Sinh nhật 10 tuổi Winmart

Nếu không từ bỏ thói quen trì hoãn mọi việc, cứ đợi "nước đến chân mới nhảy", thì dù thông minh đến mấy thành công cũng không bao giờ thuộc về bạn

25/09/2018 13:11

Trì hoãn là một căn bệnh nhiều người mắc phải. Nó khiến bạn cứ mãi nấn ná, lần nữa, mãi không hoàn thành dứt điểm một việc gì đó. Cuộc sống không chờ đời ai cả, cứ tiếp tục trì hoãn, tuổi trẻ của bạn sẽ trôi đi nhanh chóng và những gì còn lại sẽ chỉ là những tiếc nuối, dở dang...


Trì hoãn là một căn bệnh nhiều người mắc phải. Nó khiến bạn cứ mãi nấn ná, lần nữa, mãi không hoàn thành dứt điểm một việc gì đó. Cuộc sống không chờ đời ai cả, cứ tiếp tục trì hoãn, tuổi trẻ của bạn sẽ trôi đi nhanh chóng và những gì còn lại sẽ chỉ là những tiếc nuối, dở dang...

Theo nhiều nghiên cứu trong 20 năm qua của khoa học tâm lý Mỹ, việc trì hoãn làm giảm chất lượng công việc và sự hạnh phúc của con người. Đôi khi, tất cả những gì bạn cần để đánh bại sự trì hoãn là một vài điều chỉnh đơn giản.

Bạn nhận ra có những ngày mình thức dậy với một tinh thần sảng khóai và tràn đầy năng lượng. Bạn lấy cà phê, nhìn danh sách công việc cần làm và bật máy tính lên. Nhưng rồi bạn chợt nhận ra deadline công việc hẵng còn xa. Bạn nghĩ rằng mình vẫn còn nhiều thời gian và tranh thủ lướt net hoặc truy cập vào những trang mạng xã hội để giết thời gian. Thế rồi cả buổi sáng của bạn kết thúc và bạn vẫn chưa làm được bất cứ một việc gì.

Nếu bạn cảm thấy quen thuộc với tình huống này thì bạn hoàn toàn không hề cô đơn. Bởi vì trong thực tế, trì hoãn được xem là căn bệnh phổ biến của cả thế giới. Một nghiên cứu được thực hiện bởi Piers Steel, đã chỉ ra rằng có đến 95% người tham gia khảo sát cho biết họ đã hoặc đang mắc phải thói quen trì hoãn công việc.

Sự nguy hiểm của việc trì hoãn đã được rất nhiều báo cáo khoa học đề cập đến: Những người trì hoãn mãn tính thường có hiệu suất làm việc kém hơn hẳn và mắc nhiều sai lầm trong công việc. 40% những người “nước đến chân mới nhảy” thừa nhận họ có nguy cơ mất mát về mặt tài chính đáng kể. Và đáng lo ngại hơn, tình trạng trì hoãn công việc có thể tạo ra căng thẳng cho người đi làm và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe.

Dưới đây là 3 lý do tại sao chúng ta thường trì hoãn công việc và cách để từ bỏ thói quen xấu này.

1. Thiếu động lực làm việc

 Nếu không từ bỏ thói quen trì hoãn mọi việc, cứ đợi nước đến chân mới nhảy, thì dù thông minh đến mấy thành công cũng không bao giờ thuộc về bạn - Ảnh 1.

Mọi người thường dễ dàng hài lòng với những công việc thoải mái bởi vì nó ít tạo ra căng thẳng hơn và nó làm cho chúng ta cảm thấy an toàn. Đó là lí do vì sao nhiều người lựa chọn công việc ít áp lực. Bởi vì nó đem lại cho bạn nhiều thời gian rảnh rỗi hơn, để bạn có thêm một giấc ngủ ngắn hoặc một vài giờ xem ti vi. Ngược lại, nếu lựa chọn theo đuổi đam mê, bạn cần tìm ra động lực để thúc đẩy bản thân.

Thành thật mà nói việc thực hiện những cuộc gọi bán hàng, thuyết trình và viết báo cáo hầu như không phải là những công việc “thú vị”. Thực tế, nó có thể gây ra sự quá tải, mệt mỏi và chán nản. Bạn nhìn vào những khó khăn của công việc và trì hoãn bởi vì không tìm thấy niềm vui cũng như động lực.

Vậy thì làm thế nào để chống lại nó? Đôi khi tất cả những gì bạn cần làm để có thể tìm thấy động lực chỉ là thay đổi điểm nhìn. Jim Vernon, Giám đốc điều hành của Rockher nói. “Thay vì tập trung vào nhiệm vụ thực tế bạn cần làm, hãy tập trung vào những kết quả mà bạn sẽ đạt được khi hoàn thành nó. Đó có thể là có nhiều thời gian hơn cho bản thân và con cái của bạn? Hoặc cũng có thể là một sự thăng tiến trong công việc? ”.

2. Nỗi sợ thất bại

 Nếu không từ bỏ thói quen trì hoãn mọi việc, cứ đợi nước đến chân mới nhảy, thì dù thông minh đến mấy thành công cũng không bao giờ thuộc về bạn - Ảnh 2.

Sợ hãi được coi là kẻ thù số một ngăn bạn bước đến thành công. Nỗi sợ thất bại là lý do phổ biến nhất khiến mọi người trì hoãn, đặc biệt là những người cầu toàn. Bởi vì những người này có xu hướng cho rằng mọi việc cần được chăm chút để trở nên hoàn hảo nhất có thể. Họ không cho phép bản thân mắc sai lầm, vì thế họ luôn mang trong mình nỗi sợ thất bại để rồi không dám đương đầu với thử thách.

Làm thế nào để vượt qua sợ hãi? Giáo sư tâm lí học người Anh Alan Baddeley cho rằng cách duy nhất để không còn trì hoãn nữa là học cách chấp nhận thất bại. Ông nói một tong những nguyên tắc và là đặc điểm cơ bản nhất của loài người là bất cứ cũng có thể phạm sai lầm và được phép sai lầm. Khoảnh khắc bạn học cách chấp nhận điều này, bạn sẽ không còn cảm thấy sợ hãi và trì hoãn bản thân nữa.

3. Sự nổi loạn

 Nếu không từ bỏ thói quen trì hoãn mọi việc, cứ đợi nước đến chân mới nhảy, thì dù thông minh đến mấy thành công cũng không bao giờ thuộc về bạn - Ảnh 3.

Trong một số trường hợp, trì hoãn là một cách để một người thể hiện sự không tán thành về một điều gì đó. Đối với học sinh, nó có thể là cách để chúng phản ứng lại với giáo viên khi không đồng tình với phương pháp giáo dục của họ. Với nhân viên, nó có thể là cách thể hiện sự oán giận của họ khi ngày ngày phải chịu áp lực từ công việc hoặc chịu đựng những ông sếp khó tính.

Cách tốt nhất để giúp ai đó đối phó với loại trì hoãn này là nói chuyện với họ.

Những người trì hoãn công việc như một cách để nổi loạn thường cảm thấy rằng họ đã bị xử tệ hoặc không công bằng. Một cuộc nói chuyện về mối quan tâm của họ sẽ giúp họ xả đi mọi buồn phiền trong lòng và tạo ra những năng lượng tích cực. Từ đó họ có thể thoát khỏi thói quen trì hoãn và bắt đầu những công việc mới.


Theo Minh An

Infonet