Sinh nhật 10 tuổi Winmart

Đồng Nai "chốt" phương án xây cầu Cát Lái nối Nhơn Trạch và TP.HCM, bức tranh thị trường bất động sản thay đổi chóng mặt

03/09/2019 13:53

Dự án xây dựng cầu thay thế cho phà Cát Lái được Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung vào Quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 vào tháng 5/2017 theo đề nghị của Bộ Giao thông - vận tải (GTVT).

Thủ tướng Chính phủ vừa đồng ý giao UBND tỉnh Đồng Nai là cơ quan nhà nước có thẩm quyền triển khai thực hiện dự án cầu thay thế phà Cát Lái trên cơ sở thống nhất của UBND tỉnh Đồng Nai với UBND TP.HCM về hình thức đầu tư và phương án triển khai thực hiện các hạng mục công trình.

Thủ tướng giao UBND tỉnh Đồng Nai phối hợp với UBND TP.HCM triển khai dự án theo đúng quy định hiện hành. Được biết, lưu lượng xe ra vào cảng Cát Lái hiện vượt gần gấp đôi năng lực của các tuyến đường xung quanh. Khu vực này hiện có cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, nối TP.HCM với Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Tuy nhiên, tuyến cao tốc này đang chịu áp lực giao thông rất lớn và lại chỉ dành cho ôtô lưu thông. Vì vậy, nhu cầu đi lại, kết nối giữa quận 2, TP.HCM với Đồng Nai cùng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, phụ thuộc nhiều vào phà Cát Lái. Nhưng lưu lượng xe qua phà cũng quá tải. Tình trạng trên khiến kẹt xe cục bộ thường xuyên xảy ra ở cả 2 đầu phà. Dự án sân bay quốc tế Long Thành sắp được thực hiện nhưng khu vực phà Cát Lái không bắt kịp tốc độ phát triển.

Ngoài ra, việc xây cầu Cát Lái kết nối Đồng Nai – TP.HCM còn giúp năng lực vận tải từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến cả các tỉnh miền Tây tăng mạnh. Cầu Cát Lái được mong chờ giải quyết vấn đề tắc nghẽn giao thông tại khu vực cửa ngõ phía đông TP.HCM.

Đồng Nai chốt phương án xây cầu Cát Lái nối Nhơn Trạch và TP.HCM, bức tranh thị trường bất động sản thay đổi chóng mặt - Ảnh 2.
Đồng Nai chốt phương án xây cầu Cát Lái nối Nhơn Trạch và TP.HCM, bức tranh thị trường bất động sản thay đổi chóng mặt - Ảnh 3.

Phá Cát Lái phía bờ Nhơn Trạch, Đồng Nai

Phà Cát Lái phía bờ quận 2, TP.HCM

Đồng Nai chốt phương án xây cầu Cát Lái nối Nhơn Trạch và TP.HCM, bức tranh thị trường bất động sản thay đổi chóng mặt - Ảnh 5.

Hiện mỗi ngày có khoảng 50 ngàn lượt người qua lại bằng phà Cát Lái. Vào những ngày lễ tết, lượng khách có thể lên đến trên 100 ngàn lượt người/ngày, khi đó khu vực này trở nên quá tải vào giờ cao điểm

Trong khi đó UBND tỉnh Đồng Nai cho rằng thời gian qua, thành phố mới Nhơn Trạch chưa phát triển như quy hoạch được do thiếu hạ tầng giao thông kết nối, đặc biệt là các tuyến cầu đường kết nối với TP.HCM qua sông Đồng Nai.

Hiện nay, các loại phương tiện lưu thông trực tiếp vào trung tâm đô thị mới Nhơn Trạch qua phà Cát Lái tăng cao, thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông, nhất là vào giờ cao điểm hoặc các ngày cuối tuần, các dịp lễ, tết. Tình trạng này khiến người dân, doanh nghiệp mất rất nhiều thời gian, chi phí.

Do đó, theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Vĩnh, việc triển khai sớm dự án cầu Cát Lái sẽ giải quyết tốt việc kết nối giao thông. "Đây là dự án quan trọng trong việc kết nối giao thông giữa Đồng Nai - TP.HCM và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; đồng thời kết nối giao thông với dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Trước đó, ngày 9/5/2017, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản chấp thuận bổ sung Quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 theo đề nghị của Bộ GTVT. Trong đó, đồng ý xây cầu thay thế phà Cát Lái, vị trí tại quận 2, TP.HCM và huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai vượt sông Đồng Nai.

Đến tháng 8/2018, UBND tỉnh Đồng Nai đã làm việc với Sở GTVT TP.HCM và đề xuất để Đồng Nai chủ trì, tổ chức mời các nhà đầu tư xây dựng cầu Cát Lái thay UBND TP.HCM để dự án sớm được triển khai.

