Sinh nhật 10 tuổi Winmart

Người giàu ngầm khó đoán, nhưng người nghèo thì nhìn một phát là ra: Vì họ luôn thích tiêu tốn thời gian cho 5 chuyện

17/09/2020 10:45

Khổng Tử nói: “Tu thân tề gia trị quốc bình thiên hạ”, một người đến “tu thân” còn không ra đâu với đâu thì nói gì tới “bình thiên hạ”!


Khổng Tử nói: “Tu thân tề gia trị quốc bình thiên hạ”, một người đến “tu thân” còn không ra đâu với đâu thì nói gì tới “bình thiên hạ”!

Có câu: sống chết do trời, phú quý tại thiên.

Đường đến và nơi về của con người là ở đâu, không ai biết, chỉ có thể dựa vào sự dẫn lối của "vận mệnh" để tiến về phía trước, thấy bước nào, đi bước nấy. Tiền tài của con người, bảy phần dựa vào nỗ lực, ba phần là do trời định. Muốn kiếm nhiều tiền, bắt buộc phải có cái gọi là "thiên thời địa lợi nhân hòa", còn nếu muốn kiếm đủ tiền để nuôi gia đình thôi thì chỉ cần nỗ lực là đủ rồi.

Mặc dù nói "cần cù" có thể tích lũy tiền tài, nhưng ở cái xã hội này, lại có những người tới tiền cũng không kiếm nổi, thậm chí tới cơm cũng chẳng thể ăn no tử tế. Người như vậy, nói vui thì là "nghèo tới bay màu", mà đã tới mức "bay màu" rồi thì nhìn một cái là có thể đoán ra được ngay.

Vì sao lại nói vậy? Có câu "tương do tâm sinh, mệnh do trời định", nếu cái "tâm" của ai đó đủ lớn mạnh, vậy thì ngoại hình và khí chất của họ tất nhiên cũng sẽ "phi phàm", còn nếu bạn có một cái "tâm" nghèo nàn, vậy thì dù có sống thế nào, cũng chẳng thể thoát được ra khỏi cái "khí nghèo" ấy được.

Nhiều khi, thứ tạo nên sự nghèo nàn của bạn, hoàn toàn không phải là môi trường, mà chính là bản thân bạn. Cần phải biết, "hành sự tại nhân, nhân sự bảy phần, thiên ý ba phần", nếu ngay cả đến cái "nhân sự"cũng làm không tốt, vậy thì làm sao có thể có được "cơ hội" tương ứng?

Có người nói: "Cơ hội, thường để dành cho những người có sự chuẩn bị."

Nếu bình thường không biết tích lũy thực lực, mà cứ cố chấp đâm đầu vào 5 việc dưới đây, vậy thì dù ông trời có thương tình cho cơ hội, e là cũng chẳng thể nắm chặt được. Tới lúc đó, chỉ có thể trách mình thôi!

Người giàu ngầm khó đoán, nhưng người nghèo thì nhìn một phát là ra: Vì họ luôn thích tiêu tốn thời gian cho 5 chuyện - Ảnh 1.

Không chịu lao động, ở nhà ăn bám

Xã hội này có một nhóm người chỉ biết ở nhà dựa vào ba mẹ để sinh tồn. Họ cũng chẳng ít tuổi, nhưng lại không chịu lao động vất vả, cậy có ba mẹ nuôi mình, đó là những thành phần "ăn bám" trong xã hội.

Cùng với sự gia tăng của áp lực cuộc sống, nhiều người hình thành nên tâm lý "chống đối", không muốn vất vả ngoài xã hội mà "làm khổ" mình làm gì.

Vì vậy, họ thà là lựa chọn lười biếng, lựa chọn không làm việc, cũng phải ở nhà với ba mẹ. Lý do của họ rất đơn giản, chính là hi vọng có thể "tận hiếu", không muốn xa gia đình.

Nhưng hành vi của họ lại không khác chuột nhắt chui vào thùng gạo là bao, từng chút từng chút một ăn tới không còn hạt gạo nào. Cuối cùng, khi gạo hết rồi, thì cũng là lúc phát hiện ra mình không còn bản năng trèo ra khỏi thùng gạo nữa. Người như vậy, có thể không nghèo ư?

Không có chí hướng, sống tạm bợ

Trog xã hôi này, rất nhiều người trẻ đều thích hai chữ "bình thường". Quan điểm của họ là, sống, cứ "bình thường" thôi, không cần quá thông minh, cũng không cần nghĩ quá nhiều.

Vì vậy, từng có người bình luận những người lựa chọn sự "bình thường" này rằng: "Còn chưa chịu cái khổ của nhân gian, đã lớn tiếng bàn tới chuyện làm một người bình thường. Họ không phải bản thân vốn dĩ bình thường, mà đó là bởi nội tâm của họ nghèo nàn, cằn cỗi, không hề có chút sự nhiệt huyết và sức sống nên có của tuổi trẻ."

Câu nói này tuy nghe hơi khó lọt tai, nhưng nó lại chính là chân lý cuộc sống. Cần phải biết, chỉ những người đã chịu qua những cái khổ, cái vất vả của thế gian rồi mới có tư cách đi nói tới cái gọi là "bình thường". Cũng giống như một người trẻ tuổi, vốn dĩ có cái khí khái có thể "chỉ điểm giang sơn, cưỡi sóng đạp gió", nhưng lại lựa chọn chôn chặt mình, sống kiểu qua ngày. Người trẻ như vậy, nhất định sẽ không nên được tiền đồ gì.

