Khi người ta sống trên đời, có người sống chết để bảo vệ thể diện, có người xem nó nhẹ tựa lông hồng. Nếu bạn càng vì thể diện mà quan tâm đến ánh mắt người khác, bạn chỉ có thể sống dưới ánh đèn sân khấu do họ dựng nên.
Mã Đông từng nói: "Cuộc đời mỗi người chúng ta thường vì nhìn thấy con thuyền mà phớt lờ cả dòng sông."
Tại sao người ta thường phân chia cấp bậc, tầng lớp giữa con người với nhau? Bởi vì có sự so sánh giữa tầm nhìn, nhận thức giữa họ...
Những người ở đẳng cấp cao, giới hạn của họ không chỉ dùng tiền bạc để đo lường, mà còn thông qua khí chất, tầm nhìn, cách họ thực thi ước mơ thành hiện thực.
Ngược lại, những người ở "tầng" thấp, thường thích lãng phí thời gian vào 3 việc làm vô bổ này:
1. Yêu thể diện
Có người bảo rằng, khi bạn dám buông bỏ thể diện để kiếm tiền, nghĩa là bạn đã hiểu chuyện rồi.
Nhưng khi bạn giữ khư khư cái sĩ diện hão, chỉ biết uống rượu và nói phét, khoe khoang những điều không thực, thì chính bạn đang tự hạn chế mình với cuộc sống này.
Tôi từng đọc ở đâu đó một mẩu chuyện:
Có một thầy giáo rất nghèo, tình cờ được một gia đình giàu có thuê dạy học. Trong lòng anh ta mặc dù rất muốn kiếm được một khoản tiền lương lớn, nhưng khi nói chuyện với chủ nhà lại bảo rằng bản thân không màng danh lợi, anh ta đi dạy trước giờ chưa bao giờ để tâm vào vấn đề tiền bạc nhiều hay ít.
Trước đây, có người từng nhìn thấy anh ta ăn dưa muối hết hạn, nhưng anh ta cố sống cố chết cũng không chịu thừa nhận. Đã vậy còn biện hộ rằng:
"Bởi vì tôi hằng ngày đều ăn thịt ăn cá, nên bây giờ muốn thử chút những hương vị khác."
Kỳ nghỉ tết đến, thầy giáo kia trở về quê của mình. Chủ nhà biếu anh ta rất nhiều quà nhưng anh ta lại nhất quyết khẳng định rằng trong nhà có đầy đủ, không thiếu thứ gì.
Vì vậy, chủ nhà đã cử hai người hầu đưa anh ta về nhà, nhân tiện tìm hiểu về gia cảnh của anh ta luôn.
Thầy giáo kia sợ bại lộ, nên kiên quyết không để người hầu tiễn. Chủ nhà lại là người quan tâm lễ nghĩa, nên nhất quyết đòi để người đưa thầy giáo về nhà mới chịu.
Thầy giáo thấy không từ chối được, bèn cố ý tìm một cái cớ, rồi co giò chạy, gấp đến độ ngay cả hành lý của mình cũng quên mang theo.
Chủ nhà không còn cách nào khác, đành kêu hai người hầu nhanh nhẹn, thông minh đi dò hỏi nhà người thầy giáo để đưa lại hành lý. Nhưng đến nơi, hai người hầu không khỏi ngạc nhiên khi nhìn thấy ngôi nhà làm bằng đất, bên trong trống không, ngay đến một cái bàn cũng không có, cửa ra vào thì rách nát.
Người thầy nhận ra hai người hầu kia, sợ hãi đuổi họ đi.
Khi hai người hầu quay về, chủ nhà hỏi han tình hình gia cảnh thầy giáo, nhưng cả hai chẳng biết nên đáp thế nào.
Một trong số họ nói: "Nhà thầy có vườn rau hơn năm mươi dặm, và chân đèn trên bếp đáng giá cả ngàn lượng."
Hết kì nghỉ hè, người thầy kia vẫn chưa đến, nên chủ nhà mới sai người đi đón.
Sau khi biết câu trả lời của người hầu với chủ nhà, người thầy vui mừng, yên tâm đi dạy học tiếp.
Chỉ vì ưa thể diện, mà nhiều người đã sống những ngày thật khổ sở, phải giấu giếm người quen không dám nói sự thật, phải vay tiền để mua ô tô hạng sang, hoặc thậm chí chắt chiu từng đồng để Tết về có dịp nở mày nở mặt...
