Những thành phố đang chìm dần ở châu Á và cái giá phải trả cho biến đổi khí hậu

29/09/2019 17:47

Những công trình chống lũ khổng lồ với chi phí đắt đỏ khó có thể chống đỡ với Mẹ Thiên Nhiên.


Những công trình chống lũ khổng lồ với chi phí đắt đỏ khó có thể chống đỡ với Mẹ Thiên Nhiên.

Ở phía bắc Jakarta, cách không xa một bến cảng nơi công nhân dỡ cá thu đông lạnh, một tòa nhà vô chủ chìm sâu dưới một mét nước tăm tối. Nhà kho này bị ngập từ năm 2007, sau khi những cơn mưa xối xả và triều cường nhấn chìm một nửa thành phố dưới gần bốn mét nước, cướp đi chỗ ở của nửa triệu người và gây ra tổng thiệt hại lên đến 550 triệu USD. Tòa nhà đã bị lãng quên kể từ lúc ấy.

Lũ lụt luôn là một vấn đề nhức nhối tại Jakarta, nhưng trong những năm gần đây lại càng trở nên đặc biệt trầm trọng hơn. Nhiều thành phố khác ở châu Á cũng đang bị đe dọa bởi thảm họa này. Khi trái đất nóng lên, mực nước biển cũng dâng lên. Mưa bão lớn xuất hiện thường xuyên hơn và bão lốc xoáy nhiệt đới xuất hiện với cường độ mạnh hơn.

Trong khi đó, mặc cho nguy cơ lũ lụt ngày càng tăng, các thành phố ven biển của châu Á vẫn không ngừng phát triển và mở rộng. Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), số lượng người dân sống ở vùng đồng bằng lũ lụt ở châu Á dự kiến ​​sẽ tăng hơn gấp đôi trong khoảng từ năm 2000 đến năm 2060. Khi các thành phố đã phát triển, họ khiến nguy cơ xảy ra lũ lụt trầm trọng hơn bằng cách phủ kín mặt đất vốn có khả năng hấp thụ nước tốt bằng bê tông và nhựa đường. Từ đó, số lượng và giá trị tài sản có nguy cơ bị thiệt hại cũng tăng lên. 13 trong tổng số 20 thành phố dự kiến ​​sẽ có mức tăng lớn nhất về thiệt hại hàng năm do lũ lụt từ năm 2005 đến 2050 đều ở châu Á.

Mặc dù Akuarium là một khu dân cư tồi tàn nằm bên bờ biển, nhưng đứng từ đây không thể nào nhìn thấy biển bởi đường phố quá bụi bẩn. Có một bức tường ven biển chống ngập cao ba mét nằm ngay trong đường đi.

Trong nhiều thế kỷ gần đây, chính quyền Jakarta đã phân công nhiều kỹ sư thiết kế các công trình ngăn chặn nguy cơ mực nước ngày càng dâng cao. Trong thế kỷ 18, họ xây dựng các kênh mương lũ; vào thế kỷ 19, họ cho xây dựng những bể lắng. Sau trận lũ vào năm 2007, bức tường ven biển dài 30 km ra đời, đồng thời mở rộng và nạo vét thêm các bể lắng.

Ý tưởng rằng nước sẽ rút chỉ khi thiên nhiên bị khắc chế vẫn luôn thôi thúc các nhà quy hoạch Indonesia tìm ra các sáng kiến mới. Sau một trận lụt thảm khốc khác vào năm 2013, Tổng thống đã chỉ thị các bộ trưởng phải mạnh tay hơn nữa. Kết quả là sự ra đời của Capital Integration Development, một dự án có trị giá lên đến 40 tỷ USD, bao gồm một bức tường ven biển dài 25km và 17 hòn đảo nhân tạo mà sẽ bịt kín vịnh Jakarta.

Bức tường ven biển phòng tránh lũ tại Jakarta

Kế hoạch này đã gây tranh cãi bởi chi phí khổng lồ và những thiệt hại nó sẽ gây ra lên hệ sinh thái biển tại vùng vịnh kín, và quan trọng hơn cả là thực tế, nó đã không giúp khắc phục nguyên nhân quan trọng gây ra lũ lụt triền miên tại Jakarta: sự lún nền. Theo Heri Andreas, một nhà địa chất tại Viện Công nghệ Bandung, trong khi mực nước biển đang dâng cao thêm khoảng 0,8cm một năm, một phần ở phía bắc, vùng duyên hải Jakarta mỗi năm đang chìm dần 25cm.

