Sinh nhật 10 tuổi Winmart

Mang nửa tỷ đi loanh quanh khu đất vàng, anh trai Sài Gòn kiếm lời trăm triệu

07/04/2019 11:56

Cả ngày chân tay, quần áo lấm lem, người hôi hám nhưng anh Em (TP.HCM) rất yêu và muốn gắn với công việc hiện tại thật lâu.

Cả ngày chân tay, quần áo lấm lem, người hôi hám nhưng anh Em (TP.HCM) rất yêu và muốn gắn với công việc hiện tại thật lâu.

Tính đến nay, anh Phạm Văn Em (47 tuổi, phường An Phú, quận 2, TP.HCM) đã có gần 20 năm làm chuồng nuôi bò ở khu đất vàng. Anh cho biết, đang nuôi 20 con bò. Sáng mỗi ngày, anh dẫn bò ra mấy khu đất trống có nhiều cỏ cho chúng ăn. Chiều anh dẫn về, lùa từng con vào chuồng, khóa cổng cẩn thận.

Ngày 27/3, anh Em bán được hai chú bò có giá 20 - 25 triệu đồng/con cho một chủ cơ sở giết mổ trong thành phố. Anh cho biết, riêng việc nuôi bò mỗi năm vợ chồng anh thu nhập từ 100 - 150 triệu đồng.

Ngoài nuôi bò, vợ chồng anh Em còn trồng sen, nuôi cá rô phi, cá chép, cá diêu hồng, cá trắm trong ao.

Vào mùa sen nở, vợ anh Em hái hoa giao cho các cửa hàng trong thành phố hoặc khách quen. Mùa này, sen đang thay lá, vì thế, mỗi ngày vợ anh Em đều lội xuống ao hái ngó sen giao cho các quán ăn, quán nhậu gần nơi ở.

Anh Em cho biết, công việc hiện tại còn nhiều bấp bênh vì bò có thể bị bệnh, mất mùa hay cả ngày chân tay, quần áo lấm lem, người hôi mùi phân bò nhưng anh thấy bằng lòng với cuộc sống hiện tại.

Anh cho biết, hai vợ chồng đã dựng được căn nhà trong khu dân cư phường Bình Trưng Đông (quận 2, TP.HCM) nhưng vẫn thường xuyên ra chòi sống.

'Ở đây, ban đêm muỗi nhiều, đường đi lại còn khó khăn nhưng rất thanh tịnh', anh Em nói.

Ông Phạm Thanh Phương, chủ tịch UBND phường An Phú cho biết, vợ chồng anh Em là một trong ba hộ đã đăng ký với phường về việc chăn nuôi gia súc và cam kết không để những sai phạm như: thả rông bò, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường và phải chịu mọi trách nhiệm khi có sự cố xảy ra. Trong những năm qua, vợ chồng anh Em chưa để xảy ra sai phạm khi phường lập đoàn đi kiểm tra.

Ngăn cách giữa đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, đoạn quận 2, TP.HCM là hai viễn cảnh hoàn toàn khác nhau. Bên phường Bình Trưng Đông là những căn hộ chung cư, các khu biệt thự sang trọng đang hình thành. Còn bên phường An Phú lại như một làng quê thu nhỏ.

Những căn chòi dựng tạm bằng thân cây và lá dừa nước, mái lợp tôn trên khu đất nhô cao, lọt thỏm giữa ao sen.

Bên cạnh, đàn trâu bò, dê, mấy chú cừu đang gặm thức ăn.

Bên cạnh những con dê được thả rông, nhiều con được nuôi nhốt ở trong chuồng

Một trong những đàn heo của gia đình anh Nguyễn Phú Thịnh. Trước đây, anh Thịnh là kỹ sư cơ khí ở một công ty lớn tại TP.HCM. Năm 2003, đến khu đất chơi, thấy nơi đây bỏ trống, cỏ mọc um tùm, anh đã bỏ công việc kỹ sư để bắt tay vào chăn nuôi.

Tận dụng các khu vùng ven của thành phố còn hoang sơ, cỏ nhiều, họ nuôi thêm trâu bò đem lại thu nhập cao.

Tính đến nay, một số gia đình ở đây đã có nhiều năm làm chuồng nuôi trâu bò ở khu đất vàng. Trong đó, anh Phạm Văn Em (47 tuổi, phường An Phú, quận 2, TP.HCM) đã có thâm niên hơn 20 năm chăn nuôi ở đây. Hiện anh đang sở hữu 20 con bò.

Sáng mỗi ngày, đàn trâu bò được thả ra mấy khu đất trống có nhiều cỏ. Buổi chiều, từng con được dẫn về và cho vào chuồng, khóa cổng cẩn thận.

Chỉ tính riêng việc chăn nuôi trâu bò, mỗi năm các hộ ở đây có thu nhập khá cao, thậm chí họ thu về tiền tỷ.

Ngoài việc chăn nuôi gia súc, họ còn trồng sen, nuôi cá rô phi, cá chép, cá diêu hồng, cá trắm trong ao. Sau khi thu hoạch, họ sẽ giao cho các cửa hàng hoa trong thành phố hoặc khách quen.

Nhiều người lái xe ô tô vào tận nơi để thu mua các loại gia súc và gia cầm của các hộ chăn nuôi nơi đây.

Nhiều người đã dựng được căn nhà trong khu dân cư nhưng vẫn thường xuyên ra chòi sống. Ở đây, họ cảm thấy thanh tịnh và bằng lòng với cuộc sống hiện tại.

Thời gian tới, khu vực này sẽ được quy hoạch. Vì thế, nhiều người dân cũng đã tính đến việc sẽ đi nơi khác mua đất để việc chăn nuôi không bị gián đoạn hoặc tìm một phương kế sinh nhai khác.

Tú Anh - Hoài Nam

Theo VietnamNet