Thâm cung nội chiến người thừa kế 5 tập đoàn chaebol lớn nhất Hàn Quốc

18/09/2019 21:41

Samsung và Hyundai là 2 tập đoàn tài phiệt lớn nhất Hàn Quốc. Họ đã chọn ra người thừa kế từ lâu song đều vấp phải vô vàn khó khăn khi ngồi lên vị trí quyền lực, bởi gánh nặng trên vai không chỉ là gia nghiệp mà còn là cột trụ chống đỡ nền kinh tế Hàn.
quoteweb1

Khái niệm Chaebol thật sự có sức nặng từ khoảng sau Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953). Lúc đó chính phủ đã cấp hàng trăm triệu USD cho các tập đoàn kinh doanh có nền tảng vững chắc từ trước. Mục đích của người Hàn rất rõ ràng: muốn xây dựng những đế chế kinh doanh quốc dân hùng mạnh thay vì phụ thuộc nước ngoài. Và họ đã đạt được điều đó - bắt đầu từ thập niên 80, các chaebol dần có ảnh hưởng quốc tế, góp phần cải tổ nền kinh tế, đưa hàng triệu người thoát nghèo và giúp Hàn Quốc trở thành 1 trong 4 con hổ châu Á.

Tuy nhiên giới tài phiệt Hàn không chỉ là công thần mà còn là tội đồ. Theo thời gian, họ tạo ra đế chế kinh doanh “quá lớn để có thể sụp đổ”, kéo giãn khoảng cách giàu nghèo và đụng chạm mạnh vào chính trị. Những năm gần đây, những góc khuất hay bê bối chấn động của các gia đình chaebol liên tục bị phanh phui.

koreanair

Gần đây nhất là vụ bê bối của con gái phó chủ tịch Korean Air khi có thái độ không phù hợp với nhân viên công ty.

Đó là do bước vào giai đoạn mới, những vị chủ tịch “thét ra lửa” một thời cũng đã tuổi cao sức yếu, cơ đồ đành chuyển cho thế hệ kế cận. Tuy nhiên quy trình chuyển giao quyền lực nhiều khi không hề êm thấm: có ngấm ngầm tranh giành gia sản, cũng có đấu tố nảy lửa trước tòa.

Dù vậy, đến nay dần dần chân dung người thừa kế các chaebol Hàn Quốc đã lộ diện - bao gồm 5 đế chế kinh doanh giàu “khủng khiếp” nhất là Samsung, Hyundai, SK Group, LG và Lotte. Họ chính là những người chiến thắng cuối cùng sau nhiều phen sóng gió.

table
subtitleweb1
quoteweb2

Samsung được sáng lập bởi Lee Byung Chul vào năm 1938, khởi đầu chỉ là một công ty buôn bán nhỏ lẻ. Sau 3 thập kỉ, tập đoàn dần đa dạng hóa nhiều ngành nghề và tham gia vào lĩnh vực công nghệ từ cuối thập niên 60. Sau khi nhà sáng lập Lee Byung Chul mất năm 1987, Samsung tách thành 4 tập đoàn - Samsung, Shinsegae, CJ và Hansol. Trước đó 2 tuần, người con trai thứ ba của ông là Lee Kun Hee đã kịp trở thành chủ tịch Samsung kiêm người giàu nhất Hàn Quốc tính đến nay.

Chủ tịch Lee đã trải qua nhiều sóng gió gia tộc, một tay đưa Samsung trở thành tập đoàn công nghệ hùng mạnh đủ sức đối chọi với Apple. Khác với bố mình có đến 3 con trai và 1 người con gái tài giỏi, Lee Kun Hee có 1 con trai và 3 con gái - tất cả đều từng du học Mỹ. Trong đó, Lee Jae Yong vốn được xem là thái tử của đế chế Samsung do là con trai cả.

Biến cố lớn nhất bắt đầu sự chuyển giao quyền lực nhà Samsung là vào tháng 1/2008 khi chủ tịch Lee bị cáo buộc lập quỹ đen hối lộ nhiều nhân vật chính trị chủ chốt. Sự kiện này khiến ông Lee từ chức chủ tịch, nhưng khi mọi việc êm xuôi, ông lại quay về chiếc ghế quyền lực vào tháng 3/2010. Bốn năm sau, trong lúc những cuộc điều tra tham nhũng lại dấy lên thì “vị vua Samsung” trải qua cơn đau tim và nằm viện đến nay.