Tuy nhiên, do đây là dự án có tổng mức đầu tư lên đến gần 7.200 tỷ đồng, việc triển khai theo hình thức xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) cho toàn bộ dự án sẽ không khả thi nên UBND tỉnh Đồng Nai đã kiến nghị tách dự án xây dựng cầu Cát Lái ra làm 3 dự án thành phần.

Đồng Nai chốt phương án xây cầu Cát Lái nối Nhơn Trạch và TP.HCM, bức tranh thị trường bất động sản thay đổi chóng mặt - Ảnh 7.
Đồng Nai chốt phương án xây cầu Cát Lái nối Nhơn Trạch và TP.HCM, bức tranh thị trường bất động sản thay đổi chóng mặt - Ảnh 8.
Đồng Nai chốt phương án xây cầu Cát Lái nối Nhơn Trạch và TP.HCM, bức tranh thị trường bất động sản thay đổi chóng mặt - Ảnh 10.

Từ nhu cầu thực tế, cách đây hơn 1 năm, UBND TP.HCM đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho bổ sung quy hoạch xây dựng cầu Cát Lái để thay thế phà hiện nay. Kiến nghị đó cũng vừa được Thủ tướng chấp thuận.

Theo Sở GTVT tỉnh Đồng Nai, căn cứ đề xuất ban đầu của tỉnh, dự án cầu Cát Lái tách ra làm 3 dự án thành phần gồm: phần đường dẫn phía TP.HCM dài 623m, quy mô mặt cắt ngang rộng 60m sẽ kiến nghị Chính phủ giao UBND TP.HCM là cơ quan nhà nước có thẩm quyền triển khai thực hiện theo hình thức đầu tư hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT); phần đường dẫn phía tỉnh Đồng Nai dài 263m, rộng 56m sẽ do UBND tỉnh Đồng Nai triển khai thực hiện theo hình thức BT; phần cầu chính sẽ do UBND tỉnh Đồng Nai là cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo hình thức BOT.

Đối với phần cầu chính, trong quá trình nghiên cứu, nếu việc triển khai thực hiện theo hình thức BOT không khả thi sẽ nghiên cứu triển khai theo phương án BOT kết hợp BT, quỹ đất đối với phần BT này sẽ nghiên cứu sử dụng quỹ đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Thời gian tới, Sở GTVT sẽ tham mưu cho UBND tỉnh lựa chọn phương án đầu tư phù hợp và sẽco6ng bố rộng rãi trên các phương tiện truyền thông.

Đồng Nai chốt phương án xây cầu Cát Lái nối Nhơn Trạch và TP.HCM, bức tranh thị trường bất động sản thay đổi chóng mặt - Ảnh 13.
Đồng Nai chốt phương án xây cầu Cát Lái nối Nhơn Trạch và TP.HCM, bức tranh thị trường bất động sản thay đổi chóng mặt - Ảnh 14.

Tuyến đường từ Cát Lái nối với quốc lộ 51 khá quan trọng, bởi đó là tuyến đường đi lại của nhiều người dân ở 2 huyện Long Thành, Nhơn Trạch cũng như người dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đi lại TP.HCM và ngược lại. Vì vậy, khi có cầu thay thế cho phà, lưu thông sẽ thuận lợi hơn nhiều

Đồng Nai chốt phương án xây cầu Cát Lái nối Nhơn Trạch và TP.HCM, bức tranh thị trường bất động sản thay đổi chóng mặt - Ảnh 15.

Ông Trần Lệnh Phú, Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư xây dựng 194 (TP.HCM) cho biết dự án xây dựng cầu Cát Lái là dự án mà doanh nghiệp đã cùng các nhà tư vấn trong và ngoài nước khảo sát và đưa ra các phương án đầu tư. "Bản thân tôi đến nay vẫn rất tâm huyết với công trình này, sẽ xin tham gia đấu thầu dự án và làm hết mình", ông Phú nói.

Cũng theo ông Phú, việc Thủ tướng đồng ý bổ sung cầu Cát Lái vào quy hoạch phát triển giao thông cùng với sự đóng góp của các bộ, ngành đã cho thấy cây cầu này được đánh giá là rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội cho cả vùng Đông Nam bộ chứ không chỉ riêng cho TP.HCM hay Đồng Nai.

Tại buổi làm việc với UBND tỉnh vừa qua, Sở Giao thông - vận tải TP.HCM cũng cho biết dự án này cũng có nhiều nhà đầu tư quan tâm, do đó Sở sẽ chuyển danh sách những nhà đầu tư này cho tỉnh Đồng Nai để thuận tiện trong việc mời gọi.

