Sinh nhật 10 tuổi Winmart

Làm thế nào để ngăn chặn sự cầu toàn kiểm soát cuộc sống của bạn

03/07/2019 13:53

Sự cầu toàn đã hết lần này đến lần khác làm suy yếu những nỗ lực, khiến chúng ta không thể đạt được những gì quan trọng nhất.

Cầu toàn là một tính cách, mà tính cách ấy luôn đặt ra những tiêu chuẩn và đòi hỏi rất cao trong mọi việc từ những việc nhỏ nhất đối với bản thân và người khác, luôn mong muốn sự hoàn hảo từ những việc mình làm và người khác làm. Đôi khi, nó dẫn đến cầu toàn kiểu rối loạn thần kinh (neurotic perfectionists) sẽ khiến bạn không bao giờ cảm thấy rằng mình đã làm tốt việc gì; rất cố chấp và lúc nào cũng tự phê bình bản thân.

Các nhà tâm lý học xác nhận rằng danh sách việc cần làm có thể giúp những người cầu toàn vượt qua sự tê liệt của chính bản thân. Tiến sĩ Thomas S. Greenspon, một nhà tâm lý học cho rằng “Những người cầu toàn có thể nhìn vào một danh sách những việc cần làm như một viên thuốc an thần giúp trấn an một ngày dài làm việc của họ”. Nhưng đi kèm với đó là một lời cảnh báo nguy hiểm rằng danh sách việc cần làm có thể phản tác dụng nếu chúng trở thành một bản báo cáo khác nếu như những người cầu toàn sử dụng chúng để đánh giá bản thân một cách khắc nghiệt hơn.

Danh sách những việc cần làm cũng không thể thay thế cho việc tư vấn hoặc các loại trợ giúp khác để đối phó với sự cầu toàn. Kết hợp với nhận thức về tình trạng này, dưới đây là một số cách hiệu quả để sử dụng danh sách việc cần làm để khắc phục tình trạng sự cầu toàn kiểm soát bạn.

  1. Chia nhỏ các dự án trong quy mô có thể kiểm soát

Đây được xem là một trong những lời khuyên phổ biến nhất về năng suất, nhưng điều này đặc biệt quan trọng đối với những người cầu toàn: chia nhỏ các dự án thành các nhiệm vụ có thể quản lý được. Cụ thể là chia các dự án thành các khoảng thời gian, nhiều hơn một chút và chia cho những người khác, thành các bước thực hiện. Dù bằng cách nào, bạn đã trang bị một loạt các nhiệm vụ riêng biệt để thực hiện thay vì đâm sầm vào một tảng mây lớn, mơ hồ với kỳ vọng cao treo trên đầu bạn.

  1. Xác định hành động tiếp theo trong một dự án thay vì tìm kiếm tất cả các buốc tiếp theo

Đối với những người cầu toàn, danh sách những việc cần làm có nguy cơ trở nên khó sử dụng và bị áp đảo, và phản ánh một phiên bản hoàn hảo của mỗi nhiệm vụ vượt trội so với những gì thực sự cần thiết và thực tế, tiến sĩ Alice Boyes cho biết. Ví dụ, người đó sẽ lên kế hoạch lập và cập nhật hàng ngày một bảng tính 10 cột trong khi điều thực sự cần chỉ là một bảng tính 3 cột được cập nhật hàng tuần.

Để giải quyết vấn đề này, Alice đề nghị cần xác định bước tiếp theo ngay lập tức cho từng dự án và nói không với những thứ khác. Ví dụ, nếu nhiệm vụ là sửa chữa một ngăn kéo bị hỏng thì hành động tiếp theo có thể là “mua keo siêu dính từ cửa hàng đồng đô la” chứ không nên tính toán điều gì thêm nữa.

  1. Thiết lập sự ưu tiên bằng cách thiết kế nhiệm vụ theo mô hình A, B, C và F

Xu hướng cầu toàn thường đã ăn sâu từ thời còn đi học, khi chúng ta tưởng tượng được rằng thành công trong tương lai của chúng ta phụ thuộc vào việc đạt điểm xuất sắc. Nhiều người tiếp thu lấy ý tưởng điểm số làm nên thành công và để có được, mọi người phải luôn luôn vượt lên và vượt lên.

Nhưng đến khi trưởng thành, khi hiệu suất làm việc di chuyển liên tục thì mọi nổ lực chỉ là một công thức mau dẫn đến sự kiệt sức.

Trạng thái cố gắng làm tốt mọi thứ, và sử dụng cùng một mức độ chi tiết, nỗ lực và năng lượng cho tất cả sẽ khiến bạn cảm thấy căng thẳng và kiệt sức mọi lúc, như thể bạn không bao giờ làm được những gì mình yêu thích thật sự, Tiến sĩ Jeff Szymanski - nhà tâm lý học lâm sàng cho biết.

