WinEco

Sống nửa đời người, tôi mới thấm "tiền bạc định thân phận": Có tiền chính là có chiếc áo giáp tốt, giúp người ta dũng cảm hơn gấp trăm lần

27/09/2020 17:30

Tiền bạc không phải là tất cả trong cuộc sống này, nhưng lại là điều thiết yếu giúp bạn có cuộc sống dễ thở hơn. Càng trải đời nhiều, bạn sẽ càng thấm thía giá trị của đồng tiền.


Tiền bạc không phải là tất cả trong cuộc sống này, nhưng lại là điều thiết yếu giúp bạn có cuộc sống dễ thở hơn. Càng trải đời nhiều, bạn sẽ càng thấm thía giá trị của đồng tiền.

Tiền bạc, giống như một loại giáp bảo vệ, giúp con người có thể bảo vệ bản thân tốt hơn. Đôi khi, tiền bạc cũng như ngọn lửa giúp con người ấm áp. Lại có lúc, tiền bạc như một bàn đạp, giúp người ta có thể nắm bắt cơ hội một cách tốt hơn. Tất nhiên, tiền không phải là tất cả nhưng trong cuộc sống, tiền là điều thiết yếu không thể thiếu được. Đặc biệt khi đến tuổi trung niên, con người sẽ càng cảm nhận được tầm quan trọng của tiền bạc.

Có tiền, bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn, nhiều cơ hội hơn. Có tiền, bạn có thể tự tin lộn ngược dòng và sẵn sàng chấp nhận thất bại. Có tiền, bạn có thể chăm sóc tốt bản thân và những người thân yêu.

Tiền cũng sẽ dạy bạn trưởng thành. Khi bạn còn không phải lo lắng vì tiền mà không dám mua những thứ bạn yêu thích, hoặc vì tiền mà người bạn coi trọng rời bỏ bạn, lúc đó bạn đã thực sự trưởng thành. Sống đến tuổi trung niên, chúng ta đều phải thừa nhận một sự thật phũ phàng trong thực tế: Tiền bạc quyết định phần lớn thân phận!

1. Không có tiền, lời nói của bạn càng ít giá trị

Sống nửa đời người, tôi mới thấm tiền bạc định thân phận: Có tiền chính là có chiếc áo giáp tốt, giúp người ta dũng cảm hơn gấp trăm lần - Ảnh 1.

Tiểu Mỹ và Trần Thanh là cặp vợ chồng nơi công sở. Tiểu Mỹ là cấp trên, có khả năng kiếm tiền nhiều hơn chống rất nhiều. Điều đó cũng khiến vị trí của họ trong gia đình chênh lệch lớn, Trần Thanh thường cảm thấy tự ti, thua kém vợ.

Anh ta luôn cố hòa thuận với mọi người, luôn thận trọng trong mọi chuyện trong gia đình. Tuy nhiên, cũng vì thế, tình yêu của hai người dần biến tướng trở thành áp lực. Mối quan hệ vợ chồng liền trở thành cấp trên – cấp dưới, ngay cả khi ở nhà. Tiểu Mỹ chưa bao giờ để ý đến cảm nhận của chồng. Khị có mâu thuẫn, cô chỉ một câu hôm nay anh ngủ trên sô pha, Trần Thanh còn không dám hỏi nguyên nhân, lập tức ra ghế nằm ngủ. Không có tiền, ngay cả những người thân thiết nhất cũng không coi trọng bạn.

Ở tuổi trung niên, muốn sống tốt thì phải có tiền và có khả năng kiếm tiền. Tiền bạc không thể giải quyết mọi vấn đề nhưng nếu tài sản của Tiểu Mỹ và Trần Thành tương đương nhau, thì sẽ không có chuyện ai phải làm hài lòng ai, hôn nhân cũng sẽ không phải vì tiền mà trở nên méo mó. Sống đến tuổi trung niên, tiền sẽ ảnh hưởng đến sự tôn trọng của những người xung quanh dành cho bạn.

2. Năng lực tài chính là "áo giáp" bảo vệ gia đình

Đời người luôn phải trải qua thăng trầm, trong những năm tháng thăng trầm đó, ta càng hiểu rõ giá trị của đồng tiền hơn. Con người dù ở độ tuổi nào, không có tiền cũng tương đương với việc sống một cuộc sống đầy gian khổ. Không có tiền, không có lý tưởng, làm thế nào để no bụng hằng ngày đã là một vấn đề lớn.