40% diện tích Jakarta hiện nay đang ở dưới mực nước biển. Điều này đồng nghĩa với việc lượng nước trong hệ thống thoát nước đáng lẽ sẽ thoát đi thì lại bị mắc kẹt trong thành phố. Và khi Jakarta chìm xuống, nó đang kéo các đê chống lũ xuống cùng với nó.

Mặt khác, việc xây dựng các nhà máy và hệ thống ống xử lý nước sạch rất tốn kém và tốn thời gian, mà kết quả thì không thể nhìn thấy ngay được. Ngược lại, Indonesia đang đi theo kế hoạch ncicd (dự án tích hợp phòng chống lũ lụt ven biển) biến 1.000 ha đất khai hoang thành một thành phố bên bờ sông trong thành hình dạng của một "garuda", một con chim thần thoại và cũng là biểu tượng của Indonesia. "Bằng cách phát triển bắc Jakarta, dự án hứa hẹn sẽ hoàn thành nguyện vọng về một thành phố mang tầm đẳng cấp quốc tế giới của giới tinh hoa chính trị Indonesia", Emma Colven thuộc Đại học Oklahoma, cho biết. Mọi người đều muốn xây dựng những cơ sở hạ tầng có thể nhìn thấy được ngay.

Vào tháng tám, Chính phủ ra dấu hiệu về một sự thay đổi. Chính phủ công bố kế hoạch làm sạch nguồn nước công cộng của Jakarta và liên kết toàn thành phố lại với nhau trong nỗ lực nhằm ngăn chặn việc khai thác nước ngầm. Kế hoạch ncicd cũng đã được sửa đổi. Bức tường ven biển sẽ không còn rào quanh vùng vịnh, và các hòn đảo nhân tạo cũng đang được dỡ bỏ, mặc dù 2.000 ha đất vẫn sẽ bị thu hồi để phát triển. Nhờ vậy, chi phí đã giảm một nửa. .

Jakarta không phải là thành phố châu Á duy nhất rút lại ý tưởng ban đầu về các kế hoạch lớn mang tính kỹ thuật trong những năm gần đây, và thực hiện các biện pháp kiểm soát lũ có chi phí thấp hơn. Sự chuyển đổi đáng chú ý nhất diễn ra tại Singapore, một nơi không xa lạ gì với các nhà máy nước khổng lồ. Singapore cũng vừa hoàn thành xây dựng bể lắng với chi phí 164 triệu USD, một thánh đường gồm các trụ bê tông và được làm ráo nước bằng đường ống mà bạn có thể lái xe xuyên qua.

Thành phố rất tự hào về Marina Barrage, một hệ thống máy bơm khổng lồ với chín cổng thủy lực dài 27m để ngăn chặn các khu phố kinh doanh bị ngập lụt, và nó công trình trị giá 226 triệu SGD này thành một điểm thu hút khách du lịch. Trong thập kỷ qua, Singapre đã chi tổng cộng 2,4 tỷ SGD cho các ống dẫn nước. Tuy nhiên, khi thành phố nhỏ bé này hết chỗ cho các công trình mới khổng lồ, và khi những cơn bão dữ dội hơn đe dọa sẽ vô hiệu ngay cả mạng lưới thoát nước mới hiện đại nhất, Singapore đã phải suy nghĩ lại về cách kiểm soát lượng nước mưa.

Vào năm 2006, Singapore đã đưa ra một kế hoạch về tăng khả năng hấp thụ nước của thành phố bằng phương pháp tự nhiên, thông qua việc biến các kênh và hồ chứa thành suối và hồ và bằng cách tạo ra vùng đất ngập nước và các không gian khác được thiết kế để chống lũ. Cuối cùng, đầm lầy có thể hấp thụ lượng nước từ lũ lụt một cách hiệu quả, trong khi rừng đước giúp bảo vệ các thành phố dọc bờ biển khỏi ảnh hưởng của những cơn bão.

Duy trì những biện pháp như trên rẻ rất hơn nhiều so với xây dựng các con đê bảo vệ. Singapore đã hoàn thành 75 dự án tương tự như vậy trong giai đoạn 2010 đến 2018. Kế hoạch này cũng giúp thu hoạch nước mưa, là thử nghiệm thành công đầu tiên tại khu vực nhiệt đới. Tuy vậy phần còn lại của châu Á, với chi phí dành cho phòng chống lũ lụt không được hào phóng như vậy, chắc chắn sẽ đi theo lối mòn.