Không chỉ vướng lùm xùm ở vụ Nhật Cường Mobile, Ngân hàng TMCP Quân đội từng bị doanh nghiệp "tố" quá o ép dẫn tới phá sản, khách hàng phàn nàn về dịch vụ trừ tiền trong tài khoản.
Thành lập từ năm 1994, Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank) hoạt động theo mô hình cổ phần đồng thời là một trong những ngân hàng niêm yết lớn nhất trên hệ thống hiện nay, với vốn hóa thị trường gần 2 tỷ USD.
Tuy nhiên, ngân hàng này cũng vướng không ít lùm xùm, gây xôn xao dư luận.
Khách hàng lo “mất Tết” khi sử dụng dịch vụ của MBBank
Đầu tháng 2/2019, theo thông tin trên báo Dân Sinh, không ít khách hàng của MBBank bức xúc phản ánh về việc ngân hàng này trừ tiền trong tài khoản của khách hàng sau khi khách hàng đã thực hiện đầy đủ các cú pháp (thủ tục) chuyển tiền tới số tài khoản khác. Thế nhưng sau một khoảng thời gian dài, phía người nhận vẫn... chẳng thấy tiền chuyển đến.
Khi trao đổi với phóng viên, chị N.T.H - một trong những khách hàng của MBBank rơi vào tình cảnh “dở khóc dở cười” trên cho biết: “Tôi chuyển khoản qua dịch vụ của MB Bank sang số tài khoản khác. Một phút sau đó đã thấy tin nhắn thông báo chuyển tiền thành công nhưng nhiều giờ sau tài khoản ngân hàng kia vẫn chưa nhận được tiền. Không hiểu vì lý do gì mà phía ngân hàng đã trừ tiền mà vẫn không chuyển tiền cho người thân của tôi. Công việc cuối năm thì nhiều, em tôi thì đang cần gấp số tiền đó”.
"Nạn nhân" của MBBank tố trên mạng xã hội. Ảnh: Baodansinh.)
Vướng ồn ào cùng Nhật Cường MobileSáng 9/5/2019, nhiều cảnh sát thuộc các lực lượng của Bộ Công an tiến hành khám xét trụ sở Công ty TNHH Kỹ thuật & Dịch vụ Nhật Cường (Nhật Cường Mobile) tại địa chỉ tầng 4-5-6 số 7 Trần Phú, quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
Vụ việc khiến người tiêu dùng thật sự bất ngời bởi Nhật Cường Mobile vốn được biết đến giá bán rẻ hơn so với các cửa hàng khác.Đáng chú ý, thông tin trên Nhà đầu tư cho biết, quá trình hoạt động của Nhật Cường luôn có "bóng hình" của MBBank, đặc biệt là dòng vốn tín dụng của ngân hàng này. Đồng thời, MBBank cũng là ngân hàng duy nhất luôn đồng hành cùng Nhật Cường.
Từ năm 2011, Nhật Cường và vợ chồng ông chủ là Bùi Quang Huy đã ký nhiều hợp đồng vay vốn với MBBank. Các giao dịch chủ yếu ở Chi nhánh Ba Đình. Theo đó, tài sản đảm bảo là nhiều xe sang như Bentley, LandRover, Lexus hay căn nhà rộng 694 m2 tại 151 Thuỵ Khê, Tây Hồ.
MBBank đã "đồng hành" cùng Nhật Cường mobile trong suốt 8 năm qua. Ảnh: Internet.)
Tháng 10/2017, Nhật Cường liên danh cùng Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Đông Kinh thế chấp quyền đòi nợ từ Hợp đồng kinh tế 01-2016/HĐKT/HAPI-NC-DKC ngày 26/12/2016 về việc thực hiện gói thầu số hóa tài liệu hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội của Sở Kế hoạch và Đầu tư - năm 2016 tại MBBank Ba Đình.
Tới đầu tháng 11/2018, tại MB chi nhánh Ba Đình, vợ chồng ông Huy đã thế chấp 90% vốn điều lệ của Nhật Cường có mệnh giá 34,2 tỷ đồng để vay vốn.
Sau đó, trả lời báo Hoà Nhập, MBBank cho biết: “Liên quan đến hoạt động tín dụng giữa MBBank và khách hàng Công ty TNHH TM và DV kỹ thuật Nhật Cường, việc cấp tín dụng được MBBank thực hiện đúng theo quy trình và quy định hiện hành. Khoản vay này còn được đảm bảo bởi BĐS (Bất động sản – PV), HĐTG (Hợp đồng tiền gửi – PV), phương tiện vận tải. Trong quá trình vay vốn ngân hàng khách hàng trả nợ đầy đủ, đúng hạn”.
MBBank bị doanh nghiệp "tố" quá o ép dẫn tới phá sản
Theo Dân Việt, hồi tháng 5/2019, Công ty CP tích hợp hệ thống CTS gửi văn bản cầu cứu tới toà án nhân dân quận Đống Đa, TP.Hà Nội về việc kiến nghị hỗ trợ giải quyết các vấn đề vướng mắc trong quá trình hợp tác tài chính ngân hàng và xử lý tài sản đảm bảo. Trong đó, Công ty CTS “tố” bị ngân hàng Quân đội o ép dẫn tới phá sản.
