Sinh nhật 10 tuổi Winmart

Những nỗi sợ hãi thầm kính mà doanh nhân phải vượt qua trên thương trường

15/04/2019 21:49

Có rất nhiều nỗi sợ mà các doanh nhân thường gặp. Nếu chúng ta không đối diện với các thử thách đó, nỗi sợ sẽ tiêu thụ chúng ta. Bất kể nỗi sợ của bạn là gì, bây giờ chính là lúc để đương đầu và vượt qua chúng, nếu không chúng sẽ giữ bạn khỏi thành công.

Sợ hãi là một trong những cảm xúc cơ bản trong tâm lý của con người. Não bộ của chúng ta được lập trình để cảm thấy sợ bởi điều đó giúp chúng ta tránh khỏi tai hoạ; nó giúp chúng ta an toàn.

Nhưng nỗi sợ cũng có thể giữ chúng ta lại – nếu chúng ta để nó chi phối. Sự sợ hãi phát triển dựa vào nỗi sợ, nghĩa là bạn càng tránh thứ mà bạn sợ, bạn càng cảm thấy lo lắng và bất an. Để vượt qua điều này, chúng ta phải đối mặt với những nỗi lo lắng và nghi ngờ ăn sâu vào tiềm thức của bản thân. Chúng ta phải chấp nhận nỗi sợ của mình và tìm cách để vượt qua chúng.

1.Sợ sự thay đổi

Thay đổi bất kì thứ gì cũng có thể trở nên đáng sợ. Thực ra thì não bộ của chúng ta được lập trình sẵn để tránh sự thay đổi. Tìm kiếm sự an toàn, chắc chắn và thoải mái là điều tự nhiên. Chúng ta kháng cự sự thay đổi bởi điều đó đe doạ đến những gì có sẵn. Nhưng sự tự mãn có thể kìm hãm chúng ta khỏi hành động và tiến lên phía trước.

Nỗi sợ thay đổi khiến chúng ta lo lắng về tương lai, và điều này chắc chắn sẽ dẫn tới tư duy bó hẹp khiến chúng ta thất bại trong việc đưa ra các điều chỉnh hoặc dự đoán những gì sẽ xảy đến tiếp. Bạn không thể tránh sự thay đổi mãi mãi. Bất kể bạn đang ở giai đoạn nào trong việc kinh doanh, bạn sẽ phải tìm cách để sử dụng và thu thập sự đổi mới và phát triển.

2.Sợ thất bại

Thất bại thường được xem như là điều tệ nhất có thể xảy ra. Khi nghĩ đến thất bại, chúng ta nghĩ đến sự tủi hổ và đau đớn của việc mất tất cả. Nhưng nỗi sợ thất bại thường ăn sâu vào trong sự kiêu căng.

Nếu chúng ta thất bại, chúng ta tin rằng tất cả những ai nghi ngờ đã đúng. Thay vào đó, hãy tự hỏi bản thân hai điều: 10 năm sau, liệu bạn có hối hận khi không nắm bắt cơ hội đó? Và nếu bạn thất bại, điều gì sẽ xảy ra?

Lập ra một kế hoạch B sẽ giúp bạn có sự tự tin để vững bước. Hãy điều chỉnh lại tư duy và coi thất bại như một cơ hội để thử thứ gì đó mới. Nếu việc bạn đang làm không thành công, đó là cơ hội để thử một việc mới.

3.Sợ rằng bạn không có đủ hiểu biết

Điều này nghe có vẻ ngốc nghếch, nhưng bạn không biết điều bạn không biết. Chúng ta đều có những lỗ hổng trong tri thức của mình, hoặc những điểm mù trong sự nhạy bén kinh doanh. Nhận ra điều đó giúp bạn giảm thiểu những lỗ hổng như vậy. Nếu bạn lo rằng bạn đang thiếu thông tin trong các lĩnh vực chuyên dụng, hãy làm việc để sửa lại tình huống đó.

