Vân Anh mong muốn truyê n cảm hứng nhiê u hơn nữa cho phụ nữ Việt Nam va trong khu vực châu Á sống trọn vẹn hơn trong tư ng khoảnh khắc của cuộc sống. Đừng nghĩ rằng những việc thuộc về đàn ông thì phụ nữ không làm được.
Sau hơn 7 năm sinh sống, học tập và làm việc tại nước ngoài với rất nhiều cơ hội phát triển bản thân và sự nghiệp, Vân Anh đã quyết định quay trở về Việt Nam. Hiện cô là Chủ tịch & Giám đốc điều hành FG Holding Group; Người sáng lập & CEO Quỹ đầu tư F’enhance để đầu tư vào công nghệ cao và là nhà hoạt động tích cực của tổ chức “Phụ nữ trong công nghệ”. Vân Anh là diễn giả cho nhiều cuộc thi khởi nghiệp, các cuộc hội đàm của Chính phủ tại Việt Nam, Singapore và Úc. Tự nhận mình là một người chuẩn “man” bởi rất quyết liệt trong từng công việc, quyết đoán và thậm chí đôi lúc “lạnh lùng”, cô không bao giờ bỏ cuộc với những gì mình đã đặt mục tiêu cũng như thích những thử thách trong từng giai đoạn cuộc sống.
LÀ TIẾN SĨ NGOẠI GIAO NHƯNG VÂN ANH LẠI HOẠT ĐỘNG CHÍNH Ở LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ CAO, LÝ DO LÀ GÌ VẬY?
Như hoạch định của bản thân khi 12 tuổi, tôi mong muốn trở thành nhà ngoại giao, công việc đầu tiên của tôi cũng liên quan đến ngoại giao. Sau đó, tôi chuyển sang làm truyền thông cho một tập đoàn của Mỹ, chuyên về kênh tài chính. Những gì tôi học được từ ngoại giao và tài chính cũng như hoạt động trong cộng đồng khởi nghiệp tại Úc, Singapore và Mỹ là bước đệm tốt để tôi có cái nhìn bao quát những vấn đề trong kinh doanh và cuộc sống. Công nghệ tương lai như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, robot vào các lĩnh vực sức khỏe, không gian, tự động hóa… luôn cuốn hút tôi. Và tôi đã sáng lập ra quỹ đầu tư F’enhance Venture để đầu tư vào những công nghệ này, đồng thời mở rộng mạng lưới F’enhance ra toàn câ u để tìm kiếm những nhà sáng lập với tham vọng lớn và giải quyết những vấn đề khó trong xã hội.
CÓ CÔNG VIỆC TỐT, MỨC THU NHẬP TỐT, CƠ HỘI PHÁT TRIỂN TẠI MÔI TRƯỜNG QUỐC TẾ NHƯNG BẠN VẪN QUYẾT ĐỊNH TRỞ VỀ VIỆT NAM?
Như một lời hứa với bản thân khi tôi rời Việt Nam đi du học, việc trở về lại đất nước không phải điều gì đó quá nặng nề. Tôi nghĩ đó không phải là một trách nhiệm lớn lao gì cả mà đó là trách nhiệm của bản thân. Khi được tiếp nhận những tinh hoa của những nền giáo dục tiên tiến, tôi muốn mang một phần nhỏ kiến thức và kinh nghiệm ấy về nơi mà tôi đã được sinh ra để làm cho cộng đồng khởi nghiệp và công nghệ của Việt Nam tốt hơn.
Trở về Việt Nam sau nhiều năm, ban đầu cũng có những điều tôi chưa quen như cách làm việc và quan điểm sống. Tôi nghĩ điều cốt lõi nhất nằm ở chính tư duy. Ví dụ, một vấn đề được đưa ra trong cuộc họp, chúng ta cần có những tư duy phản biện, tư duy phân tích vấn đề và tìm ra nhiều hướng giải quyết, chứ không phải sếp lúc nào cũng đúng. Sự khác biệt chắc chắn sẽ rất nhiều vì ở mỗi quốc gia có những phong cách làm việc khác nhau, quan trọng nhất là học cách thích ứng trong từng môi trường như thế nào và chọn lọc những điều thú vị để học hỏi thêm.
CÓ LÚC NÀO BẠN NẢN VÀ BĂN KHOĂN VỀ QUYẾT ĐỊNH QUAY TRỞ VỀ NƯỚC CỦA MÌNH KHÔNG?
