Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung không chỉ đơn thuần là cuốn sách ghi lại một trong những thời đại loạn lạc bậc nhất lịch sử Trung Quốc mà còn là tác phẩm chứa đựng nhiều bài học sâu sắc trong đời sống cũng như kinh doanh cho người đời sau.
Tam quốc diễn nghĩa là bộ tiểu thuyết kinh điển của nhà văn La Quán Trung, một trong Tứ đại danh tác của văn học Trung Hoa, bộ tiểu thuyết lừng danh này không chỉ tái hiện lịch sử Trung Hoa cổ đại đầy hùng tráng qua những trang giấy, mà còn để lại cho hậu thế nhiều bài học sâu sắc trong đời sống cũng như kinh doanh, trong cách đối nhân xử thế, tinh thần dũng cảm, trung thành và cách thu phục nhân tâm con người. Dưới đây là những bài học như vậy.
1. Lữ Bố vì Điêu Thuyền mà giết hại Đổng Trác, cha nuôi của mình, qua đó nhận lấy sự chê bai, khinh bỉ của người đời, và cuối cùng dẫn tới hỏng việc lớn, thân bại danh liệt và chết trong tay của Tào Tháo.
Bài học rút ra: Làm việc lớn không nên để việc nhỏ xen vào, dễ dẫn đến hỏng đại sự.
2. Tào Tháo từ một quan nhỏ, ám sát Đổng Trác bất thành, phải lẩn trốn khắp nơi, nhưng nhờ nắm bắt tốt thời cơ đã xây dựng một đế chế Tào Ngụy vô cùng hùng mạnh, chia ba thiên hạ.
Bài học rút ra: Cơ hội chỉ đến với những người nắm bắt lấy nó, phải biết nắm bắt và tận dụng nó để hoàn thành việc lớn.
3. Lưu bị từ hai bàn tay trắng gây dựng nước Thục hùng mạnh, tạo thành thế chân vạc chia ba thiên hạ, cũng nhờ nhân nghĩa, thu phục được người tài. Ông 3 lần vào lều tranh thuyết phục Gia Cát Lượng, một quân sư đại tài thời bấy giờ. Kết nghĩa với Quan Vũ, Trương Phi, thu nạp Triệu Tử Long, Hoàng Trung, Mã Siêu, những dũng tướng hiếm có thời Đông Hán mai này giúp ông làm nên sự nghiệp lẫy lừng lưu danh muôn thuở.
Bài học rút ra: Muốn thành đại sự cần biết nhìn người và trọng dụng người tài.
4. Quan Vũ, Trương Phi, Mã Tắc, Ngụy Diên…tuy anh dũng, lập được đại công nhưng do kiêu ngạo, khinh địch, chủ quan đều bị chết thảm.
Bài học rút ra: Trong cuộc sống, công việc, hay kinh doanh nên thận trọng khiêm tốn, chủ động đón đầu và vượt qua thử thách, bởi chủ quan kiêu ngạo dễ dẫn đến thất bại và mất tất cả.
5. Gia Cát Lượng chỉ uốn ba tấc lưỡi có thể khiến anh hùng Giang Đông phải câm nín không thể biện luận, đồng thời khiến Tôn Quyền quyết định liên minh với Lưu Bị chống Tào Tháo, khiến quân Tào đại bại ở trận Xích Bích.
Bài học rút ra: muốn thành công, phải nói được. Một người dù có tốt đến đâu không nói được cũng khó trở thành lãnh đạo tốt. Vì thế, kĩ năng giao tiếp và đàm phán rất quan trọng khi làm kinh doanh.
6. Bàng Thống có tài nhưng dung mạo xấu xí nên không được Tào Tháo và Tôn Quyền trọng dụng, chỉ đến khi gặp được Khổng Minh mới có được đất dụng võ.
Bài học rút ra: Ngoại hình hạn chế quá cũng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả khi đi phỏng vấn xin việc.