Đừng sợ để hỏi sự giúp đỡ. Hãy tìm những người thầy hoặc nguồn lực để giúp bạn lấp đầy những khoảng trống của bạn. Hãy tìm kiếm sự phản hồi từ những người khác mỗi bước bạn đi. Nhưng đừng để nỗi sợ khiến bạn liên tục nghi ngờ bản thân. Hãy tự tin và tin vào thiên tính của bạn.

4.Sợ những gì bạn không biết

Sự không chắc chắn được thiết kế trong não bộ của chúng ta như một cái báo động. Chúng ta thường tránh những gì không xác định bởi chúng ta sợ sự thay đổi. Chúng ta sợ việc mất kiểm soát và không thể quản lý được các tình huống có thể xảy ra. Để tiến bước vào trong sự không xác định rất đáng sợ bởi chúng ta không có sự bảo đảm về những gì sẽ xảy ra.

Cái chưa biết chắc chắn sẽ dẫn tới một sự thay đổi nào đó. Nó có thể dẫn tới thành công, nhưng nó cũng có thể dễ dàng dẫn tới thất bại. Khi bạn đã hiểu được điều gì tạo nên thành công cho doanh nghiệp của bạn và tự tin vào mô hình kinh doanh và sự chuẩn bị của mình, bạn sẽ cảm thấy chắc chắn hơn khi khám phá thứ chưa biết.

5.Sợ việc chi tiền cho kinh doanh

Có mộng lớn, phát triển một kế hoạch kinh doanh và đặt mục tiêu là một chuyện. Đánh cược tài chính hoặc tiền tiết kiệm của bạn vào các khoản chi kinh doanh lớn lại là chuyện khác. Nhưng đây là mấu chốt của vấn đề : Bạn không thể phát triển doanh nghiệp của mình nếu không đổ tiền vào đó.

Kể cả một doanh nghiệp nhỏ với ít kinh phí để hoạt động rồi cũng sẽ cần một khoản vốn để bạn có thể quảng cáo, tạo nên một trang web hoặc đầu tư vào các thiết bị văn phòng như máy tính. Đúng, trả cho các chi phí này là một rủi ro, nhưng trừ khi bạn quyết tâm đầu tư vào ước mơ của mình, giấc mơ ấy sẽ nhanh chóng tan biến.

6.Sợ rủi ro

Mỗi khi chúng ta chấp nhận rủi ro, chúng ta đang đánh cược bản thân, doanh nghiệp và danh tiếng của mình. Rủi ro có thể mang lại thành công ngoài mong đợi, hoặc nó có thể dẫn bạn xuống vòng xoáy thất bại. Nhưng có một sự khác biệt rõ ràng giữa những rủi ro nguy hiểm và những rủi ro đã được tính toán.

Những người chấp nhận rủi ro nguy hiểm giống như những con bạc, họ đánh cược tất cả vào thứ gì đó chưa được chứng minh. Với rủi ro đã được tính toán, bạn đã có kế hoạch cho mỗi bước đi. Bạn di chuyển từng bước đến mục tiêu của mình, đánh giá các đầu tư một cách cẩn thận cho đến khi bạn chắc chắn rằng doanh nghiệp của mình có thể chịu được rủi ro đó. Rủi ro được tính toán là chìa khoá đến mọi sự thành công

7.Sợ làm mọi người thất vọng

Không ai muốn làm những người xung quanh họ thất vọng. Ai chẳng muốn làm bạn, đồng nghiệp hoặc người thân của họ ấn tượng? Chúng ta muốn đạt được sự kì vọng và đảm bảo rằng chúng ta đáp ứng được yêu cầu của tất cả mọi người. Nhưng là một doanh nhân, bạn sẽ phải tạo nên con đường của bản thân mình.

Bạn phải tập trung thời gian và năng lượng vào những thứ quang trọng với bạn. Nếu bạn không theo đuổi ước mơ của mình, chạy đến các mục tiêu và xây dựng cuộc sống mà bạn hằng mong, bạn đang làm chính bản thân mình thất vọng. Hãy quyết định mục đích của bạn là gì và hãy đi theo nó. Đừng bỏ khát vọng của mình qua một bên để có thể làm hài lòng tất cả mọi người.

