Đường đi khó vốn khó tại lòng người ngại núi e sông. Có người cả đời mong cầu tiền tài, danh lợi, địa vị, đến khi ngộ ra, điều quý giá nhất lại xuất phát từ chính tâm mình thì đã quá muộn.
1. Khi còn trẻ, cứ tưởng càng quảng giao càng tốt, tuổi trung niên mới nhận ra đối đãi với bạn bè, khiêm nhường, chân thành mới là điều quan trọng nhất
Tuổi trẻ sôi nổi, ai cũng nghĩ càng có nhiều mối quan hệ thì càng tốt, cuộc sống càng phong phú. Nhưng con người ai cũng tâm lý coi trọng lợi ích cá nhân, dù trong mối quan hệ thế nào cũng đều có xu hướng vun vén cho bản thân, khi cho đi đều mong muốn được nhận lại. Đó cũng là nguyên nhân khiến nhiều mối quan hệ bạn bè rạn nứt, xung đột.
Vì vậy, dù có chỉ có vài người bạn, cũng nên đặt sự khiêm nhường, chân thành chính là nền tảng của mối quan hệ. Đôi bên đều thật lòng, khiêm nhường một chút thì mỗi người đều nhận được lợi ích, hơn nữa còn tăng thêm phần gắn bó, cộng sinh cộng hưởng.
Tuổi trẻ đi nhiều, quen nhiều, nhưng chỉ đến khi đã "toàn về già" nhiều người mới thực sự hiểu được, thế nào là giá trị của tình bạn chân thành.
2. Trước khó khăn của cuộc sống, càng trốn tránh bạn càng không thể có tiền đồ
Nếu như chỉ muốn có một cuộc sống yên bình, nhẹ nhàng thì đến khi gặp việc rắc rối một chút chắc chắn bạn sẽ hoảng loạn, mất phương hướng, rồi sau cùng sẽ chỉ chuốc lấy thất bại, cay đắng. Ở đời, trốn tránh phiền phức thì chỉ được cái yên thân nhất thời, nhưng thực tế lại chính là bạn đang từng bước tự dấn thân đến bờ vực nguy hiểm hơn.
Cuộc sống ngày càng phức tạp, nhiều áp lực, ai cũng cần rèn luyện bản thân mỗi ngày để kiên cường hơn, dám can đảm đối diện với khó khăn, như vậy mới có thể trưởng thành. Nếu cứ trốn tránh thì chỉ làm cho bản thân vĩnh viễn yếu đuối, chẳng thể có tiền đồ gì được.
3. Trải qua hơn 40 năm cuộc đời tôi mới nhận ra rằng, điều gì càng không muốn thì càng phải cố gắng làm, tuổi trẻ càng nuông chiều bản thân thì càng dễ thất bại
Bản năng của con người thường tránh khổ tìm sướng. Khi còn trẻ càng muốn có cuộc sống nhàn nhã, thoải mái, dễ chịu thì chúng ta càng không thể trưởng thành, thậm chí còn khiến bản thân càng thêm lo âu, phiền toái. Khi còn trẻ, còn có khả năng cố gắng thì đừng nuông chiều bản thân. Lựa chọn nhàn hạ thoải mái hôm nay sẽ dẫn đến cảnh sống trong khó khăn, thiếu thốn trong tương lai.
Vậy nên, con người càng muốn có cuộc sống an nhàn, thoải mái thì lại càng phải nỗ lực, dám vượt lên nghịch cảnh, vượt lên chính mình ngay từ khi còn trẻ. Chúng ta càng không muốn làm điều gì đó, càng phải cố gắng thực thi nó. Đó cũng chính là cách để tôi luyện tâm tính, lý trí của chính mình để sẵn sàng đối mặt với thử thách.
4. 40 tuổi, tôi mới nhận ra hối hận chính là liều thuốc tốt nhất của đời người
Ảnh: João Fazenda.
Con người không phải là bậc thánh nhân, không ai có thể tránh được sai lầm. Điều quan trọng nhất là sau đó, bạn biết sai, biết sửa. Như vậy, điều quan trọng thứ nhất là biết tỉnh ngộ, điều thứ 2 là biết sửa đổi, điều thứ 3 là buông bỏ sự hối hận trong lòng. Có như vậy, mới có thể trưởng thành, tiến bộ.
Có những người trải qua sai lầm một lần rồi mãi mãi không đứng dậy được. Nếu cứ ôm chặt mãi sự hối hận ở trong lòng thì cuộc đời về sau chìm trong đau khổ, lại vì thuốc mà sinh bệnh tật, sai càng thêm sai.
Chuyện sai lầm đã xảy ra rồi thì hãy tìm cách mà sửa chữa, đừng tái phạm thêm. Đừng vì chuyện quá khứ mà làm khó bản thân bằng gương mặt cau có, tâm trạng dằn vặt mỗi ngày. Hãy nghĩ thông, nhìn thoáng, buông bỏ những điều chẳng thể thay đổi được nữa mà an nhiên với hiện tại và hướng về tương lai.
5. Cuộc sống bận rộn bất an đều bất nguồn từ lòng mong cầu được - mất
Trong xã hội ngày này, ở đâu cũng thấy những người bận rộn, đầu tắt mặt tối xử lý công việc, nhưng càng vội vàng, càng rối loạn rồi bản thân rơi vào khốn đốn lúc nào cũng không hay. Tại sao lại như vậy? Nhà tư tưởng Vương Dương Minh, Trung Quốc lý giải rằng: "Nguyên nhân của tất cả những điều này đều chỉ vì trong tâm quá coi trọng được - mất, chỉ muốn có kết cục tốt, sợ những điều bất hạnh nên tự mình đã che đậy mất khả năng vốn dĩ có thể xử lý mọi chuyện được tốt hơn. Kỳ thực, trong cuộc sống được - mất là lẽ thường tình".
Quá coi trọng được - mất càng khiến bạn thêm bế tắc, bối rối trước mọi việc. Hãy tưởng tượng rằng cuộc sống của chúng ta như một cuốn sách, mỗi sự kiện xảy ra là một chương. Cuốn sách sẽ có những đoạn an nhiên, hạnh phúc, cũng sẽ có những đoạn cao trào, căng thẳng... Hãy tập cách sống ngay thẳng, thảnh thơi, đừng để bản thân mắc kẹt trong những dòng cảm xúc tiêu cực.
Tạm kết:
Dù cho bạn đã đến giai đoạn nào của cuộc đời thì bạn vẫn luôn có cái cớ để trì hoãn mọi thứ. Vì cuộc sống, vì tiền bạc, thời gian hay bất kì lí do nào khác. Cuộc sống vẫn đổi thay mỗi ngày, không thể nói rằng đâu là điều cuối cùng được.
Hãy bắt đầu học cách tu dưỡng tâm - trí - thân ngay từ bây giờ. Trong đời người, chỉ có không ngừng nỗ lực bằng chính đôi chân của mình mới là bền lâu nhất, và chỉ có thực sự cho đi thì mới có thể thực sự thu về những điều tốt đẹp.
Theo Hà Lê
Nhịp sống kinh tế