Sinh nhật 10 tuổi Winmart

Người hướng nội không nên kinh doanh, càng không thể trở thành doanh nhân thành đạt? 5 minh chứng chứng minh nhận định hoàn toàn sai

22/08/2019 22:48

Nếu bạn biết bạn là người hướng nội và không thích hòa mình vào đám đông, thì hãy tìm những đồng đội có thể bù đắp những xu hướng đó cho bạn.

Nếu bạn biết bạn là người hướng nội và không thích hòa mình vào đám đông, thì hãy tìm những đồng đội có thể bù đắp những xu hướng đó cho bạn.

Hướng nội và hướng ngoại là những đặc điểm đặc trưng để xác định cách một người thích dành thời gian của mình. Người hướng nội có xu hướng thích những trải nghiệm yên tĩnh, cô độc và nội tại, trong khi người hướng ngoại thì lại thích môi trường năng động, hợp tác và xã hội. Rõ ràng, không có tính cách nào vốn dĩ đã tốt hơn tích cách nào, nhưng đối với người hướng nội, việc khởi nghiệp kinh doanh có thể là thử thách.

Điều này có nghĩa là người hướng nội thì không thể trở thành một doanh nhân không?

Đương nhiên là không. Trên thực tế, có một số ví dụ đột phá về những người hướng nội đã trở thành chủ doanh nghiệp thành công nhất trong lịch sử.

Hoàn cảnh khó khăn của người hướng nội

Tại sao người hướng nội lại phải đối mặt với một số khó khăn khi bắt đầu ở vị trí của một doanh nhân? Đối với những người mới bắt đầu, các doanh nhân thường có xu hướng sẽ làm tốt hơn nếu họ lôi cuốn, một đặc điểm thường có ở những người hướng ngoại. Sự lôi cuốn giúp bạn tạo ra nhiều kết nối hơn, truyền cảm hứng cho nhân viên của bạn, dễ dàng tạo được niềm tin và tăng lượng tương tác. Xu hướng xã hội và hướng ngoại cũng giúp bạn gặp được những con người mới tại các sự kiện kết nối và lối sống doanh nhân khá hỗn loạn và ồn ào - điều mà ít người hướng nội thích thú.

Vậy làm thế nào để những người hướng nội không chỉ có thể sống sót mà còn phát triển? Hãy xem những doanh nhân này và cách họ sử dụng thiên hướng hướng nội của mình để thành công:

1. Larry Page

Larry Page đồng sáng lập Google cùng với Serge Brin - và tất cả chúng ta đều biết câu chuyện đó đã kết thúc như thế nào. Page đóng vai trò là Giám đốc điều hành của Google cho đến năm 2001 và sau đó đảm nhận lại vị trí này vào năm 2011 (kéo dài đến năm 2015, trong quá trình chuyển đổi Google sang Alphabet).

Vào thời điểm đó, nhiều người coi quyết định trở lại của Page là một lựa chọn kỳ quặc, bởi vì anh ấy rất dè dặt và hơi khác thường. Nhưng chính sự trầm lặng và bản chất thông minh của Page, ông đã có thể tạo ra một sản phẩm cải tiến mới và lập ra một thương hiệu độc đáo vẫn còn tồn tại như một trong những ví dụ điển hình chất của văn hóa doanh nghiệp.

2. Bill Gates

Bạn có thể biết rằng Bill Gates là người sáng lập Microsoft và một người hiện có khối tài sản giá trị hàng tỷ USD. Gates khởi nghiệp như một người hướng nội đơn độc, nhưng ông đã sử dụng những người xung quanh để bổ sung cho những điểm mạnh và điểm yếu của chính mình.

Nói theo cách của ông, nếu bạn thông minh, bạn có thể học cách tận dụng những lợi ích của người hướng nội, có thể là, sẵn sàng nghỉ việc trong vài ngày và suy nghĩ về một vấn đề khó khăn, đọc mọi thứ bạn có thể đọc, cật lực thúc đẩy bản thân để nghĩ thoát ra một vấn đề đó. Sau đó, nếu bạn nghĩ ra một cái gì đó. . . bạn tốt hơn nên học những gì người hướng ngoại làm, tốt hơn là bạn nên thuê một số người hướng ngoại và tận dụng cả 2 kỹ năng của từng nhóm người.

