Khoa học chứng minh “May mắn do con người tự tạo ra”

27/08/2018 19:26

May mắn với các nhà khoa học đơn giản như một cách đặt tên. Thậm chí, các nhà khoa học xã hội còn khuyên chúng ta nói không với việc “mê tín dị đoan” - bởi vì nhiều người đi xem bói để tránh những cái rủi và mong chờ điều tốt đẹp đến với mình, một cách bị động như thế.

Nhưng trên thực tế, khoa học chứng mình rằng chính việc bản thân bạn cảm thấy may mắn như thế nào sẽ ảnh hưởng đến vận mệnh tương lai của bạn. Ví dụ như bạn cảm thấy mình may mắn với những gì đang có. Điều này khiến cho người lạc quan trở thành những người may mắn nhất, theo giáo sư Steven Hales của Trường đại học Bloomsberg, ông đã viết trong cuốn Aeon thế này, "May mắn không phải là giá trị chính thống của thế giới ... May mắn đơn giản là một vấn đề về quan điểm."

Những người may mắn

Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Philosophical Psychology (Tâm lý học), Hales và nhà tâm lý học thực nghiệm Jennifer Johnson đã thử nghiệm giả thuyết của họ rằng những người lạc quan có nhiều khả năng nhìn thấu những trải nghiệm của người khác như một sự may mắn, trong khi những người bi quan chỉ tập trung vào sự bất hạnh trong cùng một tập hợp các sự kiện. Họ đã sử dụng những câu chuyện thực tế về "sự may mắn mơ hồ" - ví dụ như, một người đàn ông Nhật Bản may mắn sống sót trong vụ đánh bom kinh hoàng vào 2 thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật trong Thế chiến thứ II, ông không hề bị thương và sống rất lâu về sau, hay câu chuyện của anh lính Channing Moss trong khi đi tuần tra ở tỉnh Paktika thuộc Afghanistan  đã bị rơi vào ổ phục kích của quân Taliban. Chúng bắn mấy quả lựu đạn rocket, trong đó có 1 quả đã nằm gọn trong bụng Moss. Thông thường, lựu đạn bị bắn ra sẽ nổ gây sát thương cho người xung quanh, song thật kỳ lạ quả lựu đạn trong bụng Moss không nổ. Cả hai người đàn ông này đều sống sót qua những kinh nghiệm khủng khiếp, nên mọi người đều cho rằng họ “may mắn” - trừ khi bạn nghĩ rằng thực tế là những điều xấu đã xảy ra với họ nên như thế là họ không may mắn.

Ông Tsutomu Yamaguchi là chứng nhân 2 vụ nổ bom nguyên tử ở Nhật. Ảnh: Higher Learning)

Để đánh giá mối quan hệ giữa các đặc điểm tính cách và nhận thức về cơ hội, Hales và Johnson đã cho những người tham gia tiến hành một đánh giá tâm lý thường được sử dụng, đó là kiểm tra định hướng cuộc sống. Với kết quả đó, các nhà nghiên cứu xác định được mức độ lạc quan hoặc bi quan của người tham gia. Tiếp theo, các đối tượng nghiên cứu được nghe những câu chuyện đời thực như trên và tự thân họ sẽ đưa ra đánh giá rằng người đó may mắn, có phần may mắn, hơi may mắn hoặc không may mắn.

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy “một mối tương quan tích cực đáng kể” giữa mức độ lạc quan của các đối tượng và mức độ may mắn mà họ nghĩ về những người khác. Hales cho rằng “Một trong những điều này có nghĩa là bạn càng lạc quan hơn, bạn càng nghĩ người khác may mắn. Nếu bạn là một người bi quan, bạn có thể chỉ cảm thấy người khác gặp khó khăn.”

Đóng khung vận may

Tuy nhiên, mức độ lạc quan không phải là nhân tố duy nhất ảnh hưởng đến cách chúng ta đánh giá sự may mắn. Ngôn ngữ được sử dụng để sắp xếp một câu chuyện cũng ảnh hưởng đến cách chúng ta cảm nhận một sự kiện.

Một thí nghiệm khác của Hales và Johnson yêu cầu các đối tượng đọc một danh sách các sự kiện giống hệt nhau của nhiều người, được trình bày theo những lối viết tích cực hoặc tiêu cực. Trong một tình tiết, một cô gái có 5 trong 6 số của tờ vé số trúng thưởng. Có đến 2 phiên bản của câu chuyện về cô gái này. Câu chuyện thứ nhất, cô gái thấy mình may mắn vì mình ‘suýt’ trúng số. Câu chuyện thứ hai, cô gái suýt xoa, nguyền rủa vì sự may mắn cứ luôn né tránh cô. Nghiên cứu cho thấy cách diễn đạt khác nhau cho cùng một sự kiện ảnh hưởng đến cách người khác cảm nhận vận may của mình. Hales tranh luận rằng các phán đoán về sự may mắn là không nhất quán và có thể thay đổi.

Thành công có đến từ may mắn?

