WinEco

Khủng hoảng tuổi 30 là kết quả của những lựa chọn tuổi 20 lạc lối, muốn bước qua hố tử thần, bạn phải tỉnh ngộ và tăng tốc "bạt mạng"

05/06/2018 19:51

Bất giác đến tuổi 30 mới phát hiện ra, những thứ ban đầu chúng ta MUỐN dường như ngày càng không đáng tin; càng phát hiện ra, bài thi mà năm 30 tuổi PHẢI NỘP thì từ năm 20 tuổi đã BẮT ĐẦU TÍNH GIỜ.

1. Trước 30 tuổi thực sự không biết rằng: thì ra năm 20 tuổi lại tự mình đào một cái "hố"

Tuần trước, tôi trở lại trường cũ để tham dự một lễ kỷ niệm, bàn bên cạnh là một nhóm giáo viên mới tốt nghiệp, một người vô tình nhắc đến một chủ đề: "Bạn đã từng nghĩ đến 10 năm sau bản thân sẽ như thế nào chưa?"

Hầu hết mọi người đều trả lời đã từng nghĩ qua. Một số nói rằng, 10 năm sau họ muốn đứng vững ở các thành phố lớn. Một số người nói rằng, 10 năm sau sẽ có một căn nhà ở Sài Gòn. Những người còn lại nói rằng 10 năm sau, họ hy vọng sẽ có một gia đình 3 người hạnh phúc êm ấm.

Nghe qua thì có vẻ những điều này rất bình thường, nhưng chúng tôi những người bạn học cũ ngoài 30 đều im lặng không ai nói một lời. Mười năm trước, cũng ở đây, chúng tôi đã nói chính xác những điều tương tự, nhưng sau 10 năm, quay đầu nhìn lại thì cuộc sống có nhiều điều chúng tôi không ngờ đến. Không ngờ đã 30 tuổi rồi còn đang phiêu bạt khắp nơi. Không ngờ 30 tuổi rồi vẫn cô độc một mình. Nên kết hôn thì lại chưa kết hôn, sách nên đọc cũng chưa đọc, và số tiền nên kiếm được cũng không kiếm được.

Chỉ còn lại một tiếng thở dài. Trước 30 tuổi thực sự không biết rằng thì ra năm 20 tuổi lại tự mình đào một cái "hố" sâu chừng đó.

Tôi có một người bạn, cô ấy miễn cưỡng gượng cười trong ngày sinh nhật của mình, mặc dù không khóc lóc, không la hét hay làm loạn, nhưng trên khuôn mặt cô đều tràn ngập "sự hối hận". 10 năm qua, cô ấy có vẻ như không làm được việc gì ra hồn, công việc cũng bình thường, bạn trai lại không đáng tin cậy, tiền bạc miễn cưỡng lắm cũng đủ sống qua ngày, tâm trạng thường xuyên trống rỗng. Cô ấy muốn đổi công việc, nhưng lại lo sợ không đủ khả năng chi trả cuộc sống, muốn chia tay với bạn trai lại không có can đảm để bắt đầu tìm kiếm một mối quan hệ mới.

Bất giác đến tuổi 30 mới phát hiện ra, những thứ ban đầu chúng ta MUỐN dường như ngày càng không đáng tin; càng phát hiện ra, bài thi mà năm 30 tuổi phải nộp thì từ năm 20 tuổi đã BẮT ĐẦU TÍNH GIỜ. Đợi bạn nhận ra rồi, lại đến lúc hết giờ phải nộp bài thi. Điều thậm chí còn đáng sợ hơn, chính là những bài không đạt cũng không thể thi lại. 
Khủng hoảng tuổi 30 là kết quả của những lựa chọn tuổi 20 lạc lối, muốn bước qua hố tử thần, bạn phải tỉnh ngộ và tăng tốc bạt mạng - Ảnh 1.2. Khi bạn 20 tuổi, bạn bắt đầu tự đào một cái hố to cho riêng mình và khi bạn 30 tuổi bạn phải "bạt mạng" mới có thể nhảy qua nó

Những năm gần đây, bất cứ khi nào tôi nói chuyện với bạn bè có nhắc đến từ "quá muộn", ai cũng đứng lên phản bác tôi, bảo tôi đang nói lung tung, cuộc sống nàyvkhông bao giờ là quá muộn để bắt đầu.