7. Trong Tam quốc diễn nghĩa, Trương Phi chết bởi chính những thuộc hạ của mình khi đang nung nấu ý định trả thù cho nhị huynh Vân Trường
Bài học rút ra: Phải đối xử tốt với nhân viên, nếu chỉ suốt ngày đè nén áp bức, chắc chắn sẽ phải chịu hậu quả, họ có thể bỏ việc tập thể hoặc nhảy việc.
Bài học sâu sắc trong kinh doanh.
1. Kinh nghiệm của Lưu Bị cho ta thấy, CEO hoàn toàn có thể bắt đầu từ việc bán hàng vỉa hè.
2. Kinh nghiệm của Gia Cát Lượng cho ta thấy: Đôi khi vào doanh nghiệp tư nhân còn có đất phát triển hơn vào doanh nghiệp nhà nước.
3. Kinh nghiệm của Lã Bố cho ta thấy: Nhảy việc quá nhiều sẽ dẫn đến không còn ông chủ nào dám nhận.
4. Kinh nghiệm của Bàng Thống cho ta thấy: Vẻ ngoài xấu xí quá sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả khi đi phỏng vấn xin việc.
5. Kinh nghiệm của Mã Tốc cho ta thấy: dù những chuyên ngành có học tanh tưởi đến đâu thì chưa chắc đã có ích khi làm việc thực tế.
6. Kinh nghiệm của Dương Tu cho ta thấy: Trong công việc , nếu luôn tỏ ra cao minh hơn lãnh đạo, tất sẽ chết thảm.
7. Kinh nghiệm của Tào Tháo cho thấy: Muốn làm ăn được trên thị trường, trước tiên phải đề cao chính sách của Nhà nước. Muốn làm doanh nghiệp của mình lớn mạnh thì phải không ngừng hợp nhất các doanh nghiệp khác vào và đè bẹp các hộ kinh doanh cá thể.
8. Từ cuộc đời của Đại Kiều, Tiểu Kiều có thể rút ra, đàn ông vừa có tiền, vừa có tài, vừa đẹp trai thường sẽ không thể cùng bạn đi tới cuối cuộc đời.
9. Từ gia đình Tư Mã ta thấy: đi làm thuê cho người khác, chẳng thà tự mở công ty cho riêng mình.
10. Cuộc đời của Hoàng Trung cho ta thấy: tuổi tác không thành vấn đề, quan trọng là thực lực. Đừng coi thường nhân viên già. Đôi khi họ làm còn tốt hơn nhân viên trẻ.
11. Từ câu chuyện ba lần tới lều tranh, ta thấy: một người có bằng cấp hay kinh nghiệm làm việc hay không không quan trọng, cái chính là phải biết tự quảng cáo bản thân mình, nâng cao danh tiếng của mình, đến lúc đó tự dưng có người tìm đến nhà, mời đi làm với mức lương cao, đồng thời cũng không được quên làm bộ làm tịch để nâng cao giá trị bản thân mình.
12. Kinh nghiệm của Trần Cung cho ta thấy: ông chủ muốn tìm nhân viên tốt đã khó, nhân viên muốn tìm ông chủ tốt để cống hiến còn khó hơn.
13. Kinh nghiệm của Hoa Đà cho ta thấy: chỉ có kỹ năng chuyên ngành thôi chưa đủ. Quan trọng là phải được nhà nước chứng nhận, đủ giấy tờ hợp pháp, phải qua được những thí nghiệm lâm sàng. Những phòng mạch tư nhân hay thầy thuốc rong nói chung không thể tin được.
14. Câu chuyện Tào Tháo mời Từ Thứ cho ta thấy: trong cuộc cạnh tranh khốc liệt tìm nhân tài, có thể không từ một thủ đoạn nào cả. Cho dù mời người đó đến công ty ăn lương không, chẳng phải làm gì cả, còn hơn là để anh ta làm việc cho đối thủ, ảnh hưởng đến tiền đồ của công ty mình.
15. Kinh nghiệm của Mã Siêu cho ta thấy: Nếu không tự kinh doanh được một mình thì tốt nhất nên tìm ông chủ nào đó mà làm công.
Theo Người đưa tin