Khi đã quyết định điều gì lớn, tôi thường không băn khoăn về quyết định đó. Và trong từ điển sống của bản thân mình, tôi không cho phép bản thân mình “nản chí”. Cho đến giờ, tôi thực sự cảm thấy rất thoải mái với việc trở về Việt Nam. Một nơi cho tôi rất nhiều bài học, từ bài học trong kinh doanh cho đến những bài học trong các mối quan hệ. Một nơi cho tôi rất nhiều màu sắc trong cuộc sống và giúp tôi trưởng thành so với cái tuổi 29 của mình rất nhiều.
NHỮNG TRĂN TRỞ CỦA BẠN, NHỮNG ĐIỀU ĐANG LÀM VÀ MUỐN LÀM NHIỀU HƠN ĐỂ ĐÓNG GÓP PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHỆ?
Việc phát triển và ứng dụng công nghệ cao trong nền sản xuất của mỗi nước đều chiếm vị trí quan trọng. Nhiều nước đã có chiến lược phát triển các ngành, lĩnh vực mũi nhọn có ứng dụng công nghệ cao. Trung Quốc và Israel là các ví dụ điển hình cho chiến lược đầu tư phát triển các ngành công nghệ cao ở những nước đang phát triển. Israel, trong vòng 20 năm trở lại đây đã trở thành một thế lực công nghệ cao hùng mạnh trên thế giới, chuyển đổi căn bản từ một nước của hợp tác xã nông nghiệp thành một trung tâm công nghệ hiện đại. Mỗi năm, đất nước này có tới hàng nghìn hãng công nghệ mới ra đời, thu hút một lượng lớn những người lao động có trình độ và chất lượng cao, có tác động mạnh đến mức độ đầu tư và phát triển của đất nước. Điều tôi trăn trở đó chính là một môi trường ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao để hấp thu các giá trị công nghệ lâu nay chưa có chiến lược dài hạn. Các doanh nghiệp còn yếu và thiếu kinh nghiệm tổ chức các dịch vụ cần thiết cho các nhà đầu tư công nghệ cao.
Bên cạnh đó việc nghiên cứu và phát triển cho ngành công nghệ cao tốn nhiều thời gian và tiền bạc là một trong những cản trở cho các start-up tại Việt Nam. Chính vì vậy hệ sinh thái toàn cầu F’enhance gồm các chương trình hỗ trợ tập trung vào các lĩnh vực khác nhau ở mỗi quốc gia, quỹ đầu tư và cộng đồng F’enhance ở mỗi quốc gia giúp trao đổi các nguồn tài nguyên và công nghệ giữa các thành phố công nghệ trọng điểm để giúp tạo ra nhiều hơn nữa các start-up trong lĩnh vực này. Từ trước đến giờ mọi người thường mang những hệ sinh thái của nước ngoài về Việt Nam, nhưng mục tiêu lớn nhất của tôi là mang một hệ sinh thái thương hiệu Việt đi ra thế giới trong lĩnh vực công nghệ cao.
CHÚC MỪNG VÂN ANH VỚI TIN VUI CHIẾN THẮNG GIẢI THƯỞNG STEVIE AWARDS – WOMEN IN BUSINESS, HẠNG MỤC NỮ DOANH NHÂN TRẺ XUẤT SẮC CỦA NĂM. MONG MUỐN CỦA BẠN KHI THAM GIA GIẢI THƯỞNG NÀY LÀ GÌ?
Tôi có hai mong muốn khi tham gia giải thưởng na y. Thứ nhất, tôi mong muốn đem hi nh ảnh một doanh nhân trẻ Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ đến gâ n hơn với cộng đô ng quốc tế. Thứ hai, tôi mong muốn truyê n cảm hứng nhiê u hơn nữa cho các bạn nữ tại Việt Nam va trong khu vực châu Á sống trọn vẹn hơn trong tư ng khoảnh khắc của cuộc sống. Đư ng nghĩ ră ng những việc chỉ thuộc vê đa n ông thi phụ nữ không la m được.
CẢM ƠN VÂN ANH VÀ CHÚC BẠN LUÔN NHIỀU NĂNG LƯỢNG ĐỂ ĐÓNG GÓP CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH CÔNG NGHỆ!
Bài: Ngọc Anh
Ảnh: Trọng Đức
Nguồn: Tạp chí Phái đẹp ELLE