Các nhà đầu tư xem xét mọi thứ từ các chỉ số vĩ mô như lạm phát, thất nghiệp và tăng trưởng GDP để đo lường sức khỏe của nền kinh tế.
Barclays một công ty của Anh quốc chuyên điều hành dịch vụ tài chính trên toàn thế giới đã nghiên cứu các chỉ số cho thấy một mối tương quan giữa xây dựng tòa nhà cao nhất thế giới tiếp theo và một cuộc khủng hoảng tài chính sắp xảy ra. Trong thực tế, báo cáo thậm chí còn cho thấy rằng tốc độ tăng chiều cao cũng có thể phản ánh mức độ của cuộc khủng hoảng kinh tế đó.
Dựa trên báo cáo của Barclays, chúng tôi tập hợp thời gian xây dựng tòa nhà chọc trời và khủng hoảng tài chính trùng với họ
Equitable Life Building (1873) - “Trường khủng hoảng” 1873–1878
Tòa nhà Equitable Life Building được xây dựng tại New York vào 1873 cao 43,3 m và là tòa nhà cao nhất thế giới thời điểm đó, mở màn cho cuộc suy thoái dài của kinh tế Mỹ 1873-1878. Hàng loạt ngân hàng sụp đổ, thị trường chứng khoán rơi xuống đáy, lãi suất duy trì dưới mức trung bình.
Equitable Life Building. Nguồn: Barclays |
Auditorium (1889) và New York World (1890): Cuộc khủng hoảng ngân hàng 1890
Tòa nhà Auditorium của Chicago cao 82m, hoàn thành 1889 và tòa nhà New York World cao 94m hoàn thành năm 1890, trùng hợp với cuộc khủng hoảng ngân hàng tại Anh, kéo theo suy thoái kinh tế thế giới. Cuộc khủng hoảng tài chính 1890 là một trong những cuộc khủng hoảng lớn nhất nhất thế giới.
Auditorium Building |
Masonic Temple, Manhattan Life Building và Milwaukee City Hall (1893): Cuộc khủng hoảng đường sắt 1893
Đây là một cuộc khủng hoảng trầm trọng của nước Mỹ khi nhiều công ty đường sắt đóng cửa, cùng với giá cả, tiền lương và lợi nhuận đều rơi xuống mức thấp. Vô số các cuộc đình công, bạo động kéo theo lạm phát và khủng hoảng vàng.
World Trade Center (1972-1973) và Sears Tower (1974): Khủng hoảng kinh tế Mỹ và thế giới giai đoạn 1973-1975
Toà tháp thứ 1 của World Trade Center được xây xong vào năm 1972, toà thứ 2 hoàn thành năm 1973, còn Sears Tower hoàn thành năm 1974 tại Chicago, trùng hợp với sự bùng nổ khủng hoảng kinh tế Mỹ và thế giới 1973-1975.
Giá dầu tăng gây ra khủng hoảng kinh tế toàn cầu, xảy ra hiện tượng đầu cơ cổ phiếu, bất động sản, tàu và máy bay trên thế giới.
Đây cũng là 1 trong 7 cuộc khủng hoảng dầu mỏ lớn nhất thế giới khi trong 1 năm giá dầu tăng 86%, và người dân phải xếp hàng dài chỉ để chờ được mua một lượng xăng quy định sẵn.
Thêm vào đó, chỉ số FT30 của Sở giao dịch chứng khoán London bốc hơi 73% giá trị khiến đô la Mỹ mất giá. Thị trường chứng khoán Mỹ mất đến 97 tỷ USD trong 1,5 tháng, GDP giảm 3,2%, tỷ lệ thất nghiệp chạm mức 9%. Những ngày tồi tệ của kinh tế toàn cầu kéo dài đến tận những năm 1980.
Những tòa nhà cao nhất hiện nay. |
>> Landmark 81 chính thức trở thành tòa tháp cao nhất Đông Nam Á
>> "Mượn sức" người Nhật, Coteccons chiến thắng 2 ông lớn Hàn Quốc
Diễm Quỳnh/NCDT