Bên cạnh đó, khi có nhiều nhà đầu tư thì dự án sẽ đa dạng phương án thực hiện và có tính khả thi cao. Quan điểm của tỉnh Đồng Nai hiện nay là để cho các nhà đầu tư tự đề xuất phương án của riêng mình. Theo lãnh đạo tỉnh, dự án được thực hiện càng sớm càng tốt, bởi đây sẽ là điều kiện tốt cho phát triển kinh tế. Chính vì vậy, để triển khai dự án nhanh rất cần những phương án có tính khả thi cao.

Đồng Nai chốt phương án xây cầu Cát Lái nối Nhơn Trạch và TP.HCM, bức tranh thị trường bất động sản thay đổi chóng mặt - Ảnh 17.

Xuôi theo dòng sông Đồng Nai về phía hạ lưu, chúng tôi đến xã Phú Hữu (huyện Nhơn Trạch), nơi người dân 2 bên bờ (xã Phú Hữu và quận 2, TP.HCM) đều đang trông ngóng ngày đêm về sự ra đời của cây cầu Cát Lái. Cầu hình thành sẽ thay thế phà giúp việc đi lại thuận tiện, cho ước mơ về một TP.Nhơn Trạch sớm thành hình, giảm bớt kẹt xe ở cảng Cát Lái (quận 2) và cũng tạo thêm động lực cho phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Đông Nam bộ

Hơn 15 năm trước, Nhơn Trạch từng được kỳ vọng sẽ là một thành phố mới phát triển nhanh chóng, là vệ tinh đắt giá của TP.HCM, một "Đông Sài Gòn" sầm uất. Song vì nhiều lý do, quy hoạch và phát triển đô thị Nhơn Trạch hơn 15 năm qua vẫn giậm chân tại chỗ, đến độ hiện nay nhiều người trong giới đầu cơ bất động sản vẫn gọi Nhơn Trạch bằng những lời lẽ không mấy thiện cảm như "thành phố ma" hay "cú lừa lớn của thập niên"…

Theo nhiều chuyên gia trong ngành, Nhơn Trạch vẫn được đánh giá là một vùng đất rất nhiều tiềm năng phát triển. Vị trí địa lý là trung tâm kết nối giữa TP.HCM - Đồng Nai - Vũng Tàu và Long An, cho thấy chỉ cần phát triển hạ tầng giao thông đúng mức, Nhơn Trạch sẽ phát triển nhanh.

Đồng Nai chốt phương án xây cầu Cát Lái nối Nhơn Trạch và TP.HCM, bức tranh thị trường bất động sản thay đổi chóng mặt - Ảnh 18.
Đồng Nai chốt phương án xây cầu Cát Lái nối Nhơn Trạch và TP.HCM, bức tranh thị trường bất động sản thay đổi chóng mặt - Ảnh 20.
Đồng Nai chốt phương án xây cầu Cát Lái nối Nhơn Trạch và TP.HCM, bức tranh thị trường bất động sản thay đổi chóng mặt - Ảnh 21.
Đồng Nai chốt phương án xây cầu Cát Lái nối Nhơn Trạch và TP.HCM, bức tranh thị trường bất động sản thay đổi chóng mặt - Ảnh 22.

Hàng loạt dự án BĐS đang "ăn theo" cầu Cát Lái và sân bay Long Thành được rao bán dọc các tuyến đường ngay trung tâm TP. Nhơn Trạch

Thời gian qua, một điểm nhấn rất lớn là dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành được thông qua và hiện đang bắt tay vào thực hiện giai đoạn đầu cũng đem đến cho Nhơn Trạch thêm nhiều lợi thế cho tương lai. Một số dự án cầu, đường lớn của Trung ương và TP.HCM cũng nhằm tăng kết nối giữa Nhơn Trạch với các vùng khác như: dự án cầu đường quận 9 (nối quận 9 và Nhơn Trạch); dự án cầu Cát Lái (thay cho phà Cát Lái trong tương lai); đường cao tốc Bến Lức - Long Thành (có đi qua Nhơn Trạch)…

TP.HCM cũng đang thể hiện tầm quan trọng trong việc kết nối bản thân thành phố với Nhơn Trạch tương lai khi liên tục phê duyệt các dự án nâng cấp và mở rộng đường và các nút giao thông dẫn từ quận 2 và quận 9.

Như vậy, tiềm năng phát triển của Nhơn Trạch là có thật và tiềm năng này cần được "nâng đỡ" bởi những dự án giao thông lớn, từ sân bay, cảng biển đến đường cao tốc như Chính phủ và các địa phương đã và đang làm, chứ không phải bằng những tính toán nhỏ lẻ thông qua phát triển các khu đô thị hay dự án dân cư nội bộ như trước.

