Những nữ tướng "kín tiếng" nhưng đầy quyền lực trên thương trường
08/03/2019 12:41
Dù rất kín tiếng, rất ít thông tin trên truyền thông, nhưng những nữ doanh nhân này vẫn có tầm ảnh hưởng lớn đến xã hội bởi tài năng và đóng góp của mình.
Mới đây, Forbes Việt Nam công bố danh sách 50 phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam năm 2019 với các các gương mặt nổi bật trong các lĩnh vực chính trị, kinh doanh, khoa học giáo dục, hoạt động xã hội, truyền thông, nghệ thuật, sáng tạo và thể thao. Riêng trong lĩnh vực kinh doanh, có tới 20 nữ doanh nhân được bình chọn.
Bên cạnh những nữ lãnh đạo các doanh nghiệp hàng đầu liên tục có mặt trong các danh sách của Forbes Việt Nam từ trước tới nay, như bà Nguyễn Thị Phương Thảo - Tổng giám đốc VietJet Air, bà Mai Kiều Liên - Tổng giám đốc Vinamilk; bà Nguyễn Thị Mai Thanh - Chủ tịch REE; bà Cao Thị Ngọc Dung - Chủ tịch PNJ…, danh sách năm nay gây chú ý với nhiều cái tên lạ.
Năm 2012, FPT Retail, với thương hiệu FPT Shop chính thức có giấy phép thành lập công ty cổ phần. FPT Retail được xem là người đến sau trên thị trường bán lẻ khốc liệt. Đối mặt với nhiều áp lực, nhưng FPT Retail đã tăng trưởng với thành tích đáng nể, từ 17 cửa hàng lúc ban đầu lên thành hệ thống bán lẻ điện thoại lớn thứ 2 Việt Nam. Góp công trong sự lớn mạnh nhanh chóng đó không thể không nhắc đến người đàn bà thép Nguyễn Bạch Điệp.
Bà Trần Thị Đào
Thầy thuốc Nhân dân Trần Thị Đào là Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm. Tiền thân là công ty Dược Cấp II được thành lập năm 1977. Tháng 8.2001, bà Đào với vai trò là Tổng Giám đốc đã mạnh dạn chỉ đạo Công ty thực hiện cổ phần hóa, tạo ra bước ngoặt cho doanh nghiệp. Hiện nay, doanh nghiệp đã trở thành đối tác sản xuất nhượng quyền của nhiều tập đoàn Dược đa quốc gia hàng đầu thế giới như: Sandoz, Galien, Pharmacience Canada…
Bà Trần Thị Lâm
Bà Lâm hiện là Chủ tịch công ty TNHH Thương mại sản xuất Hoa Lâm. Năm 1993, bà Lâm cùng chồng là ông Dương Ngọc Hòa thành lập công ty TNHH Thương mại dịch vụ vận tải Nhất Nguyên chuyên mua xe máy cũ về tân trang và bán cho thị trường. Năm 1999, công ty TNHH Thương mại sản xuất Hoa Lâm được thành lập và tập trung vào việc sản xuất xe gắn máy với thương hiệu chính Halim. Năm 2004, công ty này thành lập liên doanh Hoa Lâm – Kymco chuyên sản xuất lắp ráp và kinh doanh xe tay ga thương hiệu Kymco.
Không chỉ tập trung vào xe máy, đầu những năm 2010, Hoa Lâm cũng tham gia đầu tư vào thị trường bất động sản.
Bà Trần Kim Liên
Bà Trần Kim Liên là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng GĐ Cty CP Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam (Vinaseed Group). Dưới sự lãnh đạo của bà Kim Liên, Vinaseed đã đạt những thành tựu vượt bậc với tốc độ tăng trưởng cao. Vinaseed là một trong 10 doanh nghiệp Việt Nam có định hướng tốt, xây dựng chiến lược phát triển theo sát tình hình thực tế, duy trì tốc độ tăng trưởng cao, đem lại nhiều lợi nhuận cho nhà đầu tư và được các tổ chức xếp hạng quốc tế công nhận.
