Hồi trẻ đọc Tam Quốc, sùng bái sự phóng khoáng của Tào Tháo, ngưỡng mộ tài trí của Khổng Minh, 20 năm sau xem lại "Tam quốc", có một loại cảnh giới mang tên Lưu Bị

05/10/2019 14:19

Hồi trẻ đọc Tam Quốc, sùng bái sự phóng khoáng của Tào Tháo, ngưỡng mộ tài trí của Khổng Minh, khâm phục sự anh dũng của Lã Bố. Hôm nay một lần nữa đọc lại Tam Quốc lại cảm thấy thán phục Lưu hoàng thúc, một con người trên con đường đầy rẫy những khó khăn nhưng vẫn luôn âm thầm tiến về phía trước.


Hồi trẻ đọc Tam Quốc, sùng bái sự phóng khoáng của Tào Tháo, ngưỡng mộ tài trí của Khổng Minh, khâm phục sự anh dũng của Lã Bố. Hôm nay một lần nữa đọc lại Tam Quốc lại cảm thấy thán phục Lưu hoàng thúc, một con người trên con đường đầy rẫy những khó khăn nhưng vẫn luôn âm thầm tiến về phía trước.

Đầu mùa hạ năm 223, tại thành Bach Đế, Lưu Bị trút hơi thở cuối cùng, chính thức từ biệt cái thế giới mà ông từng nản lòng, từng phấn đấu và từng có. Lịch sử gọi ông là Hán Chiêu Liệt Đế.

Hồi trẻ đọc Tam Quốc, sùng bái sự phóng khoáng của Tào Tháo, ngưỡng mộ tài trí của Khổng Minh, khâm phục sự anh dũng của Lã Bố.

Hôm nay một lần nữa đọc lại Tam Quốc lại cảm thấy thán phục Lưu hoàng thúc, một con người trên con đường đầy rẫy những khó khăn nhưng vẫn luôn âm thầm tiến về phía trước.

Sự lương thiện của Lưu Bị khi đối mặt với những lúc thất vọng và khó khăn khiến tôi thấy được phẩm chất mà một người làm nên chuyện lớn nhất định phải có.

Hồi trẻ đọc Tam Quốc, sùng bái sự phóng khoáng của Tào Tháo, ngưỡng mộ tài trí của Khổng Minh, 20 năm sau xem lại Tam quốc, có một loại cảnh giới mang tên Lưu Bị - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: Internet

Bất nhẫn (không nỡ), sự nhân từ khi ngay cả khi thế cục không được như ý muốn

Mạnh Tử nói: nhân giả bất địch (người nhân từ sẽ không có kẻ địch)

Lưu Bị thực hiện chữ "nhân" này một cách triệt để.

Năm Kiến An thứ 20, Lưu Bị đáng lẽ đã có cơ hội chiến thắng.

Năm đó, Tào Tháo chỉ huy quân đội tiến xuống phía Nam tấn công Kinh Châu. Kinh Châu lúc này lo sợ bất an, Châu mục Lưu Biểu bệnh mất, con trai Lưu Tông không đánh đã hàng. Lưu Bị đến Uyển Thành mới nghe được tin quân Tào đã tới nơi, vì không kịp đề phòng nên chỉ có thể rút lui. Trên đường đến Tương Dương, Gia Cát Lượng kiến nghị Lưu Bị tấn công Lưu Tông, việc chiếm Kinh Châu sẽ dễ như trở bàn tay. Nhưng, Lưu Bị cự tuyệt.

Khi đó, Lưu Bị ngẩng đầu lên nhìn trời, nói ra bốn chữ: "Ngộ bất nhẫn dã" (Ta không nhẫn tâm).

Không phải ông không biết tầm quan trọng của Kinh Châu, chỉ là ông không nhẫn tâm mạo hiểm sự an nguy của những người còn lại. Trong binh đao loạn lạc, ông vẫn đem theo hơn 10 vạn bách tính vượt sông. Đằng sau là trăm vạn quân Tào đang rượt đuổi ráo riết, bên cạnh ông là hàng vạn bách tính không màng sống chết đi theo ông. Ranh giới sống chết vô cùng mong manh.

