Sinh nhật 10 tuổi Winmart

Ray Dalio, Mark Mobius cùng những nhà đầu tư 'lão làng' dự đoán và thay đổi chiến lược đầu tư như thế nào giữa 'tâm bão' chiến tranh thương mại?

31/05/2019 15:46

Ray Dalio, Mark Mobius cùng nhiều nhà đầu tư 'lão làng' dự đoán chiến tranh thương mại sẽ không thể sớm kết thúc và đây là lúc cần phải thay đổi chiến lược đầu tư.

Ray Dalio gọi đây là một "cuộc chiến lâu dài về ý thức hệ". Mark Mobius nhận thấy không có nhiều hy vọng để 2 nước có thể giải quyết nhanh chóng. Và Stephen Jen thì cho biết chúng ta mới chỉ đang chứng kiến sự bắt đầu của một cuộc đấu gồm 15 vòng.

Khi Mỹ và Trung Quốc "đánh nhau" trên mọi mặt trận từ thương mại đến công nghệ, một trong số những cái tên lớn nhất trong giới đầu tư đang chuẩn bị tinh thần cho một cuộc xung đột kéo dài và điều chỉnh danh mục đầu tư cho phù hợp. Ví dụ như Mark Mobius, ông tránh đầu tư vào những nhà xuất khẩu của Trung Quốc và mua cổ phiếu của những công ty đang cung cấp sản phẩm cho người tiêu dùng trong nước.

Chuyên gia về thị trường mới nổi - Mark Mobius nhận định, ngay cả khi ông Trump và ông Tập nỗ lực để đạt được một thoả thuận thương mại, thì Mỹ và Trung Quốc vẫn tiếp tục mâu thuẫn đối với các vấn đề như công nghệ tương lai. Ông nói: "Chúng đang ở trong một cuộc chơi mới. Ông Trump đã thực sự gây ra tình huống rắc rối này." Ngoài ra, ông còn cho biết Việt Nam, Ấn Độ và Bangladesh là những quốc gia có thể hưởng lợi khi các nhà sản xuất rời khỏi Trung Quốc.

Ray Dalio, Mark Mobius cùng những nhà đầu tư lão làng dự đoán và thay đổi chiến lược đầu tư như thế nào giữa tâm bão chiến tranh thương mại? - Ảnh 1.

Kyle Shin đến từ Gen2 Partners, quản lý khoảng 1,3 tỷ USD trong quỹ phòng hộ, mới trở về từ chuyến đi Trung Quốc gần đây và đã bị nhận thấy rằng cuộc xung đột này sẽ phải mất hàng thập kỷ để giải quyết. Khi trái phiếu Trung Quốc trong danh mục đầu tư đã đáo hạn, Shin đang thay thế bằng trái phiếu của các công ty hạng sang tại những thị trường phát triển.

John Foo của Kingsmead Asset Management còn có bước đi xa hơn, ông bán toàn bộ cổ phần tại thị trường Trung Quốc lần đầu tiên trong 2 thập kỷ làm công việc quản lý tài chính tại châu Á. Ông đã thực hiện điều này hồi giữa năm ngoái bởi chiến tranh thương mại và điều kiện tín dụng bị thắt chặt. Foo đưa Kingsmead trở thành một quỹ phòng hộ đa chiến lược và tập trung vào những nền kinh tế dọc sông Mê Kông như Thái Lan và Việt Nam.

Stephen Jen, cựu kinh tế gia tại IMF và Morgan Stanley cho hay: "Cuộc chiến này sẽ là một quá trình kéo dài, có thể còn diễn ra cho tới lúc sự nghiệp của chúng tôi kết thúc." Ông hiện đang điều hành Eurizon SLJ Capital - một công ty và quỹ đầu tư phòng hộ. Jen nói thêm: "Những nhà đầu tư và nhà phân tích như chúng tôi cần phải tự thúc đẩy và cố gắng không theo dõi những tin tức mới nhất. Chúng tôi cần hiểu rõ những khác biệt về kinh tế và văn hoá."

Ray Dalio, Mark Mobius cùng những nhà đầu tư lão làng dự đoán và thay đổi chiến lược đầu tư như thế nào giữa tâm bão chiến tranh thương mại? - Ảnh 2.

Việc thị trường chứng khoán vọt tăng lên mức kỷ lục trong 4 tuần trước, do các nhà đầu tư đặt cược căng thẳng thương mại được xoa dịu, đã nhanh chóng kết thúc. Chỉ trong tháng này, thị trường chứng khoán toàn cầu đã mất 4 nghìn tỷ USD, lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ cũng giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2017 khi ông Trump nâng thuế đối với hàng hoá Trung Quốc và ra lệnh trừng phạt Huawei.

Theo đó, ông Tập Cận Bình đã kêu gọi người dân nước này tham gia vào một "Vạn lý Trường chinh" mới và Trung Quốc đã chuẩn bị để "vũ khí hoá" đất hiếm - thành phần quan trọng trong smartphone và xe điện.

Theo tỷ phú Ray Dalio, nhà sáng lập của quỹ phòng hộ Bridgewater Associates, cuộc xung đột này đã vượt ra ngoài lĩnh vực thương mại. Khi Trung Quốc trỗi dậy như một cường quốc với khả năng thách thức Mỹ, 2 quốc gia sẽ đụng độ nhau trên mọi lĩnh vực bởi cách tiếp cận khác nhau đối với chính phủ, kinh doanh và địa chính trị. Ông viết trong một bài đăng trên LinkedIn: "Họ không thể đàm phán về những vấn đề cơ bản hơn thế này."

Dẫu vậy, không phải ai cũng dự đoán về những thay đổi mạnh mẽ đối với tình trạng hiện tại. James Gorman, CEO của Morgan Stanley, cho biết ông không dự đoán rằng đây sẽ là một cuộc chiến thương mại toàn diện. Dù trước đó ông đã cảnh báo rằng phải mất đến hàng thập kỷ thì các nước mới giải quyết tất cả các vấn đề của họ. Còn Jen đến từ Eurizon SLJ thấy khoảng 80% trận chiến sẽ kết thúc trong hoà bình.

Một số nhà đầu tư nhận thấy diễn biến tiêu cực trên thị trường trong thời gian gần đây là cơ hội để mua cổ phiếu. Quỹ phòng hộ Yunqi Capital đã gia tăng vị thế trong Rogers Corp vào tháng 12 và tiếp tục thực hiện thêm 1 lần nữa vào tháng này, sau khi cổ phiếu của nhà sản xuất linh kiện của Mỹ giảm mạnh.

Trong khi đó, hy vọng về những tiến bộ của thoả thuận thương mại vẫn chưa hoàn toàn tan biến. Andy Rothman, cựu nhà ngoại giao Mỹ tại Bắc Kinh, người hiện đang là chiến lược gia đầu tư tại Matthews Asia, rất lạc quan rằng ông Trump sẽ đạt được thỏa thuận trước cuộc bầu cử tổng thống năm 2020. Ông nói: "Tôi vẫn giữ vững quan điểm, ông Trump tin rằng một "thỏa thuận thương mại tốt hơn là không có thoả thuận nào" với Trung Quốc chính là triển vọng cho cuộc tái tranh cử của ông ấy."

theo Bloomberg