Để giúp bạn ưu tiên các khía cạnh khác nhau trong công việc của mình, Szymanski khuyên bạn nên tự đứng lùi lại và tự hỏi mình một câu hỏi lớn hơn: “Tôi muốn cuộc sống của mình như thế nào?” Sau đó, hãy xác định các nhiệm vụ của bạn. Một nhiệm vụ, ba kỹ năng và nhiệm vụ A nào trong đó bạn muốn hoàn thành xuất sắc nhất, và viết chúng ra. Tiếp đến là xác định nhiệm vụ B là những nhiệm vụ mà bạn có thể cung cấp 80% khả năng, nhiệm vụ C - các nhiệm vụ mà về cơ bản không một ai, kể cả bạn, xem hoặc coi trọng chúng và cuối cùng là nhiệm vụ F, tức các nhiệm vụ đã trở nên tốn thời gian nhưng thực tế, điều đó không thành vấn đề.

  1. Thiếp lập một thời gian biểu thực tế và chú trọng thời gian cá nhân

Thông thường, những người cầu toàn sẽ gánh chịu nhiều hơn chúng ta những hậu quả của việc không ưu tiên. Họ đặt hy vọng vào bản thân sẽ đạt một mức lợi nhuận không thực tế trong khung thời gian có sẵn. Khi không đạt được những mục tiêu bất khả thi này, họ lại cảm thấy như mình đã thất bại và điều đó làm cho họ tiêu biến hết mọi động lực. Đó quả thực là một vòng luẩn quẩn.

Các chuyên gia khuyên bạn nên giao nhiệm vụ cho mình một giới hạn thời gian nhưng đừng trói buộc bản thân trong việc hoàn thiện từng chi tiết. Tiến sĩ Boyes cho biết, điều bạn cần là nhận thức về cách bạn sử dụng thời gian của mình và tìm kiếm sự hoàn hảo có thể tạo ra thay vì đặt nó vào trạng thái mất cân bằng.

  1. Đặt trọng tâm lên đúng mục tiêu

Những người cầu toàn thường trở nên quá tập trung vào kết quả cuối cùng của một dự án. Việc này quá thường xuyên và nó khiến họ bỏ lỡ sự hài lòng của những chiến thắng nhỏ tạo nên những động lực nội tại.

Khi được thiết lập đúng, danh sách việc cần làm có thể giúp bạn tập trung vào quy trình mà bạn có thể kiểm soát thay vì ám ảnh về kết quả trong tương lai, phần lớn nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn. Điều quan trọng nằm ở trọng tâm thay vì cứ chạy theo kết quả một cách mù quáng. Một cách tốt hơn để đạt được mục tiêu của bạn là đặt lịch để hoạt động thay vì thời hạn thực hiện.

  1. Khởi đầu một ngày nhiều năng lượng

Chúng ta có xu hướng đánh giá quá cao về mặt tâm lý những gì chúng ta có thể làm được trong ngày và sau đó cảm thấy tồi tệ khi chúng ta nhận ra mình không thể.

Những lúc như vậy, danh sách việc cần làm của họ không còn là công cụ giúp quản lý và kiểm soát các dự án mà là một lời nhắc nhở về tất cả mọi thứ mà họ đã thực hiện. Đây là một khung tâm trí đặc biệt căng thẳng cho một người cầu toàn. Thay vì thế, bạn hãy trải nghiệm bắt đầu một ngày mới nhẹ nhàng với những mục tiêu vừa phải, bạn sẽ cảm thấy mình có nhiều năng lượng hơn để hoàn tất mọi thứ dễ dàng.

  1. Nhận sự giúp đỡ

Chủ nghĩa cầu toàn đưa ra một nghịch lý: Nếu bạn đề xuất một điều gì đó hữu ích cho sự cầu toàn của tôi, tôi rất có thể bị sa lầy vào vấn đề liệu tôi có làm theo đúng đề xuất của bạn không. Vì vậy, nếu các danh sách việc cần làm trở nên hữu ích, thì đó là điều tuyệt vời, nhưng nếu điều đó không có ích thì Greens Greenspon khuyên bạn nên tìm kiếm liệu pháp khác.

Đối phó với sự cầu toàn là cả một hành trình dài. Rất ít kẻ cầu toàn có thể đưa ra quyết định rời bỏ công việc hiện tại, bắt đầu cuộc sống tự do hay chuyển hẳn ra nước ngoài; nhưng đôi khi bạn cần phải học cách từ bỏ nhu cầu thành công; bạn nên hiểu rằng có rất nhiều điều mà mình không thể biết và cũng không thể kiểm soát được.

Cuộc sống của bạn hay danh sách những việc cần làm không phải là thứ bạn có thể vạch ra sẵn và đòi hỏi sự hoàn hảo. Bạn có thể sẽ thành công hơn nếu biết buông bỏ những kỳ vọng vô cùng cao đối với bản thân và thay vào đó, hãy làm hết sức mình để tận hưởng một hành trình không thể tránh khỏi trên con đường dài của mình.

Ý Nhi/Theo FastCompany