WinEco

Quản lý tài chính quyết định tương lai bạn giàu hay nghèo: Đừng đùn đẩy nghĩ đó là việc của bố mẹ, bạn nên bắt đầu ngay bây giờ!

08/08/2018 14:05

Không quản lý tốt tài chính, bạn không thể có một tương lai đàng hoàng, ổn định.


Không quản lý tốt tài chính, bạn không thể có một tương lai đàng hoàng, ổn định.

Chuyên gia hướng dẫn giáo dục tài chính Jamila Souffrant là một ví dụ điển hình về việc thành công nhờ am hiểu tài chính. Ngoài việc đứng lớp giảng dạy trên trang web giáo dục Journey to Launch, Souffrant nổi tiếng với việc tiết kiệm được $85.000/năm và khả năng mua nhà ở tuổi 22. 

Dưới đây là những lời khuyên của Souffrant về cách quản lý tài chính giúp bạn tiêu dùng công sức lao động một cách khoa học và đúng đắn. 

1. Tìm cách gia tăng thu nhập

Nếu khổ sở vì mức lương khởi điểm ít ỏi, không như kì vọng, "hãy nghiêm chỉnh nhìn lại xem điểm mạnh của mình là gì, sau đó, tìm một ngành dịch vụ phù hợp với chúng. Những công việc như làm đầu, gia sư hay trông trẻ vào ngày cuối tuần có thể có ích cho hầu bao của bạn. Dù mức hầu bao không quá cao, nhưng bạn hãy cố hết sức cho tới khi tìm được một công việc phù hợp.", Souffrant khuyên.

Hầu hết các bạn không quá coi trọng các khoản thu nhập nhỏ mà quên mất một chân lý nghìn đời: Tích tiểu thành đại. Rõ ràng, một giọt nước không thành đại dương, nhưng triệu triệu giọt nước sẽ mang lại kết quả khác. Thế nên, bên cạnh nguồn thu nhập chính, hãy mở rộng bằng các nguồn thu khác.

Quản lý tài chính quyết định tương lai bạn giàu hay nghèo: Đừng đùn đẩy nghĩ đó là việc của bố mẹ, bạn nên bắt đầu ngay bây giờ! - Ảnh 1.

2. Học cách quản lý giấy tờ tài chính

Theo Souffrant, bạn không nên chuẩn bị giấy tờ để nộp hồ sơ kê khai thuế hoặc các hoạt động liên quan đến tài chính vào phút chót. Thay vì ngồi chờ một việc chắc chắn sẽ xảy ra, Souffrant khuyên bạn nên chuẩn bị sẵn những tài liệu quan trọng. "Bạn có thể sử dụng ứng dụng di động để nhanh chóng chuyển đống giấy tờ ngổn ngang đó thành file mềm PDF", Souffrant giải thích. Việc quản lý này giúp bạn có thể tiếp cận các loại giấy tờ tài chính bất cứ lúc nào và khi đi giao dịch, nhân viên tài chính cũng đỡ tốn thời gian vì bạn rất nhiều. Thời gian tra cứu giấy tờ lôi thôi, hãy để dành để làm những việc có ích khác, để sinh ra tiền. 

3. Hiểu rõ các tài khoản tiết kiệm của mình

Bạn có thể tìm hiểu cách quản lý chi tiêu và tiết kiệm tiền, nhưng một điều mà nhiều người đã bỏ qua là bản thân bạn phải biết rõ mình tiết kiệm để làm gì. Sở dĩ điều này tối quan trọng bởi lẽ, khi có sẵn một khoản tiết kiệm lớn, bạn rất dễ tặc lưỡi, kiểu: "Ôi, chi tiền đi du lịch một chuyến hay mua chiếc điện thoại mới, cái đồng hồ mới ra... chẳng thấm tháp là bao". Với việc chi tiêu tùy hứng như vậy, rất dễ khiến tiền tiết kiệm của bạn bị thâm hụt. 

Bên cạnh đó, bạn nên tiết kiệm tiền sinh hoạt cho ít nhất 3 tháng. "Những người không có quỹ tiết kiệm, nếu có bất cứ chuyện gì xảy ra, họ buộc sẽ phải vay mượn để chi trả cho những vấn đề phát sinh đó", và việc đó sẽ dẫn tới nhiều rắc rối hơn trong tương lai.

Quản lý tài chính quyết định tương lai bạn giàu hay nghèo: Đừng đùn đẩy nghĩ đó là việc của bố mẹ, bạn nên bắt đầu ngay bây giờ! - Ảnh 2.

4. Xây dựng ngân sách dựa trên kế hoạch chi tiêu

Bước đầu tiên trong việc quản lý ngân sách là thống kê khoản chi tiêu của mình. Bạn có thể nghĩ mức tiêu của mình quá cao và bạn không có đủ tiền, nhưng đôi lúc mọi người tiêu nhiều hơn mức cần để trang trải cuộc sống. Việc biết chính xác lượng tiền đầu ra và đầu vào sẽ quyết định bạn có nên hạn chế chi tiêu không.

Việc giảm thiểu mức độ hay số lượng những món đồ bạn chi trả mỗi tháng có thể cải thiện tình hình tài chính của bạn khá nhiều. Có lẽ thay vì mua quần áo thời trang hay những lần ăn nhậu ngoài, bạn hãy dùng số tiền đó để trả nợ hoặc đầu tư. Hãy coi đó là sự hy sinh tạm thời trên con đường hướng đến sự độc lập tài chính.

6. Thiết lập thẻ tín dụng thông minh hơn

Nói đơn giản, điểm tín dụng là yếu tố giúp người cho vay quyết định bạn có phải một người vay có uy tín hay không. Cách nhanh nhất để xây dựng uy tín là dùng thẻ tín dụng. Tuy nhiên, bạn cần sử dụng nó một cách nghiêm túc. Nên nhớ, thẻ tín dụng không phải tiền miễn phí. Souffrant giải thích: "Thẻ tín dụng  trở thành một gánh nặng khi bạn vay tiền mà không trả nổi. Và dĩ nhiên, khoản vay đó có tính lãi đấy."

Nếu đơn đăng ký thẻ tín dụng của bạn bị từ chối cũng đừng lo. "Bản chất của tín dụng là quản lý lịch sử chi tiêu", vì thế, chỉ cần bạn không ghi nợ chi phí mua bán và hoá đơn dưới tên mình là có thể đăng ký được rồi."  Souffrant nói. 

5. Đầu tư, đầu tư và đầu tư

Grant Cardone – một người từng tay trắng lâm vào cảnh nợ nần ở tuổi 21 và vươn lên trở thành triệu phú năm 30 tuổi có câu nói kinh điển: "Cách duy nhất để tiết kiệm tiền là mang chúng đi đầu tư. Bạn đừng bao giờ dùng khoản tiền để đầu tư này vào bất kì mục đích nào khác, kể cả những trường hợp khẩn cấp".

Tất nhiên, đầu tư luôn gắn liền với rủi ro và nguy cơ mất tất cả; nhưng đó cũng là kênh sinh lời nhanh nhất. Trung bình các triệu phú đầu tư khoảng 20% tổng thu nhập của họ mỗi năm. Tài sản của các tỷ phú không phải đo bằng số tiền tăng lên trong tài khoản mỗi năm mà ở cách họ đầu tư như thế nào.


Ngọc Tú

Theo Trí Thức Trẻ