EUPHy4ddTZedGl8X

“Jae Yong không cần quá vội để có chức danh chủ tịch. Ai cũng biết rằng Samsung là của cậu ấy” - một nhà quan sát kinh doanh đã nói về con trai chủ tịch Lee. Tuy vậy, khác với bố, Jae Yong là người học cao hiểu rộng nhưng tính tình hòa nhã, có chút khép kín khiến nhiều người hoài nghi năng lực: “Liệu anh ta có thể điều hành một tập đoàn chiếm đến 20% GDP Hàn Quốc hay không?”.

Đó chưa kể sau nhiều cú ngã, Samsung, cũng như nhiều chaebol khác, dần mất đi sự ủng hộ của người dân Hàn Quốc. Trong lĩnh vực smartphone, họ cũng bị Apple lấn át ở phân khúc Trung Quốc, còn phân khúc giá rẻ lại bị các đối thủ Trung Quốc cạnh tranh gay gắt.

info1

Jae Yong sinh năm 1968, vào làm việc cho Samsung năm 1991 sau khi trở về từ ĐH Harvard. Ông trở thành Giám đốc điều hành Samsung Electronics năm 2009. Kể từ tháng 12/2012, ông trở thành Phó Chủ tịch Samsung.

quoteweb3

Những mốc thời gian Lee Jae Yong đảm nhận trọng trách mới cũng là những quãng đời “bên kia con dốc” của người bố Kun Hee. Giờ đây khi chủ tịch vẫn phải điều trị ở bệnh viện, quyền điều hành thật sự đã do thái tử nắm giữ. Quá trình chuyển giao quyền lực nhà Samsung cơ bản đã hoàn thành.

Có điều, ngai vàng của Lee Jae Yong cũng không thể nói là vững chắc hoàn toàn. Tháng 2/2018 ông bị tòa xử án treo 5 năm tù, sau đó giảm xuống 2,5 năm do bê bối hối lộ liên quan đến cựu Tổng thống Park Geun Hye. Thái tử Lee đã tặng 3 con ngựa trị giá 3,7 tỷ won cho Choi Seo Won (con gái của Choi Soon Sil, bạn thân cựu Tổng thống Park) để tập cưỡi ngựa. Việc này bị xem là hối lộ để bà Choi tác động lên Tổng thống nhằm đưa ra các điều kiện có lợi cho Samsung. Cuối tháng 8/2019 vừa qua, báo chí đưa tin vụ việc có thể bị tái xét xử.

quotemobile4

Lời trần tình của thái tử Lee làm dậy sóng dư luận một thời gian dài vì đã nói lên một điều rất quan trọng: “Nợ” của Lee Jae Yong là “trả lại” cho Hàn Quốc một Samsung đầy sáng tạo, mạnh mẽ, là đầu tàu dẫn dắt nền kinh tế đang có dấu hiệu chững lại.

subtitleweb2

Tiền thân của công ty là Hyundai Group được sáng lập năm 1946. Ông Chung Ju Yung - nhà sáng lập - vốn là con trưởng trong gia đình nông dân nghèo ở Triều Tiên nhưng cuối cùng đã ghi tên mình vào danh sách những người giàu nhất thế giới. Ban đầu, Hyundai chủ yếu mạnh trong mảng xây dựng và công nghiệp nặng. Kế đó, Chung tiếp tục “thổi” cho Hyundai phát triển vượt bậc, mở rộng ngành hàng để trở thành chaebol hùng mạnh nhất Hàn Quốc.

quoteweb5

Đến giai đoạn 1999 - 2002 là thời kì suy yếu của “vương triều” Hyundai, các công ty vệ tinh - trong đó có Hyundai Motor - vì quy mô phát triển quá lớn đã lần lượt tách ra khỏi tập đoàn.