Thuộc hạ đều khuyên ông: "Ngài mang theo nhiều bách tính tay không vũ khí như vậy qua sông, nếu quân Tào đuổi tới, làm sao có thể chống lại được? Ngài tốt hơn là hãy từ bỏ họ, giữ gìn tính mạng của mình trước đã."

Lưu Bị không nghe lời khuyên của thuộc hạ, nói ra câu nói lưu mãi ngàn năm: "Phu tế đại sự bất dĩ nhân vi bản, kim nhân quy ngộ, ngộ hà nhẫn khi khứ." (Nam nhi muốn làm nên chuyện lớn nhất định phải lấy dân làm gốc, những người này đã bằng lòng theo ta, ta làm sao nỡ bỏ họ lại).

Không nỡ từ bỏ trách nhiệm, không nỡ nhìn sinh linh lầm than, không nỡ thấy chết mà không cứu.

Cái gọi là không nỡ, là bởi "nhân".

Vào lúc mọi thứ không được như ý muốn lại đối mặt với lợi ích, ai mà không có vài phần động lòng?

Nhưng Lưu Bị lại dùng lựa chọn của mình để nói với chúng ta rằng, trên thế giới này luôn tồn tại thứ quan trọng hơn lợi ích.

Khi đắc ý, không làm chuyện xấu, đáng khen ngợi.

Khi khó khăn, không làm chuyện xấu, đáng khâm phục.

Nhân nghĩa là lương thiện, là chính đạo, nhưng cao cả hơn là tấm lòng luôn biết nghĩ cho bách tính trong thiên hạ.

Hồi trẻ đọc Tam Quốc, sùng bái sự phóng khoáng của Tào Tháo, ngưỡng mộ tài trí của Khổng Minh, 20 năm sau xem lại Tam quốc, có một loại cảnh giới mang tên Lưu Bị - Ảnh 2.

Ảnh minh họa: Internet

Bất khi (không dối lừa), sự chân thành ngay cả lúc khó khăn

Lưu Bị có thể xem là người không giỏi mưu mẹo nhất trong ba trụ cột Tam Quốc.

Mặc dù là hậu thế của Trung Sơn tĩnh vương Lưu Thắng, nhưng cái gọi là "Lưu hoàng thúc" lại giống như một cái thùng trống trông không thấy mà sờ cũng chẳng xong. Ông không những chưa từng được tận hưởng phúc lợi từ tông thất của mình, thậm chí còn mất cha từ sớm, hai mẹ con nương tựa sống qua ngày, cuộc sống vô cùng vất vả. Vậy nhưng sau này lại trở thành bá chủ một phương.

Văn có Ngọa long, bày mưu tính kế, thắng trong thắng ngoài; võ có ngũ hổ, dũng mãnh can đảm, mở rộng giang sơn Thục Hán. Có thể giữ bên mình những trợ thủ đắc lực như vậy, thứ duy nhất Lưu Bị dựa vào chính là sự chân thành.

Kiến An năm thứ 30, Lưu Bị chạy đến Đương Dương, cuối cùng bị thuộc hạ của Tào Tháo đuổi kịp, vợ và con bị quân Tào bao vây.

Lúc này, Triệu Vân đột nhiên quay đầu lại xông về phía quân Tào.

Mọi người đều kinh ngạc, không lẽ Triệu Tử Long muốn đầu quân cho Tào Tháo?

Lưu Bị lúc này vẫn bình tĩnh nói, Tử Long đã theo ta từ khi ta còn khó khăn, đệ ấy nhất định sẽ động lòng bởi vinh hoa phú quý, cũng nhất định sẽ không bỏ rơi ta.

Quả nhiên, dũng tướng Triệu Vân một mình giao đấu với quân Tào, cuối cùng phá được vòng vây, cứu được con trai A Đẩu của Lưu Bị.