Bà Lê Hồng Thủy Tiên
Bà Thủy Tiên hiện là Tổng Giám đốc của Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPP) và là vợ của ông trùm hàng hiệu Johnathan Hạnh Nguyễn. Bà hiện đang quản lý 18/32 công ty con của IPP với trên 96 thương hiệu nổi tiếng trên thế giới. IPP cũng sở hữu các trung tâm thương mại, phân phối tọa lạc trên nhiều con đường đắt đỏ của Việt Nam. Vượt qua cái bóng quá lớn của người chồng tài ba, bà đã không ngừng nỗ lực, kiên trì qua bao gian nan để tự khẳng định mình để trở thành một trong những nữ doanh nhân nổi tiếng nhất Việt Nam khi điều hành tập đoàn phân phối hàng cao cấp lớn nhất Việt Nam.
Bà Nguyễn Anh Tuyền
Sanofi được biết giới y tế đánh giá là một trong những tập đoàn dẫn đầu trong các danh mục dược phẩm kê toa, không kê toa và vắc-xin. Tuy nhiên, những thông tin xung quanh công ty này cũng như bà Nguyễn Anh Tuyền - Tổng giám đốc Sanofi Việt Nam lại không xuất hiện nhiều trên truyền thông.
Với vai trò tiên phong dẫn dắt ngành Ngân hàng trong hành trình chuyển đổi số, đóng góp tích cực vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, đại diện Techcombank - Tổng Giám đốc Jens Lottner – đã tham gia và chia sẻ những sáng kiến giá trị trong Hội nghị "Xây dựng Trung tâm tài chính tại Việt Nam", tổ chức ngày 28/3 tại Sài Gòn
Với tốc độ tăng trưởng của tầng lớp thượng lưu trong top 3 thế giới, thị phần BĐS hàng hiệu tại Việt Nam cũng “lên hương” do được xem là thước đo của đẳng cấp. Tại thị trường Tây Hà Nội, nguồn cung sản phẩm hạng sang vẫn nhỏ giọt so với sự nở rộ của lực cầu, mở ra cơ hội bất khả chiến bại mà giới đầu tư đều không muốn bỏ lỡ.
Ngành Nông nghiệp và Môi trường Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để đạt mục tiêu tăng trưởng 4% trong năm 2025, đồng thời hướng tới kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản (NLTS) đạt 65 tỷ USD, thậm chí chạm mốc 70 tỷ USD.
Trong bối cảnh khu vực kinh tế tư nhân - mà nòng cốt là doanh nghiệp SME - được xác định là động lực quan trọng nhất cho tăng trưởng kinh tế quốc gia, các mô hình ngân hàng số đồng hành toàn diện trở thành trợ lực cần thiết để SME bứt tốc. Khẳng định hiệu quả trong hướng đồng hành này, HDBank vừa được The Asian Banker vinh danh là “Ngân hàng cung cấp dịch vụ tài chính số tốt nhất cho SME tại Việt Nam”.
Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) dự báo nguồn cung bất động sản (BĐS) nhà ở năm 2025 dự kiến sẽ phục hồi trên diện rộng với mức tăng khoảng 10% so với năm 2024.
Tối 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.
Nằm tại tâm điểm tam giác hạ tầng chiến lược của TP HCM, dự án The Opus One (Vinhomes Grand Park, TP Thủ Đức) mở ra cơ hội đầu tư đầy tiềm năng khi kết nối đến Quận 1 chỉ trong 20 phút di chuyển, sở hữu không gian sống chuẩn quốc tế và mức giá “mềm” hiếm có.
Không chỉ là chốn an cư đẳng cấp bậc nhất phía Tây Thủ đô, nhà phố nghỉ dưỡng tại Vinhomes Wonder City tạo sóng “chốt đơn” thần tốc còn bởi triển vọng sinh lời vượt trội. Quỹ căn cuối cùng tại đây đang được các nhà đầu tư săn lùng ráo riết, nhất là khi vốn đầu tư ban đầu chỉ từ 4,8 tỷ đồng.