Từ một người nhập cư Scotland nghèo khó, Carnegie đã vươn tới đỉnh cao và trở thành người đàn ông giàu nhất thế giới từ ngành công nghiệp Mỹ.
Điện báo từ J.P. Morgan chỉ có một dòng: "Xin chúc mừng, ông Carnegie, ông là người giàu nhất thế giới". Andrew Carnegie đã bán đế chế thép của mình, thu về cho ông khoản thanh toán cá nhân 250 triệu đô la (tương đương khoảng 7,5 tỷ đô la hiện tại). Ông đã dành hai thập kỷ tiếp theo để trở thành nhà từ thiện vĩ đại nhất thế giới.
Bước leo thang
Andrew Carnegie được sinh vào năm 1835 ở Dunfermline, Scotland. Cha ông là một thợ dệt thủ công, một nghề thương nghiệp gần như bị loại bỏ bởi công nghiệp hóa. Khi công việc kinh doanh của cha mình thất bại, Carnegie và gia đình phải đối mặt với nạn đói. Trong hoàn cảnh khó khăn, họ quyết định thực hiện một khởi đầu mới ở Mỹ.
Ở tuổi thanh thiếu niên, Carnegie có công việc đầu tiên tại một nhà máy bông gần Pittsburgh. Ông làm việc như một cậu bé quấn chỉ. Ông đã dành sáu ngày một tuần tại nhà máy, thường xuyên làm việc 12 giờ một ngày, với mức lương hàng tuần là 1,20 đô la. Mặc dù điều kiện khắc nghiệt, Carnegie đã tìm thấy một mục tiêu rõ ràng. Trong cuốn tự truyện của mình, ông nhớ lại "Tôi đã kiếm được hàng triệu đô la kể từ đó, nhưng không ai trong số hàng triệu người đó mang lại niềm hạnh phúc như thu nhập trong tuần đầu tiên của tôi. Tôi bây giờ là một trụ cột của gia đình".
Một nhà sản xuất địa phương đã quan sát đạo đức làm việc của Carnegie và thuê ông chạy một động cơ hơi nước. Công việc này đã tăng lương lên 2 đô la mỗi tuần nhưng khiến ông vô cùng kiệt sức. Sau vài tuần, ông đã sẵn sàng nghỉ việc. Tuy nhiên, Carnegie đã nghĩ về sự hy sinh của cha mẹ mình và biết ông không thể bỏ cuộc. Một ngày nọ, nhà sản xuất cần người xử lý hóa đơn. Carnegie đã dành thời gian rảnh của mình để cải thiện các kỹ năng toán học và nắm bắt cơ hội để trở thành một nhân viên bán hàng.
Khoảng một năm sau, một người quản lý văn phòng điện báo địa phương đang tìm kiếm một người đưa tin mới. Carnegie được biết đến như một thanh niên đáng tin cậy và siêng năng. Với giá 2,50 đô la một tuần, Carnegie sẽ phải dành cả ngày để chạy đua quanh thành phố. Để làm tốt công việc mới này, ông đã ghi nhớ các đường phố ở Pittsburgh và địa điểm của các doanh nghiệp quan trọng. Một đêm nọ, ông chủ của Carnegie đã tuyên bố ông là người đưa tin tốt nhất trong văn phòng và hứa cho ông một phần thưởng. Khoảnh khắc tràn ngập niềm tự hào ấy đã khiến ông xúc động đến chảy nước mắt.
Ngay sau đó, Carnegie được yêu cầu thay thế một người thợ máy điện báo. Ông nhanh chóng được thăng chức thành nhân viên làm việc toàn thời gian. Nhờ việc dành nhiều thời gian để làm quen với âm thanh điện báo, Carnegie nhận tin nhắn nhanh hơn nhiều so với các người thợ máy khác. Khi một thảm họa xảy ra ở một thị trấn gần đó, ông được phái đi để làm việc với các đường dây điện báo.
