Sinh nhật 10 tuổi Winmart

Lớp học hạnh phúc của Đại học Yale: Tác động của thu nhập cao đối với hạnh phúc là rất nhỏ

11/07/2019 19:54

Tờ New York Times gọi “lớp học hạnh phúc” trực tuyến miễn phí do Đại học Yale tổ chức là “khóa học được yêu thích nhất từ trước đến nay” của trường, hàng trăm sinh viên nói rằng sau khi kết thúc khóa học này, họ đã có những tiến bộ lớn trong việc thay đổi cuộc sống.


Tờ New York Times gọi “lớp học hạnh phúc” trực tuyến miễn phí do Đại học Yale tổ chức là “khóa học được yêu thích nhất từ trước đến nay” của trường, hàng trăm sinh viên nói rằng sau khi kết thúc khóa học này, họ đã có những tiến bộ lớn trong việc thay đổi cuộc sống.

"Tiền bạc không thể mua được hạnh phúc."

Trong phần lớn cuộc đời, tôi thấy sự đúng đắn của tuyên bố này rất khó chứng minh. Bất cứ ai nói rằng 20 tỷ không làm họ hạnh phúc hơn có lẽ đang bị hoang tưởng.

Tiền có thể giúp bạn kiểm soát cuộc sống tốt hơn, cho bạn tự do nghỉ hưu sớm, mang lại sự an toàn cho chính bạn và gia đình bạn, cho phép bạn tận hưởng sự thoải mái khi mua sắm, cho phép bạn khi mời bạn bè đi ăn nói "thoải mái đi, thích ăn gì cứ gọi" …

Vì vậy, khi Đại học Yale tổ chức "lớp học hạnh phúc" trực tuyến miễn phí, tôi đã quyết định tham gia. Tờ New York Times gọi đó là "khóa học được yêu thích nhất từ ​​trước đến nay" của trường, hàng trăm sinh viên nói rằng sau khi kết thúc khóa học này, họ đã có những tiến bộ lớn trong việc thay đổi cuộc sống.

Khóa học kéo dài 10 tuần, mang tên "Tiết học hạnh phúc", do Laurie Santos, giáo sư tâm lý học và khoa học nhận thức giảng dạy. Khi bắt đầu khóa học, cô đã chứng minh tại sao những gì chúng ta muốn trong cuộc sống không thực sự khiến chúng ta hạnh phúc.

Lớp học hạnh phúc của Đại học Yale: Tác động của thu nhập cao đối với hạnh phúc là rất nhỏ - Ảnh 1.

Thủ phạm ở đây là một hiện tượng mang tên "kỳ vọng sai lầm" (miswwantings), có nghĩa là đôi khi mọi người sẽ nảy sinh những "dự đoán sai lầm" về việc họ sẽ có bao nhiêu thứ trong tương lai.

Santos đề cập đến một vài "đặc điểm tâm lý khó chịu" ảnh hưởng đến việc theo đuổi những thứ không thực sự khiến chúng ta hạnh phúc. Cô tin rằng nhiều mục tiêu vật chất mà chúng ta theo đuổi đều ít hoặc không có tác động lâu dài đến sự hài lòng đối với cuộc sống của chúng ta. Một trong những quan niệm sai lầm chính mà cô ấy nói đến là tiền.

Một nghiên cứu từ Đại học Harvard năm 2018 cho thấy, đối với một triệu phú mà nói, "một gia tài khổng lồ mang đến cảm giác hạnh phúc mãnh liệt hơn."

Các nhà nghiên cứu tìm thấy bằng chứng nhất quán rằng mức độ giàu có (tài sản ròng từ 8 triệu USD trở lên) và cảm giác hạnh phúc có một mối liên hệ. (Mặc dù hầu hết chúng ta không phải là triệu phú, nhưng vẫn có rất nhiều dữ liệu cho thấy hạnh phúc có liên quan đến tiền ở một mức độ nào đó.)

Khi tôi hỏi Santos nghĩ gì về những nghiên cứu này, cô ấy trả lời: "Chúng rất quan trọng, nhưng tôi không nghĩ chúng có thể thay đổi thông điệp của tầng lớp xã hội ngày nay, đó là, tác động của thu nhập cao đối với hạnh phúc là rất nhỏ."

Cô nói rằng lòng biết ơn và thời gian rảnh để tương tác với mọi người có tác động lớn nhất đến cảm giác hạnh phúc của chúng ta. Cô nói thêm rằng làm điều này dễ hơn nhiều so với việc cố gắng kiếm ra khối tài sản trị giá 10 triệu USD.

Lớp học hạnh phúc của Đại học Yale: Tác động của thu nhập cao đối với hạnh phúc là rất nhỏ - Ảnh 2.

Santos tiếp tục: "Tiền không làm tăng cảm giác hạnh phúc như chúng ta nghĩ. Bộ não của chúng ta đang lừa dối chính chúng ta về việc càng nhiều tiền càng hạnh phúc."

Trong nửa sau của khóa học, Santos đã phỏng vấn Elizabeth Dunn, một nhà nghiên cứu về hạnh phúc và là đồng tác giả của cuốn sách "Happy Money". Họ thảo luận tại sao chi tiền cho những trải nghiệm hơn là những thứ cụ thể mới là lý do thực sự khiến chúng ta hạnh phúc.

Nhưng là trải nghiệm không phải đến từ những điều cụ thể ư? Bạn không cần sử dụng tiền để mua những thứ đó? Chẳng hạn, trải nghiệm tự lái xe trên những cung đường tuyệt đẹp khiến tôi cảm thấy hạnh phúc, vì vậy tôi đã chi hàng ngàn đô la để mua xe; trải nghiệm du lịch khiến tôi rất hạnh phúc, vì vậy tôi đã bỏ ra một đống tiền để mua vé xe, thuê khách sạn, ăn uống và tiền tham quan…

Chính xác là như vậy: đây đúng hơn là một cuộc giao dịch. Nếu tôi tập trung vào việc mua những thứ sẽ cho tôi trải nghiệm tích cực, tiền sẽ khiến tôi hạnh phúc.

Những trải nghiệm ngắn ngủi và tùy hứng, chẳng hạn như bỏ tiền ra mua một chiếc áo đắt tiền nhưng lại không định mặc chúng mỗi ngày, bạn sẽ chỉ cảm nhận được hạnh phúc tại thời điểm mua nó bởi bạn rất nhanh sẽ ném nó vào xó tủ và hứng thú với một chiếc áo hợp mốt mới ra lò khác. Mục tiêu của chúng ta chính là ngăn chặn những "hạnh phúc dễ phai nhòa".

Santos kết thúc bài học theo cách này: "Vậy, tiền có thực sự khiến chúng ta hạnh phúc hơn không? Có lẽ là "hơi" hữu ích. Hoặc có lẽ, nếu bạn ở Mỹ, khi bạn chỉ kiếm được 10.000 USD một năm, thì, có, nhiều tiền hơn sẽ khiến bạn hạnh phúc hơn". Tuy nhiên, đối với những người khác, nhiều tiền hơn không tạo ra nhiều khác biệt!


Dave Schools

Theo Trí Thức Trẻ