Sinh nhật 10 tuổi Winmart

Đỉnh cao lừa đảo bất động sản: Đóng giả làm cháu tướng quân, chỉ một câu “thần chú” đã có thể bán cầu Brooklyn, Bảo tàng nghệ thuật và cả Tượng Nữ thần Tự

23/09/2019 19:55

George C. Parker là một trong những tên lừa đảo khét tiếng bậc nhất trong lịch sử Hoa Kỳ với nhưng thương vụ bán bất động sản của mình.

Những ngày gần đây, vụ lừa đảo bất động sản của Tập đoàn địa ốc Alibaba do Chủ tịch Nguyễn Thái Luyện cầm đầu đang khiến dư luận xôn xao và bất bình. Những dự án "ma" này chiếm đoạt đến 2.5000 tỉ đồng của khách hàng.

Lịch sử thế giới cũng đã chứng kiến vô vàn những vụ lừa đảo trong lĩnh vực này, với quy mô, giá trị đến cách thức thực hiện không tưởng. Trong đó, không thể không nhắc đến phi vụ điên rồ rất lịch sử nước Mỹ, xảy ra vào những năm 1880.

"Nếu bạn tin điều đó, tôi có một cây cầu để bán?"

Chủ nhân của câu nói huyền thoại này là George C. Parker. Ông sinh năm 1860 tại thành phố NewYork trong một gia đình có bảy anh chị em, cha mẹ là người Ireland.

Năm 1883, cây cầu Brooklyn trị giá 15,5 triệu USD (khoảng 400 triệu USD ở thời điểm hiện tại), nối Brooklyn với Manhattan vừa được khánh thành, cũng là lúc những nghệ sĩ lừa đảo biết thời điểm đã chín muồi. Xuất sắc nhất trong số đó, không ai khác ngoài Parker.

Đỉnh cao lừa đảo bất động sản: Đóng giả làm cháu tướng quân, chỉ một câu “thần chú” đã có thể bán cầu Brooklyn, Bảo tàng nghệ thuật và cả Tượng Nữ thần Tự - Ảnh 1.

George C. Parker

Đối tượng mục tiêu của Parker là nhóm người nhập cư mới, các vị khách du lịch luôn sẵn có nhiều tiền mặt trong tay, để bán những công trình mang tính biểu tượng và thu về từ 75 đến hàng nghìn USD.

Parker trả tiền cho những người quản lý tàu để mua thông tin của các gia đình giàu có, chi tiêu lớn và có thể có nhu cầu đầu tư bất động sản, sau đó tấn công họ bằng một kế hoạch làm giàu nhanh chóng.

Hắn cũng thành lập văn phòng "ma", giả mạo danh tính cùng tài liệu pháp lý, thuyết phục "con mồi" rằng họ sẽ sở hữu một công trình và có thể xây dựng các trạm thu phí để hoàn vốn, kiếm lời.

Đỉnh cao lừa đảo bất động sản: Đóng giả làm cháu tướng quân, chỉ một câu “thần chú” đã có thể bán cầu Brooklyn, Bảo tàng nghệ thuật và cả Tượng Nữ thần Tự - Ảnh 2.

Cầu Brooklyn được khánh thành vào năm 1883.

Đáng nói là Parker bán cầu Brooklyn hai lần mỗi tuần, trong nhiều năm. Và lần nào, hắn cũng sử dụng cầu "thần chú" quen thuộc: "Nếu bạn tin điều đó, tôi có một cây cầu để bán cho bạn?" để thuyết phục đối tượng.

Rất nhiều người đã rơi vào bẫy, sẵn sàng trả cho hắn đến 50.000 USD và chỉ biết mình đã bị lừa khi cảnh sát New York đến ngăn chặn họ dựng những trạm thu phí ở giữa cây cầu. Đương nhiên, các nhà đầu tư không thể gặp lại Parker thêm một lần nào nữa.

Không chỉ cầu, Parker có nhiều thứ để bán!

Những vụ lừa đảo không chỉ dừng lại ở cây cầu Brooklyn. Hàng loạt các bất động sản khác được Parker rao bán bao gồm Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, Tượng Nữ thần Tự do, Vườn Madison Square và cả Lăng mộ của Grant.

Parker thậm chí tuyên bố mình là cháu nội của tướng quân Grant. Lần này, hắn đưa ra lý do: "Tôi chỉ xây dựng nhưng không muốn sở hữu nó."

Công cuộc lừa đảo của Parker thành công trong vòng 40 năm, đến trước ngày 17 tháng 12 năm 1928.

Đỉnh cao lừa đảo bất động sản: Đóng giả làm cháu tướng quân, chỉ một câu “thần chú” đã có thể bán cầu Brooklyn, Bảo tàng nghệ thuật và cả Tượng Nữ thần Tự - Ảnh 3.

Sau một lần bị bắt, khoảng năm 1908, hắn đã thoát khỏi tòa án bằng cách bình tĩnh bước ra ngoài, sau khi nhanh tay ăn trộm rồi khoác lên mình mũ và áo của vị cảnh sát trưởng vừa mới cởi ra.

Hai lần trốn tù thành công, đến ngày 17 tháng 12 năm 1928, Parker bị kết án tù chung thân tại Nhà tù Sing Sing. Phía sau song sắt, nhiều lính canh và tù nhân khác luôn thích thú khi hắn kể lại những chiến tích của mình. Tên tội phạm đã trải qua tám năm bị giam cầm trước khi chết.

Parker được ghi nhận là một trong những kẻ lừa đảo thành công nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, tên tuổi gắn liền với câu "thần chú" quen thuộc.

Ngoài George C. Parker, nhiều vụ lừa bán những công trình lớn khác cũng xảy ra. Ở Pháp, tháp Eiffel cũng đã từng bị rao bán trái phép. Tại Ấn Độ, một tên tội phạm bậc thầy đã sử dụng nhiều cách cải trang, giả mạo và hơn 50 bí danh để bán các công trình như Taj Mahal, Pháo đài Đỏ và Tòa nhà Quốc hội Ấn Độ.

theo Tổng hợp