8.Sợ bị đẩy vào các tình huống không mong muốn

Rất nhiều người sợ phát biểu còn hơn là chết. Chỉ cần nghĩ đến thôi là điều đó có thể khiến chúng ta căng thẳng và lo lắng — bởi diễn thuyết có thể rất khó khăn. Tuy nhiên với tập luyện, bạn có thể đẩy bản thân mình ra khỏi vùng an toàn một cách thoải mái. Nhưng điều đó sẽ không xảy ra nếu bạn không có tư duy đúng đắn và sự chuẩn bị kĩ càng để đối diện với thử thách này.

Giống như leo núi hoặc thả dù, bạn sẽ không thể làm được nó nếu bạn không tập luyện. Bạn có thể bắt đầu bằng cách đi những bước nhỏ, chỉ ngay ngoài vùng an toàn của bạn. Hãy làm quen bản thân với cảm giác khó chịu, và sớm thôi bạn sẽ có thể đối mặt với những tình huống mới mà không phải trải nghiệm sự lo lắng và sợ hãi.

9.Sợ sai

Hầu hết các doanh nhân đều có tính cạnh tranh cao, bởi vậy rất nhiều người trong chúng ta sợ mắc sai lầm hoặc làm việc gì đó mà không hoàn hảo. Vượt qua nỗi sợ này đòi hỏi bạn phải đối diện với sự cầu toàn của mình, học cách chấp nhận rằng tất cả mọi người, kể cả bạn, sẽ thi thoảng làm sai việc gì đó.

Rất quan trọng để nhận ra rằng sai lầm xảy ra bởi chúng ta làm gì đó, chúng ta hành động, chúng ta bước một bước nhảy vọt. Có thể bước đi đó hụt, nhưng phạm sai lầm thì tốt hơn là không làm gì hết — điều đó chỉ dẫn đến sự thiếu quyết đoán và trì trệ. Vì thế đừng quá tự trách bản thân khi bạn mắc sai lầm. Hãy điều chỉnh lại các tính toán và dấn bước đi tiếp.

10.Sợ rằng bạn không đủ giỏi

Sự tự nghi ngờ có thể là một trở ngại rất lớn để vượt qua. Chúng ta biết những nhược và khuyết điểm của mình tốt hơn bất kì ai. Đôi khi một suy nghĩ đen tối lởn vởn trong đầu óc của chúng ta: “Nếu mình không đủ giỏi để làm việc này thì sao?”

Đối với vài người, điều này trở thành một nỗi sợ ăn sâu vào tiềm thức, họ nghĩ rằng họ không tài năng như người khác ca ngợi, họ cảm thấy rằng bất kể họ có cố gắng như thế nào đi chăng nữa, họ cũng sẽ không đủ giỏi.

Điều này được gọi là Hội chứng Kẻ mạo danh. Sự lo lắng này có thể biến thành một vòng lặp luẩn quẩn của việc nghi ngờ khả năng của bản thân và liên tục phấn đấu để đạt được sự hoàn hảo bất khả thi. Hãy đi từng bước một để vượt qua những cảm xúc này. Đừng để nỗi sợ trong tâm can giữ bạn khỏi theo đuổi mục tiêu của mình.

11.Sợ nói “Không”

Đảm đương tất cả dự án và công việc rất hấp dẫn, cũng như việc theo đuổi tất cả các khách hàng tiềm năng mà bạn có. Khi bạn mới khởi nghiệp, bất kì lượng doanh thu nào cũng là điều tốt. Nhưng sẽ đến lúc bạn phải nói không với điều gì đó. Nếu bạn tiếp tục kéo bản thân ra để nhận nhiều thứ cùng lúc, bạn sẽ không làm gì trong số chúng tốt.

Là một doanh nhân, hãy đảm bảo rằng những gì bạn đang xây dựng tạo nên một thứ gì đó lớn lao hơn. Bạn có đang thực hiện những dự án đúng với nhiệm vụ và tầm nhìn của bản thân? Hoặc có lẽ bạn đang nhận rất nhiều dự án nhỏ mà chúng không giúp mấy với danh tiếng của bạn? Hãy nói “Không” với một số điều, để bạn có thể nói “Có” với những điều đúng.

Ý Nhi/Theo Entrepreneuer