Tiền không làm bạn hạnh phúc nhưng chúng ta cần tiền để sống.
Tiền không làm bạn hạnh phúc nhưng chúng ta cần tiền để sống. Vậy chúng ta phải làm gì? Cố gắng kiếm thật nhiều tiền? Hay hài lòng với những gì chúng ta có?
Vấn đề là dù bạn có chọn lựa như thế nào thì bạn đều phải có nhiều tiền.
Chúng tôi có nghe một nghiên cứu nói rằng bạn sẽ không hạnh phúc hơn nếu bạn kiếm được hơn 75.000 USD hoặc một con số nào đó khác.
Bây giờ thì tất cả chúng ta đều đã được nghe về nghiên cứu này nhưng nó không ảnh hưởng gì đến cách chúng ta sống cả. Ít ra là những phát hiện đó chẳng bao giờ thay đổi được cách tôi kiếm tiền. Và nó cũng không làm thay đổi bất cứ ai mà tôi biết.
"Tiền không mua được hạnh phúc." Gõ cụm từ này trên Google thì ra được 69.200.000 kết quả.
Tôi phải thừa nhận rằng tôi cũng đã từng nói những câu đại loại như "tiền không làm chúng ta hạnh phúc vì một nghiên cứu đã nói như vậy." Nhưng không ai có thể đưa ra số liệu liên quan mà cá nhân không phải trải qua một biến cố nào đó.
Tôi tìm cho mình một hướng đi khó
Lúc còn trong tuổi 20, tôi đã nghĩ rằng ta phải trở thành triệu phú thì mới thành công. Tôi cũng từng suy nghĩ vì sao tôi lại nghĩ ra ý tưởng đó nhưng tôi không thể nói chính xác là nó bắt nguồn từ đâu. Có thể đó là suy nghĩ do văn hoá đại chúng, tham lam, hào nhoáng, bất an và áp lực từ bạn đồng trang lứa.
Là đứa trẻ xuất thân từ một gia đình nhập cư, chúng tôi rất nghèo. Cha mẹ chúng tôi cố gắng hết sức để nuôi nấng anh trai và tôi. Họ lâm vào cảnh nợ nần. Tôi luôn muốn được giúp đỡ cha mẹ. Đó là một nhu cầu tự nhiên của những người sống trong một gia đình nghèo.
Động lực đó cũng thúc đẩy tôi cố gắng hết sức trong việc học ở trường. Tôi không phải là đứa trẻ thông minh nhất, tôi chỉ học chăm chỉ nhất. Đó là lý do vì sao tôi đậu vào một trường đại học danh tiếng. Với sự hỗ trợ của cha mẹ, tôi trở thành người đầu tiên trong dòng tộc có bằng thạc sĩ.
Nhưng khi tôi tốt nghiệp đại học, tôi đã dồn mọi sự tập trung vào tiền. Thậm chí tôi mất đi cơ hội làm việc cho một tập đoàn cực kì lớn chỉ vì tôi yêu cầu quá nhiều tiền. Nhưng điều đó không ngăn tôi kiếm thêm tiền.
Tôi bắt đầu kinh doanh và chúng tôi đạt được doanh thu 1 triệu USD trong năm thứ 2. Tôi dành 40.000 USD cho bản thân tôi, sống theo cách riêng của tôi. Khi nhìn lại, tôi thấy rằng như vậy là khá tốt đối với những người ở độ tuổi 25. Nhưng đối với tôi vì vẫn là chưa đủ.
Tôi đồng ý với mọi cơ hội và tôi cảm thấy rằng tôi đang theo tuổi tiền bạc một cách mù quáng. Sau khi chạy theo tiền bạc trong gần 4 năm, tôi cảm thấy trống rỗng.
Càng nhiều tiền càng có nhiều vấn đề
Tôi nghĩ rằng có nhiều tiền hơn là câu trả lời cho mọi thứ. "Nếu tôi kiếm nhiều tiền hơn thì lập tức những vấn đề này biến mất." Nhưng sự thật lại không phải vậy. Một trong những cố vấn của tôi, người rất giàu có, từng nói với tôi rằng: "Bạn càng kiếm nhiều tiền, thì vấn đề của bạn càng lớn lên."
Điều ông muốn nói là, tiền luôn đi kèm với một cái giá. Bạn càng có nhiều khoản đầu tư, bạn càng mất nhiều tiền. Cũng giống như việc bắt đầu kinh doanh, khi một công ty càng phát triển thì bạn càng có thêm nhiều trách nhiệm và vấn đề.