Theo tìm hiểu, kể từ sau buổi làm việc vào cuối tháng 4/2019 giữa lãnh đạo tỉnh Đồng Nai và TP.HCM để bàn về việc triển khai dự án cầu Cát Lái thì đất tại huyện Nhơn Trạch lại "sốt". Giá đất tăng nhiều ở khu vực xã Phú Hữu, Đại Phước, Phú Đông, Phú Thạnh, Phú Hội... Đặc biệt, với thông tin Thủ tướng vừa giao cho Đồng Nai đừng ra làm nhà đầu tư dự án này, thị trường BĐS Nhơn Trạch, Quận 2 của TP.HCM được "hâm nóng" trở lại. Dọc các tuyến đường bên trong thành phố mới Nhơn Trạch, cò đất xếp thành hàng dài chào mời khách hàng, băng rôn quảng bá hàng loạt dự án cũng treo đủ màu sắc...

Đồng Nai chốt phương án xây cầu Cát Lái nối Nhơn Trạch và TP.HCM, bức tranh thị trường bất động sản thay đổi chóng mặt - Ảnh 24.

Theo dự báo của các chuyên gia giao thông, khi liên tỉnh lộ 25B hoàn thành, tình trạng quá tải của phà Cát Lái sẽ trầm trọng hơn. Trước thực trạng này, mới đây, UBND TP.HCM đã chấp thuận chủ trương nâng cấp mở rộng bến phà Cát Lái bằng nguồn vốn ngân sách trong khi chờ đợi việc xây cầu

Đón "gió" theo dự án, nhiều nhà đầu tư TP.HCM, Đồng Nai và các tỉnh lân cận đã đến tìm mua đất ở huyện Nhơn Trạch, đợi giá tiếp tục tăng lên sẽ bán ra để chốt lời. Do đó, giá đất thổ cư, đất nông nghiệp khu vực này đang được đẩy lên cao ngất ngưởng, đặc biệt những xã gần phà Cát Lái.

Khảo sát tại các tuyến đường lớn thuộc xã Phú Hữu, Đại Phước, Phú Đông... cho thấy, giá đất thổ cư đang được rao bán từ 20-30 triệu đồng/m2, đất sâu bên trong các hẻm dao động 10-20 triệu đồng/m2. Đất nông nghiệp tùy từng khu vực giá từ 1,5-2,5 tỷ đồng/1 ngàn m2.

Bà Nguyễn Ngọc Thư (xã Phú Hữu) cho biết: "Lúc trước, đất thổ cư mặt tiền đường lớn của xã Phú Hữu chỉ khoảng 20 triệu  đồng/m2, nhưng hiện tăng lên 30 triệu đồng/m2. Nhà nào có đất rao bán là có người đến mua ngay. Gia đình tôi có miếng đất khoảng 100m2 gần phà Cát Lái được "cò" đất vào trả 3 tỷ đồng".

Đồng Nai chốt phương án xây cầu Cát Lái nối Nhơn Trạch và TP.HCM, bức tranh thị trường bất động sản thay đổi chóng mặt - Ảnh 26.
Đồng Nai chốt phương án xây cầu Cát Lái nối Nhơn Trạch và TP.HCM, bức tranh thị trường bất động sản thay đổi chóng mặt - Ảnh 27.
Đồng Nai chốt phương án xây cầu Cát Lái nối Nhơn Trạch và TP.HCM, bức tranh thị trường bất động sản thay đổi chóng mặt - Ảnh 28.

Nếu cầu Cát Lái được xây dựng sẽ tạo điều kiện tốt cho các xã Phú Hữu, Đại Phước và Phú Đông của huyện phát triển. Tại các huyện này, một số dự án đang thu hút đầu tư như đường liên cảng để phát triển cụm cảng biển nhóm 5. Theo quy hoạch, tuyến đường liên cảng có chiều dài gần 15km, đi qua các xã: Đại Phước, Phú Hữu, Phú Đông, Phước Khánh và Vĩnh Thanh

Ngoài đất thổ cư, đất nông nghiệp cũng được nhiều nhà đầu tư săn mua với giá rất cao. Dọc các tuyến đường lớn của huyện Nhơn Trạch nhan nhản bảng hiệu mua bán đất. Khoảng 1 tháng trước đất nông nghiệp được bán với giá khoảng 0,8-1 tỷ đồng/sào, nhưng hơn 10 ngày nay đã tăng lên 1,1-1,5 tỷ đồng/sào. Theo một số "cò" đất ở Nhơn Trạch, đất nông nghiệp được mua đi bán lại nhiều nhất. Nếu thửa đất không bị quy hoạch làm dự án, giá thường cao gấp 1,5-2 lần so với đất bị quy hoạch dự án.

Minh Tú
Hương Xuân
Theo trí thức trẻ.