Một nghiên cứu mới của trường đại học Yale cho thấy phụ nữ càng nói ít tại nơi làm việc, họ càng được đánh giá cao về năng lực. Với phái mạnh, nguyên tắc này lại ngược lại.
"Khi đàn ông nói nhiều và thể hiện sức mạnh, mọi người sẽ muốn tuyển dụng họ, tiến cử họ hay trao cho họ nhiều quyền lực và trách nhiệm hơn trong công việc. Tuy nhiên, nếu phái yếu làm như vậy, họ sẽ được coi là quá độc đoán, tự phụ. Phụ nữ nhận thức được điều này và đó là lý do tại sao họ mất kiểm soát với "liều lượng" phát ngôn của mình", người đứng đầu nhóm nghiên cứ, giáo sư Victoria Brescoll nói.
Cuộc nghiên cứu yêu cầu 156 người tham gia đọc bài báo về một giám đốc điều hành giả tưởng để xác định đó là người đàn ông hay phụ nữ, nói nhiều hay không nói nhiều. Sau đó, họ sẽ đánh giá khả năng của người giám đốc kia theo thang điểm 7.
Dù đều có các điều kiện như nhau như nhau nhưng phụ nữ nói nhiều được đánh giá ờ mức trung bình 4.83 điểm trong khi người đồng nhiệm nam được 5.64. Đồng thời, năng lực của phụ nữ ít nói đạt 5.62 điểm và nam giới ít nói là 5.11.
Kết quả của cuộc nghiên cứu này đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận. Bày tỏ quan điểm trên tờ Daily Mail của Anh, chuyên gia nghiên cứu mối quan hệ, Jean Hannah Edelstein cho rằng kết quả đó thể hiện sự phân biệt giới tính nơi công sở. “Có thể kết quả này không phải về việc phụ nữ nói ít hay nhiều tại công sở mà thiên về sự thiếu tôn trọng, không ủng hộ phái nữ ở vị trí lãnh đạo", cô nói.
Trong khi đó, những nghiên cứu khác lại chỉ ra rằng sự trầm lắng sẽ giúp ích cho sự nghiệp đối với cả 2 giới. Một vài cuộc nghiên cứu đã nhấn mạnh vào sức mạnh của sự nội tâm nơi công sở. Chẳng hạn, Adam Grant, giáo sư môn quản trị của trường kinh doanh Wharton thuộc trường đại học Pennsyvania, đã gửi bản thăm dò ý kiến tới nhân viên và quản lý của 130 cửa hàng giao bánh pizza. Ông nhận thấy quá nhiều người nói nhiều có thể tạo ra mâu thuẫn và sẽ ảnh hưởng tới năng suất làm việc chung. Trong khi đó, người sếp nội tâm sẽ thành công trong việc tận dụng những nhân viên tham vọng một cách tốt nhất.
"Vì những nhà lãnh đạo hướng ngại thích là trung tâm cút sự chú ý, họ thường phớt lờ ý kiến của nhân viên và dễ mất lòng họ. Ngược lại, những người lãnh đạo hướng nội lại chú ý lắng nghe những góp ý và ủng hộ nhân viên sáng tạo", giáo sư Grant giải thích.
Ý Nhi/Theo BrightSide