Nhưng bạn biết không, khi người ta sống trên đời, có người sống chết để bảo vệ thể diện, có người xem nó nhẹ tựa lông hồng. Nếu bạn càng vì thể diện mà quan tâm đến ánh mắt người khác, bạn chỉ có thể sống dưới ánh đèn sân khấu do họ dựng nên.
2. Tham danh vọng
Schopenhauer từng nói: "Cuộc sống đầy rẫy cám dỗ, nếu bạn dấn thân vào mà không thể thỏa mãn nó, bạn sẽ ôm về đau khổ. Nhưng nếu có được quá nhanh, bạn lại cảm thấy dễ nhàm chán. Thế nên đời người luôn xoay vần giữa vui vẻ, đau khổ là như vậy."
Làm người, đừng nên có quá nhiều lòng tham. Biết đủ mới là tài phú thực sự cả đời.
Ngày xưa, có một người đàn ông tham lam ra đường mua giày, ông ta nghĩ trong đầu nhất định phải mua được đôi thật rẻ.
Đúng lúc cách đó không xa, có người bán hàng đang rao lớn: "Một đôi giày 1 đô la đây. Mại dô, mại dô!"
Người tham lam mới hỏi: "Có thật không?"
Người bán hàng đáp: "Đương nhiên là thật. Giày ở đây ông anh cứ tùy ý chọn, nhưng mà có một điều kiện, chính là trong 3 ngày không được nói câu nào."
Người tham lam không nói lời nào, chọn một đôi giày 1 đô la rồi đắc ý về nhà.
Thấy anh ta mua giày mới, người vợ mới hỏi: "Đôi giày này bao nhiêu thế?"
Người tham lam không lên tiếng, vợ gặng hỏi mãi nhưng anh ta nhất quyết không đáp. Thấy vậy, chị vợ mới dẫn anh ta đi khám cổ họng.
Bác sĩ hốt hoảng nói, hàng chục năm nay, ông ấy chưa bao giờ thấy căn bệnh lạ như vậy. Chị vợ thất vọng dẫn chồng về nhà.
Ba ngày sau, người bán hàng đến nhà nói chuyện với chị vợ một lát, rồi bảo người tham lam: "Anh có thể nói chuyện rồi đấy!"
Người tham lam vui vẻ giải thích cho chị vợ, rằng chỉ mất có 1 đô la mà mua được đôi giày rồi. Nhưng chị vợ lại giận dữ mắng:
"Vừa rồi người bán hàng nói có bí quyết trị bệnh câm, tôi đã dùng 1000 đô la mua cho ông rồi còn đâu."
Bánh nướng đời thực không thể như truyện cổ tích từ trời rơi xuống được. Bạn phải có sự trao đổi phù hợp, người ta mới chấp nhận.
Thế nên, đừng vì lòng tham nhất thời mà hại mình cả đời. Tham lam càng nhiều nhưng không muốn bỏ công sức, thì thứ bạn nhận được về sau chỉ là bờ vực thẳm.
3. Thích nổi nóng
Có câu nói thế này:
"Người ở tầng nhất có năng lực, không nóng nảy; người ở tầng hai có năng lực, nhưng nóng nảy."
Thế nên mới nói, ai cũng có tính nóng giận, khi bạn mất bình tĩnh là chuyện bình thường, là làm theo bản năng. Nhưng nếu bạn muốn đứng tầng nhất, bạn phải có bản lĩnh kiểm soát tính tình của mình.
Nổi nóng không giải quyết được vấn đề mà còn khiến mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn.
Khi chúng ta mất bình tĩnh, chỉ số IQ sẽ bị cảm xúc thu phục và trở thành nô lệ cho cảm xúc ngay lúc đó.
Trong tâm lý học có một hiệu ứng "đá mèo" như sau:
Sự hài lòng hay bất mãn của con người đều được sắp xếp thành một hình kim tự tháp cùng những điểm mạnh, yếu của họ. Như vậy, những người ở tầng thấp hơn sẽ phải chịu nhiều chuỗi năng lượng tiêu cực hơn.
Tính cách thực sự có thể quyết định số phận của một người, vì thế đừng để sự nóng nảy phá hủy phúc khí của bạn.
Thiên Tuyết
Theo Báo Dân Sinh