Bạn muốn làm một việc gì đó, nó thực sự lúc nào bắt đầu đều không bao giờ là muộn. Nhưng có một số thứ, một khi bị bỏ qua thì biến mất mãi mãi. Trong cuộc sống có rất nhiều điều hối tiếc chỉ vì không có kế hoạch sớm rõ ràng.

Trường đại học của tôi không tồi, có nhiều người ngưỡng mộ, và cũng có nhiều người "chẳng thèm ngó ngàng". Tôi vốn nghĩ rằng tùy từng độ tuổi trưởng thành, mọi người sẽ dần dần quên đi chuyện học hành. Nhưng ngược lại ngày càng có nhiều người nói với tôi rằng, điều họ hối tiếc nhất trong cuộc đời chính là trước đây họ không học hành chăm chỉ và không thể vào một trường đại học tốt.

Đặc biệt, lớp trung học có một bạn nam thường xuyên trốn học, trước đây cậu ấy nói với tôi rằng sau này chỉ có thể thi vào trường đại học hạng hai, trường nổi tiếng vào không nổi. Nhưng bây giờ, mặc dù là cuối tuần nhưng cậu ấy lại chạy đến trường để theo học một lớp học phí rất đắt ở trường.

Tôi biết rằng cậu ấy đã vấp ngã rất nhiều lần mới phát hiện ra lợi ích của việc đọc sách. Cậu ta cũng thường phàn nàn với tôi, lên lớp nghe giảng không hiểu, không thể theo kịp, và hay ngủ gật trong lớp. Nhưng mà không học không được, vì để sau này phục vụ công việc. Như vậy bạn mới phát hiện rằng, khi bạn 20 tuổi, bạn bắt đầu tự đào một cái hố to cho riêng mình và khi bạn 30 tuổi bạn phải "bạt mạng" mới có thể nhảy qua nó.

May mắn thay, cậu ấy đã thành công. Mấy năm nay có rất nhiều người ngưỡng mộ anh ta, đến tuổi trung niên rồi, cũng được xem là có tài nhưng thành đạt muộn, nhưng anh ta cười gượng gạo nói, cái gì mà có tài nhưng thành đạt muộn, chỉ là những ngày tháng còn trẻ cố gắng lấp đầy các miệng hố mà thôi.
Khủng hoảng tuổi 30 là kết quả của những lựa chọn tuổi 20 lạc lối, muốn bước qua hố tử thần, bạn phải tỉnh ngộ và tăng tốc bạt mạng - Ảnh 2.3. Bạn không thể đợi cho đến khi thất nghiệp bạn mới bắt đầu đi rèn luyện kỹ năng, cũng như bạn không thể đợi đến khi muốn kết hôn mới bắt đầu đi tìm bạn trai bạn gái 

Có một câu trong bài phát biểu tôi rất thích và rất hay như vậy: "Từ trước đến nay tuổi 30 đều không phải hoàn toàn mới so với tuổi 20. Cuộc đời không có bất kỳ một thập kỷ nào lại có thể xếp chồng lên nhau."

Ở tuổi 20, bạn không quan tâm đến sức khỏe của bạn. Vì vậy, ở tuổi 30, bạn cuống cuồng chạy đến bệnh viện.

Ở tuổi 20 tuổi, bạn không nghĩ về công việc yêu thích. Vì vậy, ở tuổi 30, bạn đột nhiên tự mình đánh mất phương hướng.

Ở tuổi 20, bạn không nghĩ về bạn đang tìm kiếm một người như thế nào. Vì vậy, ở tuổi 30, bạn phải đối mặt với các khủng hoảng trong mối quan hệ hôn nhân.