Con người, thiên chất có thể bình thường, nhưng nội tâm nhất định không được cằn cỗi. Bởi vì một khi nội tâm của bạn đã cằn cỗi, vậy thì cả đời này bạn cũng sẽ chỉ có thể sống một cách "lầm lũi" mà thôi.

"Mong manh dễ vỡ", không chịu được đả kích

Arnold từng nói: "Sự phá sản tồi tệ nhất chính là đánh mất đi nhiệt huyết của bản thân."

Sống ở đời, chuyện không được như ý vốn đã được định sẵn là rất nhiều. Có câu "đời người 10 phần thì có tới 8,9 phần là không như ý", nhìn nhận một cách tổng quan thì cuộc đời con người, về cơ bản thì 8,9 phần đều là "hoạn nạn", chỉ có 1,2 phần là "hạnh phúc".

Có những người, vừa gặp chút khó khăn liền nhụt chí, không oán thiên thì quay sang hận địa, từ đó đánh mất đi chính mình trong sự "thất vọng", tự dẫn mình đi vào ngõ cụt, đắm chìm sâu trong bóng tối.

Càng là người nghèo, tâm thái càng kém. Vì sao nói vậy? Vì "tâm nghèo" nên làm việc không còn sức, làm người cũng chẳng còn "khí", cuối cùng chỉ đành sống kiểu "bèo dạt mây trôi".

Con người, nếu muốn nên nghiệp lớn, vậy thì phải mạnh mẽ lên, cắn răng chịu đựng rồi cố gắng vượt qua mỗi một lần vấp ngã, khó khăn, có vậy mới có thể giống như phượng hoàng, kiêu hãnh tái sinh từ trong ngục lửa vô tận.

Ham hố lợi ích nhỏ, khó mà ra được thành tựu

Có người nói rằng: "Con người, nếu quá tham lam, chỉ chăm chăm vào lợi ích nhỏ nhoi trước mắt, cuối cùng, thứ tổn thất, không chỉ là chút tiền bạc mọn, mà là cả cuộc đời."

Trong cuộc sống, rất nhiều người có thói quen này, ham hố lợi ích. Chỉ cần chỗ nào kiếm được chút tiền, hay "ăn hôi" được chút ít lợi ích dù là nhỏ nhoi, họ cũng sẽ không màng tất cả mà lao đầu, để rồi cuối cùng lại chỉ là "kiếm được hạt dưa, mất cả quả dưa hấu".

Càng là người nghèo, tầm nhìn của họ càng ngắn.

Có câu: "Người giàu nghĩ tới năm sau, người nghèo chỉ cần trước mắt."

Sự khác biệt giữa người với người, thực ra nằm ở "tầm nhìn". Cũng giống như một người nghèo, thứ mà họ nhìn thấy mãi mãi chỉ là ba tấc đất ruộng trước cửa nhà, còn người giàu, thứ mà họ trông thấy, lại là thế giới rộng lớn hơn ngoài 3 tấc đất kia.

Có câu, "Ếch nơi giếng nhà không hiểu ngôn ngữ của biển, côn trùng mùa hè không hiểu được tiếng của băng", thực ra chính là đạo lý này.

Ngày ngày oán than, tranh cãi không dứt

Tôi có một đồng nghiệp, là một nhân viên khá có năng lực ở công ty. Nhưng anh ấy có một khuyết điểm đó là gặp việc là lại phàn nàn, oán than, gặp bất cứ vấn đề gì cũng không nghĩ cách giải quyết trước mà luôn để cảm xúc chiếm thế thượng phong, để sự nóng giận lấn át đi lý trí.

Cũng chính vì khuyết điểm này mà lãnh đạo dù biết anh ấy có năng lực nhưng lại không dám tin dùng. Nguyên nhân rất đơn giản, người như vậy, chỉ có cái vỏ năng lực nhưng lại thiếu đi "nội hàm chắc chắn", suy cho cùng thì cũng không đáng tin.

Đối nhân xử thế, thực ra quan trọng nhất vẫn cần tới "nội hàm" độc đáo của bản thân. Thế nào là nội hàm? Chính là thái độ nhìn nhận sự việc, nhìn nhận thế giới của một người, và cả khí chất và sự hiên ngang mà người ấy thể hiện ra.

Một người vừa xuất hiện đã đem lại sự uy phong lẫm liệt, tất nhiên có thể "xưng đế một phương", nhưng nếu chỉ suốt ngày biết "than trời oán đất", vậy thì sẽ chỉ có thể kéo theo những người bên cạnh mình cùng rơi vào thảm cảnh mà thôi.

Giống như mọi người đều nói "cảm xúc có thể lây lan". Con người, nếu muốn phát triển cho tốt, vậy thì phải bỏ đi cái tật hay phàn nàn của mình, nếu không sẽ chỉ hại người hại cả bản thân.

Người nghèo, hoàn toàn không phải ngay từ khi sinh ra, số phận đã định đoạt họ phải là "người nghèo", mà là bởi họ không biết cách đi phát triển bản thân, không biết "phát huy sở trường, thay đổi thiếu sót", "nghèo bay màu" cũng chỉ là nhân quả mà thôi!

Khổng Tử nói: "Tu thân tề gia trị quốc bình thiên hạ", một người đến "tu thân" còn không ra đâu với đâu thì nói gì tới "bình thiên hạ"!