Khi trở về, Lưu Bị đã vứt A Đẩu xuống đất mắng: "Vì con suýt nữa ta mất một đại tướng!".

Triệu Vân vừa kinh ngạc vừa cảm động, lập tức đỡ A Đẩu dậy, xúc động nói: "Thần nguyện vì quân chủ thịt nát xương tan, có chết cũng không từ."

Thời loạn thế, muốn có được sự chân thành từ người khác, khó;

Lúc khó khăn, muốn người khác trao cho bạn sự chân thành lại càng khó.

Nhưng Lưu Bị vào những lúc khó khăn nhất vẫn luôn tin tưởng người đi theo mình, đồng thời có được người hết lòng trung thành với mình.

Có thể có người không phục, cho rằng đó là thủ đoạn của Lưu hoàng thúc, chẳng qua chỉ là chiêu trò để mua chuộc lòng người.

Nhưng lòng người, làm sao có thể mua được?

Lợi ích chỉ có thể đổi lấy lợi ích, thứ lòng người có thể mua chuộc được có thể lung lạc nhất thời nhưng tuyệt đối không giữ được cả đời.

Lòng người thực sự đều là dùng sự chân thành đổi lấy. Và cũng chỉ có những người thực sự được lòng người mới có thể làm nên thành tựu, tiền đồ rộng mở.

Hồi trẻ đọc Tam Quốc, sùng bái sự phóng khoáng của Tào Tháo, ngưỡng mộ tài trí của Khổng Minh, 20 năm sau xem lại Tam quốc, có một loại cảnh giới mang tên Lưu Bị - Ảnh 3.

Ảnh minh họa: Internet

Bất náo (không khuất phục), sự bền chí dù gặp hoàn cảnh khó khăn

AQ, Adversity Quotient, chỉ năng lực phản ứng và xử lý của một người khi đối mặt với nghịch cảnh và khó khăn.

Lưu Bị chính là một người có AQ cực kì cao.

Ông thời niên thiếu nghèo khó, nửa đời phiêu bạt, năm lần đổi chủ, bốn lần mất vợ, hai lần mất Từ Châu, phải bỏ Phàn Thành…

Cả một bộ Tam Quốc, đâu đâu cũng thấy khó khăn và thất bại của Lưu Bị.

Nhưng vận mệnh khiến ông bách chiến bại, ông lại lựa chọn bách bại bách chiến.

Từ nương nhờ người khác cho tới khi chiếm được Kinh Châu, Ích Châu, từ tay không tấc đất cho tới 1/3 thiên hạ, Lưu Bị có may mắn, có quý nhân, nhưng trên tất cả đó là bởi bản thân ông luôn bền chí, luôn kiên trì.

Ngay cả khi phải vượt qua trăm ngàn cái khó, vẫn không chịu khuất phục.

Ngay cả kẻ địch lớn nhất cuộc đời của Bị, Tào Mạnh Đức cũng từng nâng ly nói với Lưu Bị rằng anh hùng thiên hạ, chẳng qua chỉ có ta và ngài.

Chúng ta sống trên đời, không phải ai cũng giống được Gia Cát Lượng, túc trí đã mưu, tài năng đầy mình, cũng không thể giống như Tôn Quyền, sinh ra đã ngậm thìa vàng, có gia tộc người thân đứng sau hết lòng giúp đỡ.

Những người bình thường giống Lưu hoàng thúc, tay nắm quân cờ chẳng ra làm sao, thậm chí còn có phần "nát", nhưng vẫn kiên trì ngửa nó ra.

Bởi vì chỉ khi ngửa ra, mới có khả năng chiến thắng.

Cũng giống như trong tác phẩm "Ông già và biển cả" có nói, con người không phải được sinh ra vì thất bại, có thể bị vùi dập, nhưng không thể bị đánh bại.

Muốn biết đức hạnh của một người, xem cách họ hành xử khi gặp khó khăn.

Nếu bạn không từ bỏ vận mệnh, vận mệnh cũng sẽ tiếp đãi bạn một cách nồng hậu.


Duhaoshu

Theo Trí Thức Trẻ