Những nhận thức về may mắn khiến chúng ta cảm thấy vui hơn khi nghĩ về nó, thay vì cứ cảm thấy xui xẻo. Giả sử bạn được sinh ra trong một gia đình khá giả thì thành công ở đây là bạn có nhiều khả năng làm việc để đảm bảo cơ hội cho người khác, chứ không thể nói rằng bạn may mắn hơn người khác. Đó là nhận định của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama, ông cho rằng “Bạn sở hữu một doanh nghiệp ư, nhưng bạn có xây dựng nó không. Hay là một người khác đã làm điều đó thay bạn.” Thay vào đó, Obama chỉ ra những cách mà chính phủ và các quỹ hỗ trợ xã hội cho phép mọi người đạt được mục tiêu của họ. Ông cho rằng "Nếu bạn đã từng thành công, phải chăng có ai đó đã giúp đỡ bạn." Bạn không thành công vì sự giàu có mà bạn thành công vì sự khiêm nhường, nhận ra cơ hội và trao cơ hội cho nhiều người khác.

Như vậy, nỗ lực và tài năng chỉ là một phần của bất kỳ câu chuyện thành công nào. Nhiều người lại đi phủ nhận thực tế đó và đó là lý do tại sao một số người chỉ truyền bá sự may mắn khi nói đến thành công của họ.

Điều này phù hợp với nghiên cứu của giáo sư Đại học kinh tế Cornell Robert Frank. Frank viết "Nhiều bằng chứng chỉ ra rằng một con người phát triển được là do tự thân mình tạo ra - chứ không phải nhờ tài năng, sự chăm chỉ và may mắn. Theo đó, sự may mắn ít có khả năng được hỗ trợ bởi các điều kiện (chẳng hạn như cơ sở hạ tầng công cộng chất lượng cao và nền giáo dục chuyên sâu) để tạo nên thành công của riêng họ."

Frank tin rằng hầu hết mọi người bị nhầm lẫn tin rằng thành công của họ là kết quả không thể tránh khỏi sau những khó khăn chồng chất hoặc do những phẩm chất cá nhân, mà bỏ qua thực tế rằng họ đã có những trận hòa may mắn trong một số trò chơi. Frank lập luận, "Ngay cả trong các đấu trường cạnh tranh nhất, ai đó cũng phải nhờ vào một tí may mắn để có thể trở thành một nhà vô địch. Và thực tế đơn giản là, chúng ta nghĩ mình may mắn thì sẽ có nhiều cơ hội để thành công hơn.”

Một lần nữa, nhận thức chiếm vai trò quan trọng. Các thí nghiệm của Frank đã chỉ ra rằng những người thừa nhận sự may mắn như một yếu tố thành công của họ sẽ có sức hấp dẫn hơn so với những người khác. Họ được yêu thích và có nhiều khả năng được tuyển dụng hơn vì họ có thể trở thành những người đồng đội đáng tin cậy.

Cuối cùng, khả năng nhận ra cơ hội làm cho chúng ta khiêm nhường hơn - và sự khiêm nhường là một phẩm chất đáng quý hơn là sự kiêu ngạo.

Nhận thấy cơ hội

Nhà tâm lý học thực nghiệm Richard Wiseman đã dành một thập kỷ nghiên cứu về “yếu tố may mắn”, kiểm tra vai trò của sự may mắn trong cuộc sống con người và mối quan hệ của nó với cảm giác may mắn. Ông cho rằng may mắn là một loại “lời tiên tri” tự hoàn thành.

Trong một thử nghiệm của mình, Wiseman chạy một quảng cáo nửa trang trên một tờ báo hứa hẹn sẽ cho tiền cho những người trả lời. Theo kết quả nghiên cứu, chỉ đơn giản là không nhìn thấy mẫu quảng cáo và trả lời nó, nhưng họ lại lo lắng và cảm thấy mình không may mắn. Trong khi đó, những người được xác định là may mắn khi đã nhìn thấy quảng cáo, trả lời, nhận tiền thì họ tiếp tục cảm thấy may mắn, theo một báo cáo riêng.

Wiseman cho rằng cảm giác không may mắn tạo ra nỗi sợ hãi và lo lắng, điều này khiến chúng ta ít có khả năng nhìn thấy cơ hội hơn. Những người may mắn, ở một mức độ nào đó, những người giữ cho mắt, tâm trí và trái tim của họ cởi mở, làm cho họ sẵn sàng cho đón nhận những cơ hội.

Không thể phủ nhận rằng nhiều điều không may thường xảy ra với mọi người mọi lúc mọi nơi, và chúng nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Tuy nhiên, cách chúng ta sắp xếp các sự kiện sẽ định hình mức độ chúng ta nhìn nhận sự việc đó tiêu cực hay là tích cực.

Nếu các học giả nghiên cứu khoa học may mắn là đúng thì hai người có kinh nghiệm giống hệt nhau có thể đóng khung cùng một sự kiện hoàn toàn khác nhau. Và cách họ tự nói câu chuyện sẽ chỉ ra không chỉ họ cảm thấy như thế nào, mà còn cảm thấy người khác cảm thấy thế nào về họ, và thậm chí cả vận mệnh tương lai của họ.

Ý Nhi/Theo Qz

Bạn đang đọc bài viết "Khoa học chứng minh “May mắn do con người tự tạo ra”" tại chuyên mục Phong cách.