Nếu muốn có một ngày làm việc vui vẻ, đừng mắc phải những sai lầm dưới đây

16/09/2019 16:29

Những giây phút đầu tiên trong ngày làm việc rất quan trọng đối với năng suất của bạn trong một ngày làm việc banj rộn. Nếu bạn đến văn phòng muộn hoặc bị cuốn vào một mớ email, bạn có thể dễ dàng bị phân tâm, dẫn đến việc không tập trung hoàn thành các nhiệm vụ còn lại. Dưới đây là 07 sai lầm bạn cần nên tránh, nếu muốn có một ngày làm việc vừa thoải mái, vừa đạt chỉ tiêu sếp giao.

1. Đi làm trễ

Đi làm trễ đồng nghĩa với việc bạn đã hủy hoại ngày làm việc của mình trước khi nó bắt đầu.

Một nghiên cứu được tiến hành bởi tờ Huffington Post cho thấy, các vị sếp có xu hướng đánh giá những nhân viên đến muộn là vô trách nhiệm và cho họ vào danh sách hiệu suất làm việc thấp - ngay cả khi sau đó họ có làm việc nhiều đến đâu đi chăng nữa.

Điều đó có vẻ không công bằng nhưng cuộc sống mà. Hãy bỏ ngay suy nghĩ bạn đến muộn một chút cũng được, rồi bạn sẽ làm bù sau đó. Hãy cố gắng đến văn phòng càng sớm càng tốt và tập cho mình thói quen đi làm đúng giờ.

2. Quên chào hỏi đồng nghiệp

Bạn có thể tạo ra một không gian dễ chịu cho bản thân và những người xung quanh bằng cách dành vài phút để chào hỏi những người đồng nghiệp của mình.

Theo Lynn Taylor, một chuyên gia và là tác giả của quyển sách "Tame Your Terrible Office Tyrant: How to Manage Childish Boss Behavior and Thrive in Your Job" cho biết: "Nếu bạn là một nhà lãnh đạo và bạn không nói 'xin chào' với nhân viên của mình, thì điều đó chứng tỏ bạn thiếu các kỹ năng giao tiếp và có thể ảnh hưởng tới năng lực quản lý của bạn. Sẽ chẳng ai nghe theo một người quản lý thiếu những kỹ năng ứng xử cơ bản cả".

Ngay cả khi bạn không phải là người quản lý, việc tạo ra một không gian im lặng nơi bạn làm việc có thể khiến bạn khó tiếp cận và tương tác với đồng nghiệp một cách tốt hơn.

3. Trả lời tất cả các email khi vừa ngồi vào bàn làm việc

Ngay khi vừa tới văn phòng, bạn mở gmail và reply tất cả các email được gửi từ tối hôm trước. Trông có vẻ chuyên nghiệp, nhưng điều này không thật sự hiệu quả.

Trong nghiên cứu của Michael Kerr - một diễn giả kinh tế nổi tiếng cho thấy, thì trong 10 phút đầu tiên, hãy chọn lọc những email có nội dung quan trọng nhất, sau đó phân loại các email còn lại. Bằng cách đó bạn có thể phát hiện lập tức những điều bạn cần phải làm ngay và tạo ra một kế hoạch để trả lời các email còn lại.

4. Làm việc không theo kế hoạch

Đừng lao đầu ngay vào công việc của mình. Trước khi làm việc, hãy đảm bảo rằng bạn đã có kế hoạch rõ ràng – bằng cách ghi chú lại những ưu tiên hàng đầu và công việc phải hoàn thành.

Bằng cách này, bạn sẽ làm chủ được công việc và thời gian của mình. Trong lúc lập kế hoạch làm việc, hãy ước lượng thời gian để hoàn thành công việc và thời gian chênh lệch có thể xảy ra.

5. Việc dễ làm trước

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng năng lượng và ý chí của bạn sẽ giảm sút theo thời gian làm việc trong ngày. Đó là lý do tại sao bạn nên giải quyết những việc quan trọng càng sớm càng tốt.

Một số người gọi chiến lược này là "ăn ếch", dựa trên một câu trích dẫn của Mark Twain: "Ăn một con ếch sống vào buổi sáng và không có điều gì tồi tệ hơn xảy ra trong ngày hôm đó."

6. Làm nhiều việc cùng lúc

Bời vì có nhiều năng lượng vào buổi sáng nên bạn cảm thấy dường như mình có thể làm hàng triệu việc khác nhau cùng một lúc.

Những nghiên cứu cho thấy rằng đa nhiệm (làm nhiều nhiệm vụ cùng một lúc) có thể làm giảm hiệu suất của bạn trong nhiệm vụ chính. Tốt nhất là nên làm một việc tại một thời điểm.

Do đó, hãy tập trung vào một nhiệm vụ duy nhất trong 10 phút đầu tiên.

7. Suy nghĩ tiêu cực

Có thể bạn bị va phải một người khó tính trên đường đi làm. Hay bạn vướng vào một trận cãi vã vào đêm hôm trước. Đừng để những cảm xúc đó làm bạn mất tập trung vào những nhiệm vụ cần hoàn thành hôm nay.

Hãy đặt những cảm xúc tiêu cực cá nhân của mình vào một "chiếc hộp" mỗi khi bắt đầu một ngày làm việc mới. Bạn có thể "mở" chiếc hộp đó khi hoàn thành công việc của mình.

8. Tạo lập kế hoạch đầy tham vọng cho những gì muốn hoàn thành

Bạn nghĩ rằng khởi động ngày mới bằng nhiều mục tiêu lớn sẽ thúc đẩy hiệu quả công việc. Tuy nhiên, khoa học đã chứng minh, điều này chỉ khiến bạn thêm trì hoãn, chần chừ.

Theo nhà nghiên cứu thần kinh Sahar Yousef, nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng trì hoãn là sự sợ hãi. Khi phải đối mặt với nhiệm vụ quan trọng, bạn thường trở nên sợ hãi và nghi ngờ năng lực của mình.

Để ngăn chặn sự trì hoãn, hãy chia nhỏ các nhiệm vụ của bạn và tập trung vào hoàn thành từng công việc trong khoảng thời gian quy định.

Ý Nhi/Theo Business Insider