Kẻ phản diện nội tâm luôn thì thầm với bạn rằng: “Mày không làm được đâu”, hay “Chuyện đó sẽ không bao giờ xảy ra” và “Quá muộn rồi”.
Có những người duy trì lối tư duy thiếu sót nhưng ngược lại, cũng có những người có quan điểm rất quảng giao. Rất dễ nhận biết những người có tư duy thiếu sót, họ nhìn thấy điểm tiêu cực trong tất cả mọi thứ.
Một ví dụ điển hình cho lối nghĩ thiếu sót đó là họ luôn nói những điều như, “Thế giới này sắp cạn kiệt dầu và sẽ sớm sụp đổ thôi. Chúng ta đang ngập trong nợ nần và không bao giờ có thể thoát ra được. Nếu như tôi kiếm được tiền thì đơn giản là tôi ăn cắp từ người khác. Những ngày tháng độc lập tài chính và tự tạo gia sản cho bản thân sắp chấm dứt rồi.”
Tư duy trì trệ luôn ẩn sâu đâu đó trong tâm trí mỗi chúng ta. Bởi vậy, chúng ta luôn phải tỉnh táo để nhận diện mỗi khi nó bắt đầu gây ảnh hưởng đến góc nhìn và quyết định. Nỗi lo sợ về những thiếu sót đó cũng chính là thứ hạn chế niềm tin và gieo rắc những hoài nghi ngày một lớn trong chúng ta.
Đó là thời điểm mà kẻ phản diện nội tâm thì thầm “Mày không làm được đâu”, hay “Chuyện đó sẽ không bao giờ xảy ra” và “Quá muộn rồi”. Những suy nghĩ đó làm bạn như phát điên và không thể tập trung vào bất cứ việc gì khác. Tệ hại hơn, nó trở thành một lời tiên đoán chắc chắc cho bản thân bạn trong tương lai: Bạn ám ảnh với những kết quả tiêu cực sẽ xảy ra, vậy đó chính xác là thứ bạn sẽ nhận được.
Hãy tự kiểm tra xem tâm trí bạn có đang chứa chấp tư duy thiếu sót hay không. Trong cuốn sách Abundance (tạm dịch: Sung túc) của Peter Diamandis, ông đã nói về dầu và cách nói “Thế giới đang cạn kiệt dầu rồi. Chúng ta sẽ làm gì với ô tô của mình đây?” của mọi người. Ông cũng đề cập, “Trước khi con người biết đến công dụng thì dầu chỉ là một thứ chẳng có giá trị gì. Sau đó những người tài giỏi đã tìm cách chiết xuất, sử dụng và đốt nó để tạo ra năng lượng đốt trong cho cả thế giới. Nếu những người tài giỏi cùng tư duy xuất chúng đã đưa chúng ta đến được giai đoạn này, thì vì sao chúng ta không thể tiếp tục đến bước tiếp theo?”. Giờ đây chúng ta đang có xe điện và đến một ngày nào đó ta có thể điều khiển xe bằng nước hoặc năng lượng mặt trời.
Người với tư duy thiếu sót cho rằng, “Nếu bạn giàu có thì có nghĩa là bạn đang cướp tiền của người khác.” Điều đó không đúng. Khi bạn giàu có thì bạn đang đem lại giá trị cho thế giới này, và tạo ra của cải cho những người khác. Có một cách để thu hút mọi người vào việc tự họ đưa cuộc sống của mình lên một nấc thang mới, đó chính là tạo ra nhiều của cải vật chất hơn. Nếu bạn làm những điều tuyệt vời bằng chính tiền của mình, giúp đỡ bạn bè, gia đình, góp phần cho trật tự an ninh xã hội, làm từ thiện hay bất cứ điều gì đóng góp lại cho thế giới thì đó chính là một thành tựu tuyệt vời. Tư duy kiểu đó chính là tư duy sung túc.
Bạn thường muốn lẩn tránh những ý nghĩ xuất phát từ tư duy thiếu sót và cố thuyết phục bản thân mọi thứ đều không đủ: Không đủ tiền, không đủ thời gian, không đủ công việc, không đủ bạn bè. Bất cứ lúc nào bạn nhận ra mình rơi vào tư duy thiếu sót, hãy cố gắng thay đổi và biến nó thành tư duy sung túc.
Rất nhiều doanh nghiệp đổ lỗi sự thất bại của mình cho người khác, hoặc do một vấn đề ngoài tầm kiểm soát. Sau khi lắng nghe những ngụy biện này chỉ có thể đưa ra một kết luận: Tầm nhìn của họ đang bị che phủ bởi tư duy thiếu sót. Họ tỏ thái độ tiêu cực với mọi thứ.
Khách hàng và thậm chí những người xung quanh họ đều nhìn rõ điều đó. Ai cũng thấy sự vô lí trong lối tư duy của họ. Họ luôn nhìn ra một điểm tồi tệ nào đó trên thế giới này trong khi chính họ lại đang thuyết phục bạn điều gì là đúng. Cách làm như vậy căn bản sẽ không thu lại kết quả gì. Thay đổi cách nghĩ và tận dụng kĩ năng thu hút và thuyết phục như một bệ phóng cho cuộc đời bạn.
Trí Thức Trẻ