nghiệp để gia tăng lợi nhuận khủng.


Ứng Minh

Theo Nhịp Sống Kinh Tế