Sự nghiệp của chúng ta được xây dựng từ những cuộc gặp gỡ đúng người, đúng thời điểm: Một cuộc phỏng vấn xin việc, một cuộc gặp với nhà tuyển dụng, một cuộc thảo luận với sếp hay cuộc gặp gỡ đầu tiên với khách hàng... nhưng để có được chìa khóa thành công là một thách thức.
Sự nghiệp của chúng ta được xây dựng từ những cuộc gặp gỡ đúng người, đúng thời điểm: Một cuộc phỏng vấn xin việc, một cuộc gặp với nhà tuyển dụng, một cuộc thảo luận với sếp hay cuộc gặp gỡ đầu tiên với khách hàng... nhưng để có được chìa khóa thành công là một thách thức.
Nhiều người rất bận và thường nói với bạn khi bạn hẹn họ rằng: "Bạn có thể đợi được không?", hay "Tôi không dành thời gian cho bạn được ngay bây giờ" ... hay thậm chí là sự im lặng.
Nếu điều đó đã từng xảy ra với bạn, chắc hẳn bạn sẽ hiểu được cảm giác chán nản đến nhường nào và muốn từ bỏ. Dưới đây là 5 gợi ý để bạn có thể đưa ra yêu cầu một cuộc gặp gỡ, thúc đẩy thăng tiến trong sự nghiệp của bạn
1. Cảm thấy xứng đáng với thời gian họ bỏ ra
Thông thường khi ai đó dành thời gian cho chúng ta mà họ không muốn, họ có thể cảm thấy như chúng ta áp đặt họ. Do vậy, muốn người khác dành thời gian cho mình hãy nói một cách nhỏ nhẹ, lịch sự và chân thành nhất. Ví dụ khi đặt lịch hẹn với ai đó bạn có thể nói rằng họ có thể dành thời gian bận rộn của họ để gặp gỡ trong vài phút được không? Hay có thể bắt đầu là tôi không muốn làm phiền bạn, nhưng bạn có thể dành cho tôi vài phút ngắn ngủi được không...
Bạn hướng đến sự tôn trọng chứ không phải là người xin lỗi. Sử dụng các câu như "Tôi muốn gặp bạn…" hay "tôi muốn thảo luận với bạn một số điều…", sẽ khiến họ cảm thấy được tôn trọng và dành thời gian cho bạn.
2. Tại sao cần có cuộc gặp đó
Hãy chắc chắn để người khác biết lí do tại sao bạn lại muốn có cuộc gặp gỡ này. Chìa khóa đó là: Không ai có thể dành thời gian cho bạn trừ khi bạn nói trước với họ lí do tại sao. "Why" luôn quan trọng. Bạn có thể nói với họ rằng lí do bạn muốn gặp họ, bạn tìm thấy cơ hội làm việc trong công ty của họ và chắc chắn đó là nơi phù hợp với bạn. Bạn thấy họ là nhà tuyển dụng hàng đầu và sẽ cho bạn biết được các cơ hội trong những công ty khác nhau. Hay đơn giản bạn muốn gặp sếp mình để nói về mục tiêu nghề nghiệp của bạn và cần sự tư vấn, chia sẻ, lắng nghe.
Mấu chốt là cần phải có thông điệp rõ ràng về những gì bạn muốn đưa ra trong cuộc gặp đó.
3. Thể hiện những điều đặc biệt
Sau khi bạn nói rõ những gì bạn muốn, bạn cần cho người khác một lý do để tin vào lời nói của bạn. Bạn có thể làm điều này bằng cách tạo sự ấn tượng bằng những điểu đặc biệt.
Nếu bạn nói rằng bạn đang tìm kiếm vị trí của mình trong xã hội, hãy phát triển nó bằng cách hướng tới những gì bạn đang tìm kiếm và những gì bạn đã thực hiện.
Nếu bạn muốn thuyết phục sếp của bạn, hãy nói với họ những giá trị cốt lõi bên trong.
Nếu mục đích của bạn là thuyết phục một khách hàng tiềm năng, hãy đề cập rằng bạn làm việc với một số công ty khác mà họ tin tưởng.
Nếu bạn muốn thuyết phục một nhà tuyển dụng, có thể bằng cách chia sẻ về thành tích của bạn.
4. Kết thúc bằng một cuộc gọi
Hãy đưa ra tuyên bố rõ ràng yêu cầu cuộc gặp. Có rất nhiều cách để thể hiện điều này nhưng một nguyên tắc cơ bản cơ bản là "Càng cụ thể càng tốt", để phía đối tác sẽ phải nói "Yes" hoặc "No". Thí dụ, bạn có thể nói "Chúng ta sẽ cùng uống café vào tuần tới nhé?" Hoặc theo một cách khác bạn nói rằng bạn sẽ liên hệ với trợ lí của họ để đặt lịch. Bạn có thể thử nghiệm và lựa chọn cách nào phù hợp với bạn
5. Đừng bỏ cuộc
Thomas Edison từng nói: "Điểm yếu lớn nhất của chúng ta nằm ở việc từ bỏ. Con đường ngắn nhất để đưa ta đến thành công là không ngừng cố gắng". Đây là lời khuyên tuyệt vời cho bất cứ ai đang tìm cách thiết lập một buổi gặp gỡ với một người có ảnh hưởng sâu sắc với bạn trong công việc.
Nếu buổi gặp gỡ đó quan trọng với bạn, đừng bỏ cuộc, và đừng cảm thấy bạn sẽ gặp phiền toái nếu bạn cứ cố gắng tìm cách để thiết lập nó. Hãy nghĩ về nó theo cách này: Buổi gặp này quan trọng với bạn hơn là từ một lời hứa của người bạn đang tìm kiếm. Cứ thế mà kiên trì.
Bạn hãy đợi một tuần, sau đó gửi email ngắn nhắc nhở họ về mối quan tâm của bạn. Hoặc thử một cuộc gọi điện thoại. Tất nhiên, bạn không muốn săn lùng họ, nhưng nếu họ thấy buổi họp này có ý nghĩa như thế nào với bạn, chắc chắn sẽ không nỡ lòng từ chối.
Khánh Ly
Theo Trí Thức Trẻ