WinEco

Giáo sư Harvard tiết lộ chỉ cần trả lời được 2 câu hỏi này, bạn nhất định sẽ thành công trong cuộc sống

21/08/2019 17:12

Giáo sư Harvard tiết lộ chỉ cần trả lời được 2 câu hỏi này, bạn nhất định sẽ thành công trong cuộc sống

Michael Phelps và Winston Churchill xuất hiện từ khá sớm trong cuốn sách "Barking Up the Wrong Tree" của Eric Barker. Trong cuốn sách này, Barker đã sử dụng hai cái tên như những ví dụ điển hình cho những người thành công nhờ sự khác thường.

Phelps có một cơ thể không bình thường, còn Churchill được ví như một “khẩu đại bác lỏng lẻo”. Tuy nhiên, cả hai đều tìm thấy cơ hội nơi chính những điểm bất thường lại giúp ích cho họ và đưa họ lên đến đỉnh cao.

Michael Phelps và Winston Churchill xuất hiện từ khá sớm trong cuốn sách "Barking Up the Wrong Tree" của Eric Barker. Trong cuốn sách này, Barker đã sử dụng hai cái tên như những ví dụ điển hình cho những người thành công nhờ sự khác thường.

Phelps có một cơ thể không bình thường, còn Churchill được ví như một “khẩu đại bác lỏng lẻo”. Tuy nhiên, cả hai đều tìm thấy cơ hội nơi chính những điểm bất thường lại giúp ích cho họ và đưa họ lên đến đỉnh cao.

Đây là một quá trình mà bất cứ ai cũng có thể thực hiện, dù không có gì đảm bảo chắc chắn rằng bạn sẽ nổi tiếng toàn thế giời.

Barker từng nói chuyện với Giáo sư Gautam Mukunda đến từ Harvard Business School và Mukunda đã tóm gọn quá trình này thành 2 bước, dựa trên Lý thuyết Lãnh Đạo Chọn Lọc mà ông đã phát triển.

1. Hiểu bản thân: Bạn hãy hỏi bản thân: “Sức mạnh nội tại của tôi là gì” để xem đó có phải là những kỹ năng bạn thực sự giỏi hay không?

2. Chọn đúng lĩnh vực Bạn hãy hỏi bản thân: “Công ty, tổ chức hay lĩnh vực nào mà tôi có thể đóng góp giá trị nhiều nhất”?

Để phân tích sâu hơn về quá trình này, Barker đã phỏng vấn Stew Friedman đến từ Đại học Wharton trong một podcast về Công Việc Và Cuộc Sống. Ông giải thích rằng một số đặc điểm nhân cách có thể gây ra phản ứng phụ trong nhiều trường hợp; và vì vậy nó thường được xem là tiêu cực.

Hãy lấy ví dụ như, sự bướng bỉnh. Barker viết:

“Trong một tổ chức có các thứ bậc sắp xếp theo chuẩn mực, sự bướng bỉnh không bao giờ được đánh giá tích cực. Tuy nhiên, khi chúng ta nói về các doanh nhân, ta luôn nói về sự cương quyết, bám chặt lấy mục tiêu và không bao giờ để thất bại. Vậy thực chất điều này có ý nghĩa gì? Trong nhiều hoàn cảnh, nó chính là sự bướng bỉnh. Có rất nhiều tính cách của con người bị xem là tiêu cực, nhưng nếu đặt đúng hoàn cảnh, chúng sẽ trở thành tích cực”.

Nếu đặt đúng hoàn cảnh, sự bướng bỉnh lại mang ý nghĩa tích cực.
Nếu đặt đúng hoàn cảnh, sự bướng bỉnh lại mang ý nghĩa tích cực.

Barker tiếp tục: “Đó cũng là một nhân tố cực kì quan trọng tạo nên công thức của thành công”. Một khi bạn biết những thứ mình có thể làm tốt và môi trường phù hợp với mình, bạn sẽ kiên trì thực hiện đến cùng.

Chẳng hạn với Phelps, việc sở hữu một cơ thể không bình thường khiến anh không thể trở thành một vận động viên hay dancer chuyên nghiệp được. Nhưng ngược lại, nó biến anh thành một vận động viên bơi lội phi thường.

Với Churchill, chứng hoang tưởng có nghĩa ông từng bị coi là “hoàn toàn không phù hợp với những văn phòng công sở cao cấp”. Nhưng nó cũng đồng nghĩa với việc ông đã nhận ra Hitler là mối đe dọa lớn với toàn thế giới.

Điểm mấu chốt ở đây là bạn cần đưa ra các nhìn thật nghiêm túc: Bạn có phải là một người chuyên phá vỡ nguyên tắc không? Hay bạn là người tuân thủ quy tắc? Hay cả hai? Sau đó, bạn cần phải xác định môi trường nào phù hợp với khả năng của mình nhất? Đó có thể không phải là thế giới doanh nghiệp và bạn cũng không cần phải tự bắt đầu xây dựng một công ty của riêng mình.

Có thể bạn sẽ phải thực hành vài lần thí nghiệm, thậm chí thất bại, nhưng chắc chắn sau này bạn sẽ thành công.

Theo Lưu An

Tri thức trẻ