WinEco

Thâm cung bí sử: Vị Thái Y sống sót sau khi nhà Thanh diệt vong tiết lộ bí mật về vụ bê bối của Từ Hi Thái hậu

12/08/2018 17:20

Từ Hi Thái hậu thường được sử sách miêu tả như một bạo chúa, góp phần lớn trong việc gây ra sự sụp đổ của nhà Thanh. Là một trong số ít những người phụ nữ nắm quyền lực cao nhất trong lịch sử Trung Hoa, xung quanh vị Thái hậu này vẫn còn nhiều điều bí ẩn mà hậu thế vẫn chưa được biết.


Từ Hi Thái hậu thường được sử sách miêu tả như một bạo chúa, góp phần lớn trong việc gây ra sự sụp đổ của nhà Thanh. Là một trong số ít những người phụ nữ nắm quyền lực cao nhất trong lịch sử Trung Hoa, xung quanh vị Thái hậu này vẫn còn nhiều điều bí ẩn mà hậu thế vẫn chưa được biết.

Có thể nói, nghề làm Thái Y trong cung cấm chính là một trong những công việc nguy hiểm nhất thời phong kiến. Khi khám bệnh cho các tầng lớp quý tộc, vua chúa, chỉ cần sơ sẩy một chút là có thể bị chém đầu. Sau khi triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc chấm dứt, một vị Thái Y từng may mắn sống sót khỏi lưỡi đao của Từ Hi Thái hậu đã kể lại một bí mật động trời chốn thâm cung mà hoàng gia vẫn luôn giấu kín.

Từ Hi - vị Thái hậu chuyên quyền, độc đoán 

Trong thời kỳ nhà Thanh, có 2 gia tộc có thế lực lớn nhất chính là Ái Tân Giác La và Diệp Hách Na Lạp. Phần lớn những người hâm mộ phim truyền hình cổ trang Trung Quốc có lẽ đều đã rất quen thuộc với cái tên Ái Tân Giác La, bởi vì đây là dòng dõi hoàng thất. Diệp Hách Na Lạp mặc dù không phải hoàng tộc nhưng cũng có nhiều gương mặt nổi danh trong lịch sử, đặc biệt là các mỹ nhân. Hai dòng họ này không ngừng đấu đá với nhau, nhưng cũng thường kết giao với nhau bằng hình thức hôn phối. Hàm Phong Đế - vị vua thứ 9 của Thanh triều đã từng chọn một thiếu nữ 15 tuổi dòng họ Diệp Hách Na Lạp làm vợ trong kì tuyển tú năm xưa. Người này về sau được phong thành Lan Quý Nhân và cũng chính là Từ Hi Thái hậu.

Bốn năm sau, Lan Quý Nhân sinh hạ cho vua Hàm Phong một vị hoàng tử, vua rất vui mừng nên phong cho nàng lên làm Ý Quý Phi. Nhiều năm về sau, vua Hàm Phong dần chìm đắm trong nữ sắc và thuốc phiện, sức khỏe ngày càng yếu đi và băng hà khi chỉ mới 31 tuổi. Lúc này, triều đình đành phải để vua Đồng Trị, con trai duy nhất của tiên đế và Ý Quý Phi lên ngôi khi vừa tròn 6 tuổi; với sự trợ giúp của 8 vị cố mệnh đại thần cùng Hoàng hậu và Ý Quý Phi nhiếp chính.

Thâm cung bí sử: Vị Thái Y sống sót sau khi nhà Thanh diệt vong tiết lộ bí mật về vụ bê bối của Từ Hi Thái hậu - Ảnh 1.

Từ Hi thái hậu trở thành người phụ nữ quyền lực nhất trong những năm tháng cuối cùng của triều đại phong kiến Trung Quốc.

Đây là thời điểm Đại Thanh lâm vào tình trạng vô cùng hỗn loạn. Hoàng hậu trở thành Từ An Hoàng thái hậu (Đông thái hậu), Ý Quý Phi trở thành Từ Hi thái hậu (Tây thái hậu), cùng nhau bồi dưỡng cho vị vua nhỏ tuổi. Thế nhưng quyền bính thực sự đều nằm hết trong tay Từ Hi, sau khi bà này đã mưu hại hết 8 vị cố mệnh đại thần (3 vị bị xử chết, 5 vị bị giam hoặc bị xung quân) và lấn lướt Từ An - Mẫu hậu Hoàng thái hậu , vốn là người rất nhân từ.

Tuy nhiên, vua Đồng Trị yểu mệnh, đến năm 18 tuổi thì băng hà. Thái hậu Từ Hi cùng với Thái hậu Từ An liền giáng chỉ đưa Tải Điềm (4 tuổi) vào cung, cho làm con nối nghiệp rồi đưa lệnh kế vị ngay năm ấy, lấy niên hiệu là Quang Tự. Đương nhiên, Quang Tự làm Hoàng đế chỉ là hư vị, vì mọi quyền hành đều ở trong tay Thái hậu Từ Hi.