Tiền không đại diện cho tất cả mọi thứ, nhưng có tiền, bạn có thể sống một cuộc sống thoải mái hơn và được mọi người tôn trọng hơn. Trải qua nhiều chuyện của cuộc sống, bạn sẽ thấm thía câu nói: “Khi bạn yếu, xung quanh sẽ toàn là những người xấu bắt nạt bạn. Khi bạn mạnh mẽ, xung quanh sẽ toàn là người tốt sẵn sàng giúp đỡ bạn”.

Sức mạnh của một người thường phụ thuộc nhiều vào sự giàu có và địa vị xã hội. Nếu bạn giàu có, mọi người xung quanh sẽ nhìn bạn bằng một cái nhìn khác. Năng lực tài chính giống như đề để bảo vệ mình và những người thân yêu, không bị những người xung quanh coi thường. Đối với người trưởng thành, tiền bạc mang lại sức mạnh.

3. Tiền bạc quyết định chất lượng sống

Sống nửa đời người, tôi mới thấm tiền bạc định thân phận: Có tiền chính là có chiếc áo giáp tốt, giúp người ta dũng cảm hơn gấp trăm lần - Ảnh 2.

Đại Lâm năm nay đã ở tuổi trung niên. Nhưng do đại dịch, vài tháng trước anh ta bị sa thải. Đối mặt với thất nghiệp, tiền tiết kiệm cũng không có nhiều, Đại Lâm quyết định bắt đầu việc kinh doanh của riêng mình. Thế nhưng, việc kinh doanh không thuận lợi khiến anh ta mất hết cả vốn lẫn số tiền tiết kiệm của cả nhà. Cuộc sống tạm ổn trước kia của gia đình Đại Lâm bỗng chốc chao đảo, khó khăn. Vợ Đại Lâm không chịu được đả kích đó, liên tục chì chiết, căn vặn.

Sống đến tuổi trung niên, tiền bạc quyết định chất lượng cuộc sống của một người. Bạn càng có ít tiền, bạn càng có ít lựa chọn lối sống. William Somerset Maugham có câu: “Tiền giống như giác quan thứ sáu. Không có tiền thì không thể sử dụng hết các giác quan khác”.

Trong cuộc sống, ai cũng sẽ phải vượt qua muôn vàn khó khăn, giống như hành trình đi thỉnh kinh của Đường Tăng vậy. Chỉ có vượt qua tất cả mọi điều, con người mới đạt được lợi ích và có cảm giác thành tựu. Sau khi con người trải qua những thất bại và đau khổ, ai cũng muốn bản than có thể thoải mái và hạnh phúc hơn. Giàu có không nhất thiết có thể giúp bạn có được cuộc sống như mong muốn, nhưng nó sẽ giúp chất lượng cuộc sống của bạn tốt hơn. Chỉ khi bạn có tiền, điều kiện cuộc sống của bạn mới được đảm bảo, có thể thoải mái cho phép bản thân và gia đình theo đuổi những gì mong muốn.

Mọi người ai cũng làm việc chăm chỉ vì ước mơ của chính mình, trở thành hình mẫu mà mình luôn mong muốn, thành động lực của bản thân và mong muốn có thể tiến lên những tầng cao mới. Nhưng cũng có nhiều người, họ không đạt được gì ở tuổi trung niên, không có tiền tiết kiệm, cuộc sống vất vả. Tuy vậy, họ vẫn làm việc chăm chỉ và không bỏ cuộc.

Sống đến tuổi trung niên, chúng ta phải thừa nhận, có tiền mới có thể sống một cách đàng hoàng. Nếu bạn không có tài chính dư dả, đừng nản lòng, hãy để bản thân mạnh mẽ hơn, cải thiện bản thân, sống kỷ luật hơn và làm việc chăm chỉ hơn. Đừng bao giờ từ bỏ, buông xuôi. Sống đến tuổi trung niên cũng đừng để cuộc sống trôi qua một cách vô nghĩa. Hãy tích lũy cả tài chính và kiến thức, cho mình một cơ hội để có một cuộc sống tốt đẹp hơn.