Ông chủ Vinaconex chuyển lô cổ phiếu 14.000 tỷ đồng sang công ty mới

23/12/2021 09:40

An Quý Hưng (công ty mẹ của Vinaconex) đã đăng ký chuyển toàn bộ hơn 277,8 triệu cổ phiếu VCG sang một pháp nhân mới được thành lập là Pacific Holdings.

Tổng công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam - Vinaconex (VCG) cho biết Công ty TNHH An Quý Hưng - công ty mẹ nắm giữ 277,8 triệu cổ phiếu VCG, tương đương 62,9% vốn doanh nghiệp - đã đăng ký chuyển nhượng toàn bộ số cổ phiếu này để giảm tỷ lệ sở hữu xuống 0%.

Theo đó, An Quý Hưng sẽ thực hiện chuyển quyền sở hữu chứng khoán do góp vốn bằng cổ phần với toàn bộ 277,8 triệu cổ phiếu VCG cho Công ty CP Đầu tư Pacific Holdings. Giao dịch dự kiến được thực hiện ngoài hệ thống trong thời gian từ 22/12 đến 20/1.

Được biết, An Quý Hưng chính là doanh nghiệp từng chi 7.366 tỷ đồng để mua lại 57,71% vốn Vinaconex trong đợt thoái vốn cuối năm 2018 của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước - SCIC. Đến nay, công ty này đã tăng sở hữu tại Vinaconex lên mức 62,9%.

Trong khi đó, bên nhận chuyển nhượng cổ phiếu từ An Quý Hưng là Pacific Holdings, pháp nhân không sở hữu bất kỳ cổ phiếu VCG nào.

Theo tìm hiểu, Công ty Pacific Holdings chỉ mới được thành lập từ tháng 11 vừa qua, có trụ sở tại số 2B Phạm Văn Đồng, phường Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.

null
Vinaconex là chủ sở hữu Khu đô thị du lịch Cái Giá, Cát Bà (Cát Bà - Amatina) thông qua Công ty Vinaconex ITC. Ảnh: Khánh An.

Ngoài ra, 4 cổ đông sáng lập còn lại của Pacific Holdings đều là những nhân sự có liên quan tới Vinaconex. Bao gồm, ông Đào Ngọc Thanh, Chủ tịch HĐQT; ông Nguyễn Xuân Đông, Tổng giám đốc kiêm Thành viên HĐQT; ông Dương Văn Mậu và ông Nguyễn Hữu Tới, cùng là Thành viên HĐQT Vinaconex.Công ty này có vốn điều lệ 7.100 tỷ đồng, trong đó, riêng An Quý Hưng đã góp 7.094 tỷ và sở hữu 99,9% vốn. Như vậy, Pacific Holdings là công ty con của An Quý Hưng.

Trên thị trường chứng khoán, sau khi bật tăng từ đáy giữa tháng 10, VCG hiện dao động quanh vùng 50.000 đồng/cổ phiếu, tạm tính theo mức giá này, lô cổ phiếu An Quý Hưng dự kiến chuyển nhượng sang công ty mới có giá trị gần 14.000 tỷ đồng.

Nếu so với giá An Quý Hưng chi ra để mua lại cổ phần tại Vinaconex từ SCIC cuối năm 2018, giá trị khoản đầu tư này đã tăng gần 75%.

Về kết quả kinh doanh của Vinaconex, dưới tác động của dịch Covid-19, nhà thầu xây dựng kiêm nhà phát triển bất động sản này vừa trải qua giai đoạn kinh doanh kém tích cực.

z3046225771154-d8a75ae9d0494d9e7a384c60c519f4ff-1640227130.jpg

Cụ thể, sau 9 tháng từ đầu năm nay, Vinaconex ghi nhận 3.610 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 5% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế tổng công ty này thu về chỉ đạt 358 tỷ, giảm tới 75%.

Trong cơ cấu doanh thu, mảng xây lắp vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất với 1.939 tỷ đồng (54%). Ngoài ra, thu từ sản xuất công nghiệp cũng mang về cho tổng công ty 808 tỷ (22%), thu từ cho thuê, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác là 617 tỷ (17%)…Cụ thể, sau 9 tháng từ đầu năm nay, Vinaconex ghi nhận 3.610 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 5% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế tổng công ty này thu về chỉ đạt 358 tỷ, giảm tới 75%.

Nguyên nhân chính khiến lợi nhuận ròng Vinaconex thấp hơn nhiều so với cùng kỳ do không còn ghi nhận doanh thu tài chính cao đột biến như năm 2020. Theo đó, doanh thu tài chính 9 tháng năm nay của tổng công ty này chỉ là 310 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ là 2.923 tỷ (phần lớn đến từ tiền lãi chuyển nhượng công ty con, công ty liên doanh liên kết).

Năm nay, Vinaconex đặt kế hoạch 12.230 tỷ đồng doanh thu và lãi sau thuế 1.008 tỷ. Như vậy, sau 3/4 năm tài chính, nhà thầu xây dựng này mới hoàn thành 30% chỉ tiêu doanh thu và 36% kế hoạch lợi nhuận.

Theo Quang Thắng/Zing