Được biết đến khi tham gia 2 mùa Shark Tank Việt Nam, Shark Phạm Thanh Hưng gây ấn tượng với lối nói chuyện dí dỏm, sâu sắc, cùng nhiều chia sẻ tâm huyết với giới start up. Nhưng ít ai biết được để có ngày hôm nay, nhà đầu tư quyền lực này cũng trăn trở với nhiều “nỗi sợ” trước thế giới xung quanh và định kiến xã hội.
Đặt một lịch hẹn gặp cùng người đàn ông bận rộn như Shark Hưng quả không dễ dàng. Sau thành công của 2 mùa Shark Tank Việt Nam, Shark Hưng ngoài bận rộn cùng các dự án, công việc của mình, còn liên tục được mời làm diễn giả trong các talkshow cho dân start up hay giới trẻ. Một ngày mùa đông, giữa lịch làm việc bận rộn, anh mới có thể dành thời gian cho cuộc phỏng vấn này. Và thực sự, cuộc trò chuyện đem tới một hình ảnh một shark Hưng hoàn toàn khác. Đằng sau vẻ ngoài trầm ổn và thành đạt, lại là một người đàn ông luôn ưu tư về nỗi sợ hãi thất bại. Vẫn biết chẳng con đường nào tới thành công mà được trải bước trên hoa hồng, nhưng những sẻ chia về biến cố đầu tiên năm 26 tuổi, cảm giác khi bị người khác quay lưng lúc gian khó… tiết lộ thêm rất nhiều khía cạnh thú vị về vị shark quyền lực này.
-Anh hay khuyên những người mới khởi nghiệp cách đương đầu với nỗi sợ thất bại. Nhưng bản thân anh đã học được điều đó bằng cách nào?
Tôi chứng kiến sự lạnh lùng của cuộc đời rất sớm. Năm tôi 26 tuổi, bố tôi đột ngột bị phát hiện ung thư, rồi qua đời chỉ sau một thời gian ngắn. Khi ấy, ông mới bắt đầu góp vốn mở cơ sở kinh doanh, chưa đi vào sản xuất. Ngay khi ông nằm trên giường bệnh, người ta đã đến nói chuyện công nợ. Lúc ấy, tôi mới ra trường, đi làm nhà nước, lương tháng khoảng 500 nghìn. Nhưng là con trai lớn trong nhà, tôi phải nhận hết.
Hai mươi sáu tuổi, tôi chưa biết gì nhiều về cuộc đời. Cảm giác người ta quay lưng quá nhanh. Tôi cũng không thể nhớ hết mình đã trải qua giai đoạn đó như thế nào, xoay sở ra sao để lo cho gia đình. Cuối cùng, mọi thứ cũng ổn. Nhưng những ngày tháng đấy khiến tôi không còn ngỡ ngàng trước những sự quay lưng của người đời nữa. Và điều đó, khiến tôi vượt qua được nhiều gian nan sau này.
- Nghĩa là đương đầu với thái độ của người đời là một trong những "khẩu quyết" để vượt qua thất bại?
Sau này, cũng có những giai đoạn tôi gặp khó khăn trong làm ăn. Gõ cửa người quen vay tiền để giải quyết công chuyện, dù chỉ một món nhỏ, cũng nhận được cái lắc đầu. Tôi không trách họ. Chính mình chắc cũng không cho vay. Nhưng để vượt qua cảm giác bị quay lưng không dễ dàng gì. Có lẽ những ngày khó khăn khi bố mất, đã dạy tôi cách bình thản trước những thái độ như thế.
Cảm giác về sự thất bại trong sự nghiệp của người đàn ông, không nằm ở chỗ anh ta thiếu thốn về vật chất, mà bởi chính sự phán xét và ánh nhìn của những người xung quanh. Khi một người đàn ông gặp thất bại trong sự nghiệp, nỗi sợ lớn nhất của anh ta là bắt gặp với sự lạnh nhạt, quay lưng, rồi thậm chí dẫn đến cảm giác khinh thường với chính bản thân mình.
-Nếu bàn riêng về cảm giác thất bại ở người đàn ông, có phải là chúng ta đang phân biệt giới không?
Người có chút thành công lại mang những định kiến khác. Chúng ta mới làm quen với nền kinh tế thị trường chưa bao lâu. Ở nguyên bản, từ "Shark" trong chương trình "Thương vụ bạc tỷ" có nghĩa là loài cá mập, là động vật ăn thịt hung hăng. Các nền văn hóa đã quen với nền kinh tế thị trường nhìn nhận điều đó một cách thú vị: thương trường là nơi cạnh tranh khốc liệt và nó khuyến khích sự vươn lên. Nhưng ở mình, việc tôi giàu lên so với mặt bằng vẫn được đánh giá là phi nghĩa. Quan niệm này cũng có lý do, khi mà nhiều phần của thị trường Nền văn hóa Á Đông nói chung, và Việt Nam nói riêng, thực sự có đặt ra những định kiến riêng với người đàn ông. Nữ giới trong thương trường cũng chịu những sự bất công trong nhận xét của người đời. Nhưng đàn ông, luôn được mặc định phải là hình mẫu "trụ cột", phải là người "gánh vác", phải "có danh gì với núi sông". Cảm giác sợ thất bại của đại đa số đàn ông, với những định kiến ấy, rất nặng nề.