Tổng giám đốc của đường sắt, Thomas A. Scott, đã chú ý đến chàng trai trẻ đầy triển vọng này và đề nghị Carnegie trở thành thư ký riêng của ông với giá 4 đô la một tuần. Scott đã dạy Carnegie về các khoản đầu tư và đưa ông đến một loạt các doanh nghiệp mới. Khi nội chiến nổ ra, Scott được chỉ định quản lý tuyến đường sắt ở phía Bắc, ông đã đưa Carnegie đi theo như một trợ thủ đắc lực và cánh tay phải của mình. Trong vai trò này, Carnegie nhận thấy rằng đất nước cần một cuộc đại tu cơ sở hạ tầng khổng lồ. Ông chắc chắn rằng thép sẽ là vật liệu xây dựng của Mỹ trong tương lai. Ông rót thu nhập đầu tư tích lũy của mình vào việc mở một nhà máy thép.
Bước ra khỏi đám đông
Andrew Carnegie tin rằng không có công việc nào là thấp kém. Kể từ xuất phát điểm, Carnegie đã thể hiện một sự cống hiến hết mình cho công việc và tách ông ra khỏi các đồng nghiệp của mình.
Nhiều người trong chúng ta có những công việc tẻ nhạt và mệt mỏi. Đó là điều tự nhiên khi mà chúng ta dành ít năng lượng của mình với công việc. Tuy nhiên, đó là một sai lầm rất lớn. Một công việc buồn tẻ thường cung cấp một cơ hội vàng để nổi bật. Nếu đồng nghiệp của bạn bị mất đi cơ hội thì những nỗ lực của bạn có nhiều khả năng được chú ý. Trong những ngày đầu sự nghiệp của Carnegie, ông làm việc trong môi trường đặc biệt khó khăn, và ông đã luôn tìm mọi cách để những nỗ lực của mình được tỏa sáng.
Bất kể công việc, chức danh của bạn là gì hay tiền lương của bạn ra sao, mỗi ngày hãy tự cam kết với bản thân để trở nên tốt hơn. Sự nhiệt huyết của bạn không chỉ mở ra cánh cửa cơ hội mà còn khiến bạn yêu thích công việc của mình hơn. Theo lý thuyết tự nhận thức, hành vi nói lên thái độ cũng như thái độ cho biết hành vi.
Carnegie cho biết "một người trung bình chỉ đặt 25% năng lượng và khả năng của mình vào công việc. Thế giới ngả mũ cho những người dành 50% khả năng và vượt xa trên đỉnh vinh quang là những con người cống hiến 100% năng lượng của mình". Ông đã đúng. Nếu bạn muốn thành công, bạn cần phải có tất cả.
Một di sản trường tồn
Carnegie tin rằng "sự giàu có là cái chết đáng hổ thẹn". Sau khi bán công việc kinh doanh của mình, ông mang niềm đam mê của mình đến với lòng từ thiện. Khi ông qua đời vào năm 1919, ông đã cho đi hơn 350 triệu đô la (như một phần GDP, số tiền quyên góp tương đương gần 80 tỷ đô la ngày nay).
Carnegie cũng tin rằng giáo dục có thể thay đổi xã hội. Ông đã tài trợ cho hơn 3000 thư viện trên khắp thế giới. Ông cũng đã hào phóng trao những học bổng và quỹ hưu trí cho giáo viên. Có lẽ đáng chú ý nhất, ông đã thành lập Trường kỹ thuật Carnegie để giáo dục tầng lớp lao động Pittsburgh. Các trường đã phát triển thành Đại học Carnegie Mellon (CMU) nổi tiếng thế giới. Khi xây dựng những ngôi trường này, Carnegie nhận xét "trái tim của tôi là trong công việc". Câu nói đã trở thành phương châm của CMU nói chung và cuộc đời ông nói riêng.
Link bài gốc: http://ttvn.vn/kinh-doanh/hanh-trinh-tro-thanh-nguoi-giau-nhat-the-gioi-cua-vua-thep-andrew-carnegie-5201941284556333.htm