Cuộc sống không đơn giản. Cho dù bạn có kiếm được nhiều tiền đi chăng nữa.
Bạn cần ít hơn bạn nghĩ
Quay lại thời gian khi còn theo đuổi tiền bạc. Tôi dậy lúc 6h sáng và làm việc cho đến khi đi ngủ. Lúc nào tâm trạng tôi cũng tồi tệ. Chia tay bạn gái. Không có thời gian cho bạn bè. Thực tế là tôi không có thời gian để tận hưởng bất cứ thứ gì.
Câu chuyện của tôi không phải là duy nhất. Trên thực tế, những câu chuyện kiểu "tôi theo đuổi tiền bạc" thì phổ biến hơn những câu chuyện về những người kiếm được nhiều tiền.
Khi một triệu phú nói với bạn rằng tiền không mua được hạnh phúc, tất cả chúng ta đều nghĩ như vậy: "Nói thì dễ."
Đây là lý do tôi có mặt ở đây, như một người bình thường, để nói với bạn điều tương tự. Đừng theo đuổi tiền bạc. Ngay cả khi nó mang lại cho bạn sự tự do tài chính. Nếu tiền bạc mang lại cho bạn cái giá phải trả là tù túng về cảm xúc, thì điều đó không đáng.
Bạn luôn cần ít hơn bạn nghĩ. Khi tôi không hài lòng với công việc lương cao, tôi lùi lại một bước. Theo nghĩa đen.
Thay vì rời xa gia đình, tôi lại tiến lại họ gần hơn và giúp họ bằng nhiều cách khác. Không chỉ là về mặt tài chính mà còn là tình cảm, đơn giản là ở đó.
Và bây giờ, tôi đang làm những gì tôi thích. Tôi đang kiếm sống bằng công việc blogger và giáo viên online. Và bạn biết không, tôi thậm chí không cần nhiều tiền để có một cuộc sống tốt đẹp.
Thực tế, càng kiếm được nhiều tiền thì số tiền mà chúng ta phải chi trả cho những thứ liên quan đến công việc càng lớn. Ví dụ, nếu bạn phải sống trong một thành phố đắt đỏ để đi làm, chi phí sinh hoạt và đi lại của bạn phải cao hơn.
Thêm nữa là, bạn dành bao nhiêu tiền cho quần áo mà bạn mặc nơi công sở? Bộ đồ công sở, đầm, giày? Đó là tất cả số tiền mà bạn thường không chi tiêu.
Hãy ưu tiên tự do cảm xúc trước
Tôi hy vọng rằng bạn quyết định sẽ phấn đấu tự do cảm xúc trước tiên, không chỉ đơn thuần là tích luỹ được nhiều tiền.
Đúng là tiền mua được tự do, nhưng bạn không cần phải có nhiều tiền để đạt được điều đó. Hãy nhớ rằng: không có tiền, không có vấn đề gì. Đó là lý do tại sao chúng ta cần có một cảm xúc mạnh mẽ. Bạn không thể ức chế ngay từ lần đầu tiên gặp vấn đề.
Chúng ta phải mạnh mẽ và có khả năng đối phó được với áp lực. Với tôi, đó là bước đầu tiên để đạt được hạnh phúc và tự do trong cuộc sống.
Mọi lựa chọn của bạn trong cuộc sống đều có tác động mạnh mẽ đến chất lượng cuộc sống của bạn. Tất cả mọi hành động, đều có phản ứng.
- Bạn đã từng có một công việc đòi hỏi bạn luôn phải trong trạng thái sợ bị mất danh tiếng chưa? Nếu có, bạn không được tự do.
- Bạn có vay tiền để mua một chiếc xe hơi chưa? Nếu có, bạn không tự do.
Nhưng hãy nhìn xem, đó không phải là tận thế. Tôi đã từng mắc nợ. Tôi đã từng là tù nhân của môi trường công sở. Nhưng tôi đã thoát khỏi nó. Và tôi không phải là người duy nhất đã làm được điều này.
Tự do không phải là một sự ngẫu nhiên
Đó là một chiến lược có chủ ý đòi hỏi rất nhiều công sức, suy nghĩ và kế hoạch. Tôi khuyến khích bạn nên làm việc đó. Và tôi cũng làm như vậy. Bởi vì trong trò chơi này, bạn không thể đảm bảo bất cứ thứ gì. Bạn chỉ có thể sẵn sàng làm lại từ đầu.
Mai Lâm
Theo Nhịp Sống Kinh Tế/DF