Theo đơn phản ánh, năm 2014, Công ty CTS có nhận Tổng thầu thi công lắp đặt hệ thống cơ điện cho dự án 8B Lê Trực của chủ đầu tư Công ty CP May Lê Trực thuộc Tập đoàn Kinh Đô với tổng giá trị hợp đồng khoảng 100 tỷ đồng.
Để thi công được gói thấu này, trong quá trình thực hiện ngân hàng MBBank có phát hành cho CTS bảo lãnh thực hiện hợp đồng và bảo lãnh tạm ứng đồng thời có tài trợ cho công ty vay 4,1 tỷ đồng, hình thức cho vay là sử dựng quyền đòi nợ từ dự án và các tài sản khác của doanh nghiệp. Ước tính đến thời điểm đó, theo định giá của AMC là khoảng 9 tỷ đồng.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện do công trình ở Lê Trực hiện tại vẫn chưa hoàn thành quá trình xử lý vi phạm để công trình đưa vào quá trình sử dụng.
Do vậy, nhà thầu rất khó khăn trong khâu nghiệm thu thanh toán. Tại thời điểm đó, ngân hàng Quân Đội đã dừng toàn bộ các khoản tài trợ tín dụng đã kí với nhà thầu và không đồng ý gia hạn nghĩa vụ bảo lãnh thực hiện hợp đồng và bảo lãnh tạm ứng cho dự án.
Công ty CTS cho rằng, đơn vị làm ăn rất nghiêm túc và có quá trình hợp tác 5 năm với MBB chi nhánh Điện Biên Phủ và cũng được chủ đầu tư Kinh Đô giao thêm nhiều gói thầu khác.
Tuy nhiên, đúng thời điểm khó khăn đó MBBank đã đẩy Công ty CTS vào tình thế cực kì khó khăn, hồ sơ thanh toán không nghiệm thu được vì hết hiệu lực bảo lãnh, ngân hàng không tài trợ như cam kết để thúc đẩy hoàn thiện dự án...
Tờ An ninh tiền tệ cho hay, nói về việc bị doanh nghiệp "tố" quá o ép dẫn tới phá sản, MBBank cho rằng, họ chỉ đang thực hiện đúng nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng giữa 2 bên.
Là đại diện duy nhất của Việt Nam được mời tham gia chia sẻ tại Branded Residences Forum Asia 2025, Masterise Homes đã ghi trọn dấu ấn của người dẫn đầu tại diễn đàn BĐS hàng hiệu khu vực với nhiều chia sẻ giá trị.
Masan Consumer vừa công bố kế hoạch tạm ứng cổ tức 2025 với tỷ lệ 25% (2.5000 đồng/cp). Ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền nhận cổ tức là 08/07/2025 và ngày thanh toán dự kiến vào 16/07/2025.
Không chỉ sở hữu danh mục bất động sản hàng hiệu lớn nhất Việt Nam, Masterise Homes còn tiên phong dẫn dắt xu hướng “branded residences” tại thị trường Việt. Tại Branded Residences Forum Asia 2025, đại diện Masterise Homes...
Sáng ngày 26/6/2025, cổ phiếu Tập đoàn Masan (Mã: MSN) ghi nhận mức giá 72.000 đồng/cổ phiếu vượt mốc 71.900 đồng - đỉnh giá được thiết lập trước đó vào ngày 14/3 cùng năm. Diễn biến này diễn ra trong bối cảnh thị trường chứng khoán đang phân hóa theo nhóm ngành, cho thấy những kỳ vọng nhất định của nhà đầu tư vào nội lực doanh nghiệp cũng như các yếu tố hỗ trợ từ môi trường kinh doanh.
Tiếp nối thành công của chuỗi dự án LUMIÈRE Series, nhà phát triển bất động sản hàng hiệu đẳng cấp quốc tế Masterise Homes chính thức giới thiệu LUMIÈRE Prime Hills, hứa hẹn kiến tạo những giá trị sống quốc tế tại khu vực Đông Bắc Hà Nội – nơi đang trở thành tâm điểm phát triển đô thị sôi động của Thủ đô.
Với nhiều khách Việt, VF 6 - mẫu xe gầm cao cỡ B của VinFast đem đến cảm giác an toàn, thú vị sau tay lái và chi phí sử dụng rẻ hơn nhiều so với xe xăng.
Bên cạnh nền tảng tiêu dùng – bán lẻ giữ đà tăng trưởng tích cực, một điểm đáng chú ý trong quý II/2025 của Masan (Mã chứng khoán: MSN) là mảng khoáng sản. Mảng không cốt lõi này từng là gánh nặng tài chính đã chuyển mình tích cực, thoát lỗ nhờ giá đầu ra tăng mạnh giữa bối cảnh thương mại toàn cầu có nhiều biến động.
Tiếp tục khẳng định vị thế nhà phát triển bất động sản hàng hiệu đẳng cấp quốc tế, Masterise Homes sẽ tham dự Branded Residences Forum Asia 2025, diễn đàn uy tín hàng đầu khu vực dành riêng cho lĩnh...
Sau nhiều lần đổi chủ, dự án The Summit Building tại Tp. Đà Nẵng đã đi vào hoạt động. Nhưng Chủ đầu tư đang bị kiện phá sản do không thanh toán các khoản nợ đến hạn cho nhà thầu xây dựng.