Frank Augustus Seiberling (1859 –1955) là một nhà phát minh và nhà sáng nghiệp người Mỹ, nổi tiếng với việc sáng lập nên công ty cao su và lốp xe Goodyear vào năm 1898 và công ty cao su Seiberling vào năm 1921.
Seiberling sinh ngày 6/10/1859 tại một ngôi làng nhỏ ở Western Star, Ohio. Gia đình ông hai lần chuyển nhà, lần đầu tới Doylestown, Ohio và lần thứ hai tới Akron. Seiberling có 8 anh chị em.
Năm 16 tuổi Seiberling vào đại học Heidelberg ở Tiffin, Ohio. Sau hai năm, ông ra trường về làm việc cho cha mình- người đã sáng lập ra Empire Mower Works –Xưởng làm việc của những người thợ cắt cỏ, thợ gặt, cũng là nơi sản xuất các loại máy móc thiết bị phục vụ cho nông nghiệp.
Vài năm sau, khi người cha có được vị trí quản lý trong ngành đường ray xe điện đường phố thị trấn Akron, Seiberling và em trai Charles được giao cho phụ trách hạng mục hệ thống sức kéo. Hai người đã vận hành thành công tuyến đường ray điện đầu tiên ở Akron. Tuy nhiên, công việc này không hấp dẫn Seiberling như nó đã làm với cha ông. Vì vậy, năm 1884, ông trở lại Công ty J.F.Seiberling với vị trí thư kí kiêm thủ quỹ.
12.10.1987, Seiberling làm lễ cưới với Gertrude Penfield tại nhà cô dâu ở Willoughby, Ohio. Hai người đã có 7 đứa con, một trong số đó mất vì bệnh phổi bẩm sinh.
Cuộc khủng hoảng kinh tế những năm 1890 khiến cho nhiều doanh nghiệp bị phá sản, trong đó có doanh nghiệp của cha ông. Và một điều có thể dự đoán trước, Seiberling thành người thất nghiệp từ đó.
Qua lời môi giới ở Chicago, Seiberling biết một nhà máy giấy bồi rơm ở phía Đông Akron đang giao bán. Tài sản giao bán là hai tòa nhà tồi tàn đối diện nhau qua con sông Little Cuyahoga, một nhà máy năng lượng nhỏ và 7 mẫu đât. Tổng giá đưa ra ban đầu là 40,000$. Gần như ngay lập tức, Seiberling yêu cầu mua toàn bộ tài sản với giá 13,500$ và được chấp nhận. Ông thỏa thuận trả 3,500$/năm trong 4 năm liên tiếp.
Đêm đó, Seiberling trở lại Akron cùng với số tài sản bất ngờ mua được. Trong người không có một chút tiền nhưng ông không hề vơi quyết tâm. Buổi sáng hôm sau, ông vay người anh rể Lucius C.Miles 3500$ để thanh toán hợp đồng và chỉ trong vài ngày, ông nhanh chóng đặt tên công ty và xuất bán cổ phiếu trên cơ sở xác định lĩnh vực kinh doanh chuyên sâu- đó chính là lĩnh vực cao su.
Thành lập vào ngày 29/8/1898 với vốn ban đầu 100.000$, công ty được đặt tên theo Charles Goodyear, nhà phát minh nghèo đã phát hiện ra quá trình lưu hóa cao su. Nhà máy đi vào hoạt động từ tháng 11/1898 sau khi nâng cấp các tòa nhà cũ và trang bị những máy móc cần thiết cho sản xuất. Sản phẩm đầu tiên của Goodyear là những quân cờ Poker, tấm lót móng ngựa, lốp xe đạp và xe kéo.
Trong quá trình đi tìm hình ảnh đại diện cho thương hiệu, Seiberling chợt để ý tới bức tượng Mercury- sứ giả các vị thần La Mã cổ đại ở cầu thang nhà mình. Ông quyết định chọn hình ảnh bàn chân có cánh của Mercury làm biểu tượng thương hiệu bởi vì đối với ông, nó có ý nghĩa mang tin tức tốt lành cho người sử dụng lốp trên toàn thế giới. Logo với hình ảnh bàn chân có cánh tách hai từ “Good” và “Year” được hình thành từ đó.
Nếu Seiberling và anh trai Charles là đồng sáng lập công ty thì David E. Hill, lúc ấy chỉ là một người cộng tác, đã mua 30.000$ cổ phiếu và trở thành vị Chủ tịch đầu tiên của Goodyear. Seiberling là quản lý chung kiêm thư ký của công ty . Ông không tiếp quản công ty với vai trò Chủ tịch cho tới năm 1906.
Năm đầu tiên, Goodyear tạo ra 34,621$ lợi nhuận trong tổng doanh thu 508,597. Một năm sau, Goodyear giới thiệu chiếc lốp hơi đầu tiên dành cho xe ô tô. Trong vài năm liền, Goodyear liên tiếp giành bằng sáng chế dành cho ý tưởng lốp không săm (năm 1903), phát triển lốp bơm hơi cho máy bay (năm 1909), trở thành công ty lốp xe lớn nhất thế giới (năm 1916) và doanh số bán hàng vượt chỉ tiêu 100 triệu$ (năm 1917).
Trong giai đoạn đầu cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, Goodyear là công ty duy nhất của Mỹ cung cấp các phương tiện phục vụ kế hoạch của chiến tranh như khinh khí cầu quan sát và điều khiển từ xa. Chịu trách nhiệm chính cho sự phát triển công nghiệp nhẹ nước Mỹ, Seiberling đã sử dụng công nghệ và tài chính của Goodyear đầu tư cho sự phát triển này. Đại diện cho Goodyear, ông đã mang nhiều lợi nhuận về cho Mỹ. Khí cầu đầu tiên của Mỹ mang tên “The Akron” được chế tạo vào năm 1910 dưới sự tài trợ của ông.
Năm 1921, trong cuộc suy thoái sau chiến tranh, sau khi dừng công việc điều hành các ngân hàng Goodyear, Seiberling từ chức. Sáu tháng sau, ở tuổi 62, ông ra mắt Công ty cao su Seiberling ở Barberton, Ohio. Ông là chủ tịch của Công ty Cao su Seiberling cho đến năm 1938 khi Penfield con trai của ông đã trưởng thành. Ông giữ vai trò chủ tịch ban giám đốc cho đến năm 1950 và nghỉ hưu ở tuổi 90.
Ý Nhi