Tỷ phú Bill Gates

3. Warren Buffet

Warren Buffet, người sáng lập và CEO của Berkshire Hathaway, là một trong những người giàu nhất thế giới và là một nhân vật nổi tiếng trong giới đầu tư. Ông cũng được biết đến với tài lãnh đạo, sự kiên trì thông minh và tư duy phản biện. Thiên hướng của ông là hướng nội nhưng ông vẫn lãnh đạo được một trong những doanh nghiệp nổi tiếng.

Ông mang tài lãnh đạo thông thái vào lối giao tiếp của mình, để cho xu hướng hướng nội của ông phát huy như một sức mạnh kinh doanh.

4. Mark Zuckerberg

Nhà sáng lập Facebook và tỷ phú Mark Zuckerberg từng được COO Sheryl Sandberg mô tả là một người "nhút nhát và sống nội tâm, và anh ta thường có vẻ không mấy thân thiện với những người không biết mình, nhưng bản chất anh ta rất ấm áp." Zuckerberg đã có thể tạo được sức hút nhờ tính hướng nội của mình, nghe thật mâu thuẫn.

Xung quanh anh là các trưởng nhóm, những người tiếp thêm cho thế mạnh của anh, điều này đã cho phép anh ấy xây dựng Facebook thành công ty như ngày nay.

5. Elon Musk

Thật khó có thể tưởng tượng nổi một người đàn ông được cho là người nối nghiệp của Steve Jobs, đã từng là một kỹ sư hướng nội, dè dặt - nhưng bản thân Musk lại cởi mở về quá khứ đó.

Ở đâu đó, Musk có thể nhìn thấy sức mạnh mà ông có thể mang lại nhờ giao tiếp và xã hội hóa; và ông hiệu chuẩn lại tính dè dặt của bản thân để ý tưởng của ông phát triển trong một môi trường truyền thống ủng hộ người hướng ngoại.

Vậy những người hướng nội khác có thể học được những gì từ những nhà lãnh đạo tuyệt vời này?

Hướng nội không quyết định hành vi của bạn. Chỉ vì bạn hướng nội, không có nghĩa là bạn không thể hòa nhập với xã hội. Hãy rút ra bài học từ Elon Musk hoặc Warren Buffet, và vượt qua tính hướng nội của bạn bằng cách phát triển bản thân thành một nhân vật có khả năng giao tiếp lôi cuốn hơn.

Hướng nội cũng có một số lợi thế. Hãy tự hào về tính hướng nội của bản thân. Người hướng nội có xu hướng suy nghĩ sâu sắc và thấu đáo hơn, vì vậy hãy sử dụng những lợi thế đó để đưa ra giải pháp tốt hơn cho doanh nghiệp của bạn.

Bản tính không quyết định thành công hay thất bại. Cả người hướng ngoại lẫn người hướng nội đều không thể đảm bảo về thành công của mình trong giới kinh doanh. Thành công của bạn được quyết định bởi những hành động bạn làm, chứ không phải bởi bạn là ai.

Bạn luôn có thể bù đắp cho điểm yếu của bạn. Bạn có thể, nhưng thiếu khôn ngoan khi cố gắng tự làm mọi thứ - đặc biệt là nếu bạn hướng nội. Nếu bạn biết bạn không phải là người hướng ngoại và không thích giao tiếp với người khác, hãy tìm những người đồng đội có thể giúp bạn làm những điều đó.

Là một người hướng nội không có nghĩa là bạn không thể kinh doanh, và nó thậm chí cũng không có nghĩa là bạn ắt hẳn phải khó khăn. Điều đó chỉ có nghĩa là bạn có một kỹ năng khác và cách xử lý khác, điều này phải được xem xét khi bạn tìm đồng đội và bắt đầu doanh nghiệp của mình.

Biết điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, thích nghi hoặc bù đắp cho chúng. Với phương pháp này, bạn sẽ thành công bất kể bạn bắt đầu như thế nào.

Theo Mộc Dương/Nhịp Sống Kinh Tế/ETR