Thâm cung bí sử: Vị Thái Y sống sót sau khi nhà Thanh diệt vong tiết lộ bí mật về vụ bê bối của Từ Hi Thái hậu - Ảnh 2.

Vua Quang Tự.

Thái hậu "thất tiết" - vụ bê bối chấn động lịch sử được che giấu trong Tử Cấm Thành

Từ Hi thái hậu trở thành một "quả phụ" khi mới 26 tuổi, độ tuổi xuân sắc nhất, nàng sống cô độc trong thời gian nhiều năm, lại nắm trong tay quyền hành to lớn vì vậy khó trách những lúc cảm thấy trống vắng, quạnh quẽ. Theo "Văn Trần Ngẫu ký" ghi chép lại, thái giám thân cận của Từ Hi thái hậu - Lý Liên Anh luôn hiểu rõ chủ tử của mong muốn điều gì. Vì vậy, đã giới thiệu cho bà quen biết một thương nhân họ Bạch, người này có vẻ ngoài hào hoa, phong nhã nên rất được Từ Hi yêu thích. Cho đến một ngày, thái hậu bỗng nhiên thấy thân thể khó chịu, còn thường nôn mửa, tinh thần uể oải. Lý Liên Anh ngay lập tức đi mời Thái Y đến khám bệnh, sau khi bắt mạch xong, phát hiện Từ Hi thái hậu đã mang thai.

Thâm cung bí sử: Vị Thái Y sống sót sau khi nhà Thanh diệt vong tiết lộ bí mật về vụ bê bối của Từ Hi Thái hậu - Ảnh 3.

Vị Thái Y này là người thông minh, biết đây là chuyện hệ trọng, nói ra có thể mang họa diệt thân. Vì vậy, ông chỉ nói với Từ Hi thái hậu triệu chứng này chỉ là do việc triều chính bộn bề dẫn đến cơ thể bị mệt mỏi quá độ, không có gì quá đáng ngại, chỉ cần nghỉ ngơi tốt là được.Tuy nhiên, nhiều ngày trôi qua, Từ Hi thái hậu vẫn cảm thấy khó chịu như ban đầu. Lúc này liền tiếp tục truyền bị Thái Y thứ 2 đến. Người này nói thật với Từ Hi rằng ông bắt được hỉ mạch, đồng nghĩa với việc thái hậu đã mang thai. Từ Hi nghe xong mặt liền biến sắc, nổi cơn thịnh nộ: "Bản cung thủ tiết nhiều năm, làm sao có thể có tin vui được. Người đâu, mau đưa tên lang băm này ra chém đầu". Sau khi xử trảm người này, Từ Hi thái hậu cũng sai người trừ khử luôn vị Thái Y đầu tiên.

Hoàng đế Quang Tự sau khi nghe được việc này, liền cho rằng hai vị Thái Y kia không trị khỏi bệnh cho Thái hậu nên mới chịu tội. Vua liền mời một vị Thái Y tên là Tiết Phúc Thần, đã xin cáo lão về quê vào cung xem bệnh tình cho Từ Hi. Vị Thái Y này đã có kinh nghiệm khám bệnh nhiều năm, sau khi chẩn đoán biết ngay sự thật; liền nói với Thái hậu đây chỉ là do quá căng thẳng khiến cho khí huyết cản trở, tích ở dạ dày, chỉ cần uống thuốc một thời gian sẽ khỏi. Sau đó, vị Thái Y này kê cho Từ Hi Thái hậu một phương thuốc có tác dụng phá thai.

Thâm cung bí sử: Vị Thái Y sống sót sau khi nhà Thanh diệt vong tiết lộ bí mật về vụ bê bối của Từ Hi Thái hậu - Ảnh 4.

Sau khi về nhà, Thái Y Tiết Phúc Thần biết Từ Hi Thái hậu chắc chắn sẽ tìm cách trừ khử mình để diệt khẩu, ông bèn bảo người nhà lập bài vị của mình, truyền tin ra bên ngoài rằng mình đã chết. Quả nhiên, chỉ vài ngày sau, Từ Hi Thái hậu đã phái người đi giết Tiết Phúc Thần. Nhưng khi tìm đến nhà, nhìn thấy linh cữu và bài vị được người nhà cúng viếng mới cho qua chuyện này. Câu chuyện được ghi lại trong cuốn "Văn Trần Ngẫu ký" (những câu chuyện được nghe kể ở trần gian) và lưu truyền đến hiện tại.

(Theo http://www.twoeggz.com)


Theo Trang Trần

HELINO