Không phải nói rằng 30 tuổi rồi thì nhất định không thể đuổi kịp, nhưng mọi người đến tuổi trung niên, gánh nặng càng ngày càng nặng nề, năng lượng lại ngày càng ít đi. Thời gian bị xao nhãng những năm 20 tuổi sẽ càng gay go, khó khăn hơn khi 30 tuổi. Điều này giống như làm bài tập về nhà, nếu hôm qua bạn không hoàn thành nó, thì ngày hôm nay bạn sẽ phải làm gấp đôi lượng bài tập đó.

Trước đây mẹ tôi thường nói một câu, tôi đặc biệt phản đối. Bây giờ càng nghĩ tôi càng thấy đúng: "Trong cuộc đời của mỗi người, ở mỗi giai đoạn đều có nhiệm vụ nhất định. Nếu không hoàn thành, giai đoạn sau bạn phải tiếp tục gánh vác." 

Nghe có vẻ mệt mỏi, nhưng nghĩ kỹ thì lại thấy đúng. Bạn không thể đợi cho đến khi thất nghiệp bạn mới bắt đầu đi rèn luyện kỹ năng, cũng như bạn không thể đợi đến khi muốn kết hôn mới bắt đầu đi tìm bạn trai bạn gái.

Trong thế giới này, mọi người đều đang vội vã đi trên con đường riêng. Vất vả không? Mệt mỏi không? Nhưng nếu không làm gì cả mới thì mới là mệt mỏi nhất.
Khủng hoảng tuổi 30 là kết quả của những lựa chọn tuổi 20 lạc lối, muốn bước qua hố tử thần, bạn phải tỉnh ngộ và tăng tốc bạt mạng - Ảnh 3.4. Bắt đầu sớm  

Những người 20 tuổi sẽ mãi mãi không bao giờ nghĩ đến những khó khăn của tuổi 30. Họ luôn tràn đầy niềm tin vào bản thân và nhiều khát khao cho tương lai. Điều này tất nhiên rất tốt, nhưng thế giới đôi khi rất tàn nhẫn, khi bạn 20 tuổi, bạn không lựa chọn tốt, bạn thậm chí có thể không có lựa chọn ở tuổi 30.

Mọi người đều nói rằng không nên kết hôn trước tuổi 30, nhưng tôi chân thành hy vọng bạn sẽ bắt đầu học cách lựa chọn người bạn sẽ kết hôn trong tương lai khi bạn 20 tuổi. Với công việc cũng vậy.

Một chị khóa trên đã hoàn thành chương trình 4 năm học đại học trong vòng ba năm. Vào năm cuối, khi tất cả mọi người đang đắm mình trong niềm vui của mùa tốt nghiệp, chị ấy đã sớm bắt đầu thực tập. Theo lời của các bạn cùng lớp, thì chị ấy có mức lương ít ỏi và lãng phí thời khắc vui vẻ nhất trong quãng đời sinh viên.

Tôi hỏi cô ấy, chị có cần thiết gấp gáp bước ra xã hội thế không? Cô ấy mỉm cười và nói, tốt nhất nên đối mặt sớm với khó khăn.

Trong vài năm qua, tôi đã thấy một số bạn cùng lớp càng ngày càng quẫn bách khốn khó, chỉ có duy nhất chị ấy có cuộc sống ổn định dễ dàng. Tôi tóm tắt thành công của chị ấy bằng ba từ: "Bắt đầu sớm."

Người ta nói rằng cuộc sống là một cuộc chạy đua marathon và chạy ổn định quan trọng hơn chạy nhanh. Vậy làm thế nào để có thể chạy ổn định? Vẫn là có sức mạnh để chạy nhanh, có cơ hội để chiếm vị trí dẫn đầu.

Do đó, ở tuổi 20, phải học cách chủ động lựa chọn cuộc sống cho riêng bạn. Những cái có thể dễ dàng ở tuổi 20, lại là những khó khăn cho tuổi 30. 

Theo Thảo Hiền/Trí Thức Trẻ