Khi đàn ông trong xã hội mình thất bại, có có nguy cơ phải chịu đựng sự cô đơn trong chính bản thân. Họ không chịu được cảm giác thương hại của người khác. Khi đàn ông gặp khó khăn, họ sẽ chui vào hang. Điều đó khiến cho việc vượt qua trở nên khó khăn hơn.
-Liệu có thể diễn đạt ngược lại thành, ở xã hội mình, cảm giác được tự mãn trước đám đông là một loại phần thưởng cho những người đàn ông thành đạt?
Người có chút thành công lại mang những định kiến khác. Chúng ta mới làm quen với nền kinh tế thị trường chưa bao lâu. Ở nguyên bản, từ "Shark" trong chương trình "Thương vụ bạc tỷ" có nghĩa là loài cá mập, là động vật ăn thịt hung hăng.
Các nền văn hóa đã quen với nền kinh tế thị trường nhìn nhận điều đó một cách thú vị: thương trường là nơi cạnh tranh khốc liệt và nó khuyến khích sự vươn lên. Nhưng ở mình, việc tôi giàu lên so với mặt bằng vẫn được đánh giá là phi nghĩa. Quan niệm này cũng có lý do, khi mà nhiều phần của thị trường vẫn không minh bạch, nhiều người cũng giàu lên nhờ "ông anh tạo điều kiện". Nhưng nếu là một tâm lý phổ quát, nó tạo ra những nhận xét bất công.
Người quen và không quen tìm đến tôi để xin tiền. Đôi khi với một thái độ như thể tôi nợ nần gì họ. Họ xin tiền tôi để trả nợ, xin tiền tôi để làm ăn. Người ta nói sao tôi "cho" người khác tiền tỷ trên TV thì được, mà không thể giúp họ. Có một nhà văn nổi tiếng, đứng ra quyên góp để tổ chức hoạt động cho tổ chức của ông, đã nói thẳng vào mặt chúng tôi thế này: "Chúng tôi có văn hóa nhưng không có tiền. Các anh có tiền, nhưng không có văn hóa". Ông ấy muốn bán văn hóa cho doanh nhân. Truyền thông, vì lý do nào đó, cũng thích soi vào thất bại của doanh nhân. Trong thời đại bùng nổ thông tin, áp lực dành cho người làm ăn cũng tăng lên. Dù không cố tình để tâm, nhưng cũng có lúc tôi phải đọc những lời dèm pha trên mạng. Người ta mát mẻ, "doanh nhân thì hôm nay thế này ngày mai biết thế nào".
-Và trong một xã hội nhiều định kiến như thế, anh lại quyết định đứng ra làm một người nổi tiếng, với chương trình Thương vụ bạc tỷ?
Tôi thấy việc mình làm có ý nghĩa. Xung quanh tôi không phải chỉ có những định kiến, mà có cả những lời động viên khích lệ.
Việc phơi sáng trước công chúng không dễ dàng. Các doanh nhân thường không làm vậy. Khác với các nghệ sĩ, nổi tiếng không phải là một phần kỹ năng nghề nghiệp của chúng tôi. Tôi không sẵn sàng cho sự nổi tiếng. Tôi không sẵn sàng tâm lý để đang mặc quần short đi siêu thị, thì nghe thấy tiếng chụp hình đằng sau lưng mình. Tôi cũng không sẵn sàng để nhận những tin nhắn "xin tiền" từ khắp nơi. Bây giờ gõ tên Shark Hưng vào Google, máy tìm kiếm cũng gợi ý toàn những chủ đề liên quan đến đời tư.
Nhưng bản thân cuộc sống đã là một sự đánh đổi rồi. Không có một sự lựa chọn nào làm hài lòng được tất cả.
-Sau mấy mươi năm, rất khó để Shark Hưng có thể thất bại về mặt sự nghiệp nữa, thì nỗi sợ của anh lúc này là gì?
Bây giờ thì nỗi sợ của tôi lại là không có đủ thời gian dành cho con. Công việc bận rộn, tôi sợ nếu không thể dành đủ thời gian cho chúng, tình cảm cha con sẽ phai nhạt đi, rồi sợ rằng các con có phát triển được như mình kỳ vọng không, sợ chính sự áy náy của bản thân.
-Chúng ta sống thế nào nếu mang từng ấy nỗi sợ, mà cái nào anh cũng diễn đạt thành quy luật?
Nỗi sợ không phải là một thứ tiêu cực thuần túy. Có một câu là, cách tốt nhất để vượt qua nỗi sợ là đi xuyên qua nó. Bạn có thể, và nên biến áp lực thành động lực. Những người thành công nhất mà tôi biết, có được sức làm việc không ngừng nghỉ của họ, chính là từ dạng động lực này.
-Xin cảm ơn anh vì cuộc trò chuyện!
Người đàn ông trong xã hội hiện đại có nỗi sợ nào? Họ có chịu các định kiến về giới, có mang những áp lực đặc thù của xã hội Á Đông? Họ có sẵn sàng chia sẻ hay sợ bị phán xét? Chiến dịch xã hội #toisogi do Bảo hiểm nhân thọ MB Ageas Life tổ chức hướng tới khuyến khích người đàn ông nói ra những điều họ lo sợ. Bạn có thể chia sẻ về bản thân hay về những người đàn ông trong đời mình ngay dưới bài viết này hoặc tại website www.toisogi.com. Những chia sẻ của bạn sẽ tạo cảm hứng cho nhiều người, để cùng đi qua, để đồng lòng, trên hết là để cải thiện chất lượng sống của tất cả chúng ta.
Ánh Dương, Dương Lê
Theo Trí Thức Trẻ