IMF cảnh báo rủi ro khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất 90 năm

10/04/2020 10:10

Tổ chức Tiền tệ Thế giới (IMF) đã kỳ vọng tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người tăng cho 160 quốc gia thành viên vào ba tháng trước, nhưng tới nay tổ chức này ước tính 170 nước sẽ giảm tăng trưởng thu nhập trong năm nay vì dịch bệnh.

Tổ chức Tiền tệ Thế giới (IMF) đã kỳ vọng tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người tăng cho 160 quốc gia thành viên vào ba tháng trước, nhưng tới nay tổ chức này ước tính 170 nước sẽ giảm tăng trưởng thu nhập trong năm nay vì dịch bệnh.

IMF dự đoán năm 2021 tình trạng sẽ cải thiện phần nào khi các chính phủ dỡ bỏ lệnh phong tỏa vào nửa cuối năm 2020. Ảnh: Samuel Corum/Getty Images. 
IMF dự đoán năm 2021 tình trạng sẽ cải thiện phần nào khi các chính phủ dỡ bỏ lệnh phong tỏa vào nửa cuối năm 2020. Ảnh: Samuel Corum/Getty Images.)

Giám đốc IMF Kristalina Georgieva trong ngày 9.4 đã lên tiếng cảnh báo về "cú rơi" thê thảm nhất của nền kinh tế kể từ sau cuộc Đại khủng hoảng 90 năm trước.

"Chúng ta vẫn chưa biết chắc mức độ và thời gian kéo dài của cơn khủng hoảng này," bà Georgieva nói, "Tuy vậy có một điều rõ ràng là tăng trưởng toàn cầu sẽ giảm mạnh trong năm 2020."

Cách đây ba tháng IMF đã kỳ vọng tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người tăng cho 160 quốc gia thành viên, nhưng nay tổ chức này ước tính 170 nước sẽ giảm tăng trưởng thu nhập trong năm nay. 100 tỉ USD đầu tư cũng đã bị rút khỏi thị trường toàn cầu, gấp ba lần so với khủng hoảng tài chính năm 2008, IMF chỉ ra.

Tổ chức Tiền tệ Thế giới cũng cảnh báo về tác động mạnh mẽ của vi-rút corona tới các quốc gia có thu nhập thấp tại châu Phi, Mỹ Latinh và châu Á - những nước có hệ thống y tế yếu và ít nguồn lực hơn. Các gia đình sống trong những khu ổ chuột đông đúc tại Brazil hiện đang hứng chịu thu nhập giảm 70%, theo thông tin của Data Favela.

Cũng trong ngày 9.4, tổ chức từ thiện Oxfam cho biết đại dịch có thể đẩy nửa tỉ người trên thế giới vào tình trạng đói nghèo. Mỹ đã ghi nhận hơn 16 triệu người đăng ký thất nghiệp trong ba tuần qua. Một nửa dân số thế giới, tương đương 4 tỉ người, đang trong tình trạng cách ly hoặc tương tự.

Bàn về viễn cảnh phục hồi, IMF dự đoán năm 2021 tình trạng sẽ cải thiện phần nào khi các chính phủ dỡ bỏ lệnh phong tỏa vào nửa cuối năm 2020. Dù vậy bà Kristalina Georgieva phản đối việc hấp tấp bỏ lệnh hạn chế di chuyển quá sớm.

"Một vài người có thể nói chúng ta phải chọn lựa giữa cứu mạng người và giữ kế sinh nhai. Tôi cho rằng đó là một bài toán lựa chọn sai lầm. Đây là một đại dịch, vậy nên việc đánh bại vi-rút và bảo vệ sức khỏe của con người có vai trò quan trọng để phục hồi kinh tế," bà nói.

IMF hiện có khả năng cung cấp tín dụng trị giá 1.000 tỉ USD cho các khoản vay cấp thiết và thiết lập thanh khoản ngắn hạn. Tổ chức này cũng đang tìm cách để hỗ trợ tín dụng cho các quốc gia có nợ không bền vững.

Một vài quốc gia đã không phong tỏa toàn bộ lãnh thổ để bảo vệ nền kinh tế. Thụy Điển đã chọn chính sách này và mở cửa quốc gia, nhưng trong tuần qua đã phải ghi nhận những ca tử vong tăng cao so với các nước hàng xóm châu Âu đang áp dụng các biện pháp mạnh tay hơn.

Nhật cũng đã thả lỏng các biện pháp khống chế dịch cho tới khi số ca nhiễm tại Tokyo bùng lên nhanh chóng. Thủ tướng Shinzo Abe đã tuyên bố tình trạng khẩn cập quốc gia tại Tokyo và sáu tỉnh thành khác của nhật vào ngày 7.4 vừa qua.

Các quốc gia đã dành 8.000 tỉ USD cho các gói kích thích tài khóa, theo IMF. Mỹ đã thông qua luật CARES hỗ trợ 2.000 tỉ USD cho nền kinh tế vào cuối tháng ba - đây cũng là gói cứu trợ kinh tế lớn nhất lịch sử quốc gia này và dự kiến các nhà lập pháp sẽ tiếp tục tung ra các gói cứu trợ tiếp theo nhằm giảm đau kinh tế.

Nguồn Forbes Vietnam: https://forbesvietnam.com.vn/tin-cap-nhat/imf-canh-bao-rui-ro-khung-hoang-kinh-te-toi-te-nhat-90-nam-10221.html