Mặt khác, dù cả đời anh minh và giản dị nhưng chủ tịch Chung Ju Yung cũng là người đa tình. Ông có nhiều con trai với các bà vợ khác nhau, cuối cùng phải chứng kiến một cuộc đảo ngôi tiếm quyền đầy rúng động. Đó là dù ông Chung từng có ý giao lại quyền lực cho con trai thứ năm Chung Mong Hun, vốn là người ôn hòa, nhưng Mong Koo - người anh cùng cha khác mẹ với bản lĩnh thương trường đáng gờm, lại vô cùng hiếu thắng.

quoteweb6

Tuy nhiên, bằng trí tuệ sắc sảo và những nước cờ táo bạo của mình, Mong Koo đã leo lên đến chức chủ tịch Hyundai Motor, thâu tóm 51% cổ phần Kia (hãng ô tô lớn thứ hai Hàn Quốc lúc bấy giờ) để trở thành Hyundai Motor Group năm 1998. Mong Koo cũng nhất quyết cãi lời cha, không thoái lui trao quyền lại cho em trai. Thay vào đó, ông tiếp tục phát triển Hyundai từ một “mảng sản xuất ô tô hạng hai” trở thành hãng xe lớn nhất đất nước và hiện nay đứng thứ 5 thế giới.

Một trong những bí quyết để đưa Hyundai ngày này trở thành hãng ô tô hàng đầu Hàn Quốc là những đợt tái cấu trúc mạnh mẽ của chủ tịch Mon Koo. Ông cho đầu tư mạnh mẽ vào chất lượng, mẫu mã, nghiên cứu và sản xuất. Tuy nhiên, mọi chuyện không hoàn toàn suôn sẻ đối với Mong Koo. Năm 2006, ông bị bắt sau những cuộc điều tra về tội biển thủ và bị kết án 3 năm tù, nhưng sau đó được ân xá.

Đến đây, câu chuyện của nhà Hyundai lại có nhiều điểm tương đồng với Samsung. Truyền nhân đời thứ hai của 2 gia tộc này đều quá sáng chói, bằng tài năng đưa tập đoàn kế thừa từ bố trở nên phát triển rực rỡ. Song họ chỉ giao quyền cho con trai khi tuổi đã cao và trải qua nhiều bê bối quỹ đen.

Korea_President_Park_Business_Leaders_20130508_01

Thế hệ thứ 2 đều là những nhân tố quyết định giúp Samsung và Hyundai có được sức mạnh như hiện nay.

Giống như nhà Samsung, chủ tịch Mong Koo cũng có một người con trai duy nhất. Đó là Chung Eui Sun, sinh năm 1970, tốt nghiệp ĐH Hàn Quốc và có bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh ĐH San Francisco (Mỹ).

Từ 2005, ông giữ chức vụ Chủ tịch Kia, giúp thương hiệu này ngày càng phát triển, tốc độ tăng trưởng vượt mặt Hyundai Motor. Ngoài ra ông còn thành công với thương hiệu hạng sang Hyundai Genesis. Chính những điều này khiến các nhà quan sát tài chính bớt hoài nghi hơn về năng lực của thái tử 49 tuổi.

Trước đó, tờ Bloomberg từng nhận định “không ai biết được Eui Sun sẽ trình diễn như thế nào khi trở thành chủ tịch Hyuandai vì mãi bị bố kìm quá chặt”.

info2

Tuy nhiên năm 2009, Eui Sun đã trở thành Phó chủ tịch Hyundai Motor và được bổ nhiệm vào hội đồng quản trị vào một năm sau. Việc bổ nhiệm Chung Eui Sun giúp trấn an các cổ đông về quyền lực lãnh đạo công ty khi chủ tịch Chung nay đã 81 tuổi.

quoteweb7

Tuy nhiên, ngai vàng chưa kịp trao thì giông bão đã kéo đến. Doanh số bán hàng của Hyundai ở Mỹ và Trung Quốc liên tục giảm. Tập đoàn lại đang bị Hoa Kỳ điều tra về quy trình thu hồi. Họ cũng phải đối mặt với sự thay đổi công nghệ nhanh chóng và khả năng áp thuế nhập khẩu của Mỹ. “Sự bất ổn đang tăng lên khi tăng trưởng kinh tế toàn cầu chững lại. Bức tường bảo vệ thương mại đang được dựng lên trên khắp thế giới” - Phó chủ tịch Chung nói với hàng trăm nhân viên tại trụ sở của công ty tại Seoul.

Dù sao thì như câu “thời thế tạo anh hùng”, vô-lăng nhà Hyundai chẳng bao lâu nữa sẽ được chuyển giao, liệu có thể đưa nó tiến nhanh về phía trước hay không chính là nhờ bản lĩnh của Eui Sun! Ở tuổi ngũ tuần, đã đến lúc ông bứt ra khỏi cái bóng của người bố vĩ đại, để cùng với Lee Jae Yong và nhiều vị “thái tử” khác bước vào một thời đại chaebol mới.

Doanh Nhân