PGS.TS Bùi Hiền - người từng đề xuất cải tiến chữ quốc ngữ cho rằng, Xét về mặt nội dung của bộ chữ, ông Hiền nêu quan điểm, đây không phải bộ chữ quốc ngữ, ngay tên của nó là bộ chữ là phiên bản phái sinh từ chữ quốc ngữ, không phải là thay thế chữ Quốc ngữ.
Liên quan đến việc công trình 'Chữ Việt Nam song song 4.0' kết hợp từ 'Chữ Việt Nhanh' và 'Ký Hiệu Dấu' của 2 tác giả Kiều Trường Lâm và Trần Tư Bình đã chính thức nhận được giấy chứng nhận bản quyền số 1850/2020/QTG từ Cục Bản quyền tác giả thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đang nhận được không ít những ý kiến tiêu cực từ dư luận.
PGS.TS Bùi Hiền - người từng đề xuất cải tiến chữ quốc ngữ cho rằng. việc nghiên cứu này ông đã theo dõi nhiều năm rồi, khi đó tác giả Trần Tử Bình có liên hệ với ông để xin ý kiến. Giờ chỉ là tác giả công bố chính thức sau khi có công nhận của cục bản quyền mà thôi.
“Người ta làm gì mà ném đá”
PGS.TS Bùi Hiền cho rằng, ông hoan nghênh tinh thần dám nghĩ, dám bỏ công sức vào công việc nghiên cứu của hai tác giả. Hiên nay, nhu cầu cải tiến chữ Quốc ngữ là có thật chứ không phải như Viện ngôn ngữ nói là không có. Nếu ai muốn nói không có thì đó là việc của họ.
Cũng theo ông Hiền, đây là việc, là quyền của người ta. Còn làm được đến mức đó là một phẩm hoàn chỉnh, là công trình thì đó là chuyện khác. Đây là sản phẩm được bản quyền tác giả, chứ không phải là công nhận, đánh giá là công nhận là một công trình khoa học.
Xét về nội dung khoa học của bộ chữ này, ông Hiền cho rằng, bộ chữ cần phải có đánh giá khoa học. Nhưng trước hết chưa có hội đồng ngôn ngữ nào đánh giá. Mới chỉ có các nhà khoa học đã phát biểu ý kiến cá nhân. Mà ý kiến cá nhân thì ai cũng có quyền phát biểu.
Về quan điểm cá nhân, PGS.TS Bùi Hiền cho rằng: “Đừng thóa mạ người ta, có gì mà thóa mạ người ta. Có gì mà ném đá người ta. Người ta làm công trình chỉ mong để giúp mọi người ứng dụng, còn nếu mà không thích dùng thì thôi. Hoạt động sáng tạo cần được hoan nghênh, không dùng thì thôi”- ông Hiền nêu quan điểm.
Xét về mặt nội dung của bộ chữ, ông Hiền nêu quan điểm, đây không phải bộ chữ quốc ngữ, ngay tên của nó là bộ chữ là phiên bản phái sinh từ chữ quốc ngữ, không phải là thay thế chữ Quốc ngữ. Dựa vào chữ quốc ngữ, tác giả ghi lại đó bằng bộ chữ mới.
“Chữ Việt Nam song song 4.0” cải tiến hơn chữ của PGS.TS Bùi Hiền?
Nói về “Chữ Việt Nam song song 4.0”, tác giả Kiều Trường Lâm cho rằng, bộ chữ của ông ưu việt hơn bộ chữ của PGS.TS Bùi Hiền công bố trước đó.
Về nhận xét này, PGS.TS Bùi Hiền cho rằng, “'Chữ Việt Nam song song 4.0” khác hẳn với bộ chữ của ông.
PGS.TS Bùi Hiền nói, đừng nên so sánh và không nên so sánh như thế. Đừng nên so sánh quả bưởi với quả chanh. Quả bưởi là quả bưởi, quả chanh là quả chanh. Không thể lấy đặc điểm quả bưởi so với đặc điểm của quả chanh được. Đó là so sánh khập khiễng. Chữ của tác giả không phải là chữ quốc ngữ còn của tôi là chữ Quốc ngữ.
PGS.TS Bùi Hiền cũng nói thêm: Tác giả chưa hiểu bộ chữ của mình là bộ chữ gì mà đem so sánh. Bản thân tác giả cũng không dám tin bộ chữ của mình hơn chữ Quốc ngữ, tác giả vẫn công nhận bộ chữ của mình chỉ song song bên cạnh chữ Quốc ngữ. Nên đối tượng của hai bên khác hẳn nhau.
Theo PGS.TS Bùi Hiền cũng cho rằng, nếu đó không phải là không chữ quốc ngữ không thể đưa vào nhà trường. Vì nó không phải là chữ phản ánh được toàn bộ nội dung của Tiếng Việt, đây chỉ là bản tốc kí của chữ Quốc ngữ.
Vì thế, PGS.TS Bùi Hiền cho rằng, vì bộ chữ chỉ là với một số người cần viết tốc kí nên việc ứng dụng bộ chữ hạn chế cho bộ phận công việc và số người. Ai thích thì dùng, nó không có hại nhưng thay được chữ Quốc ngữ là không được.
PGS.TS Bùi Hiền cũng nhấn mạnh, chữ không dấu không phải là phát kiến mới, nó đã có trước đó, trước đây trong thời kì cách mạng đã sử dụng trong văn bản, tài kiệu , giờ gọi kiểu chữ telex.
“Của tôi là chữ quốc ngữ, bộ chữ này không phải. Bộ này nếu không có chữ Quốc ngữ thì không thể đọc được. Vì thế, phạm vi sử dụng của bộ chữ sẽ hạn chế”- PGS.TS Bùi Hiền nhấn mạnh.
Đỗ Hợp
Theo Tiền Phong