Sinh nhật 10 tuổi Winmart

Thâm cung nội chiến người thừa kế 5 tập đoàn chaebol lớn nhất Hàn Quốc (Phần cuối)

25/09/2019 15:07

websapo
subtitleweb1

Lotte gia đình đấu đá, con phế truất bố lên ngôi; LG phải nhận con nuôi để nối nghiệp, “ông trùm” SK điều hành tập đoàn qua song sắt tù giam.

Khác với nhà Samsung và Hyundai đang trong những bước cuối cùng chuyển giao quyền lực, truyền nhân đời thứ ba của tập đoàn SK Group - chủ tịch Chey Tae Won - đã ngồi vững trên ngai vàng suốt 21 năm. Từ đó đến nay, chủ tịch liên tục có những nước cờ thông minh để củng cố vị trí thứ 3 của SK trên bản đồ tài phiệt Hàn Quốc. Đó không chỉ vì Chey hơn “thái tử” của Samsung hay Hyundai 9-10 tuổi mà bản thân người đàn ông này còn hội tụ những phẩm chất của một “gian hùng”, đủ sức đối đầu với bậc cha chú từ những chaebol khác.

quoteweb1

Nói về đế chế SK, nó được khai sinh vào năm 1953 ngay sau Chiến tranh Triều Tiên. Người sáng lập là bác ruột của Tae Won - ông Chey Jong Kun. Dành dụm ít vốn liếng, cố chủ tịch đã mua lại nhà máy dệt bị bom đạn cày xới, sau đó tận dụng các khoản vay nợ và ưu đãi từ nhà nước để phục dựng xưởng dệt Sunkyong Textiles (từ năm 2017 công ty đổi tên thành SK, viết tắt của Sunkyong). Thế nhưng cơ nghiệp vừa tròn 20 năm thì chủ tịch Jong Kun đã qua đời do bệnh ung thư phổi (năm 1973). Ba người con trai của chủ tịch lúc ấy còn quá nhỏ, không thể lãnh đạo một công ty trên đà phát triển vượt bậc.

Theo truyền thống Hàn Quốc, người kế vị tiếp theo chính là em trai Chey Jong Hyon, tức bố của đương kim chủ tịch Tae Won. Giai đoạn nắm quyền thứ hai lý giải vì sao từ một xưởng dệt tái sinh từ tro tàn lại vươn lên trở thành tập đoàn tài phiệt lớn thứ 2 Hàn Quốc. Giai đoạn 1980 - 1994, chủ tịch Jong Hyon nhắm đến những miền đất mới, lần lượt thâu tóm Korea Oil (giờ là SK Innovation) và Korea Mobile Telecommunications Services (giờ là SK Telecom). Đến nay, hai công ty này vẫn sinh lời nhiều nhất cho SK.

img1

Nhưng một lần nữa gia biến đột ngột ập đến khi vị chủ tịch thứ hai qua đời năm 1998, cũng do ung thư phổi. Lúc đó lại bước vào “bão” suy thoái tài chính châu Á, khiến trọng trách giao cho người kế nghiệp thật vô cùng nặng nề. Lần này, chiếc ghế quyền lực đã thật sự “cha truyền con nối” - Chey Tae Won chính thức trở thành chủ tịch khi mới 37 tuổi!

Chey Tae Won sinh năm 1960. Thời thanh niên, khi bố đã tiếp quản gia nghiệp và phát triển như vũ bão thì Tae Won còn du học tại ĐH Chicago. Đồng thời “đại thiếu gia” cũng bắt đầu làm quen việc quản lý nhiều chi nhánh của SK trên đất Mỹ. Nhờ kinh nghiệm dày dặn như thế mà năm 1994 khi trở về Seoul, Chey đã thẳng tiến lên vị trí giám đốc. Đến năm 1997, ông được đề bạt lên làm CEO SK Corp, lúc đó là công ty con lớn nhất của cả tập đoàn. Năm tiếp theo, ông chính là người thích hợp nhất ngồi vào ghế chủ tịch khi bố qua đời.

infoweb1
quoteweb2

Trong hai năm đầu ở cương vị lãnh đạo, Tae Won đã chứng tỏ bãn lĩnh khi chi 2.300 tỷ won thâu tóm đối thủ Shinsegi trong ngành viễn thông. Nhờ vậy thị phần của SK Telecom tăng đột biến từ 43% lên 57% sau một đêm. Ông cũng sẵn sàng tiến đánh thị trường nước ngoài. Thế nhưng tham vọng viễn chinh đành gác lại, nhường chỗ cho những năm tháng nghiệt ngã nhất cuộc đời.

Sau đó 5 năm và cách lần ngồi tù đầu tiên đúng 10 năm, khi chủ tịch Chey vừa hoàn thành sáp nhập hai công ty con SK Holdings và C&C (nhằm củng cố quyền lực, tránh bị lật đổ) thì một lần nữa vướng vòng lao lý. Lần này liên quan đến biển thủ quỹ công ty, bị tuyên án 4 năm tù giam. Điều đáng chú ý nhất là mới thụ án 17 tháng, phạm nhân Tae Won đã được 1.778 khách viếng thăm, trung bình 3 người mỗi ngày!

Có ý kiến nói Chey trực tiếp điều hành công ty trong tù thông qua các cuộc thảo luận 15 phút với nhiều nhân sự cấp cao, nhưng người đại diện SK chỉ lấp lửng “chủ tịch luôn quan tâm đến tập đoàn”.

quoteweb3

Cuối cùng, Chey Tae Won vẫn là Chey Tae Won! Ông từng bước lấy lại ánh hào quang, liên lục đa dạng hóa kinh doanh cả về thị trường lẫn ngành hàng. Đặc biệt nhất là trong mảng chất bán dẫn, chủ tịch từng gây hoang mang khi chi đến 3 tỷ USD mua lấy công ty Hynix trên bờ phá sản (năm 2012).

Thế nhưng dưới sự dẫn dắt của Chey, SK Hynix liên tục tăng trưởng, đến nay được xem là nhà cung cấp chip nhớ lớn thứ hai thế giới chỉ sau Samsung Electronics. Ở Việt Nam, SK cũng vừa chi 1 tỷ USD để nắm giữ 6% Vingroup, trở thành cổ đông lớn thứ hai sau gia đình ông Phạm Nhật Vượng. Trước đó năm 2018, họ đã mua 9,5% cổ phần của Masan với giá 470 triệu USD.

quoteweb4

Nhờ thành công bứt phá trong kinh doanh cùng những đóng góp lớn về mặt xã hội, chủ tịch SK Group hiện giờ là một cái tên vừa gây tranh cãi vừa được ngưỡng vọng. Đối với nhiều nhà đầu tư Hàn Quốc, chủ tịch SK đại diện cho quyền lực đáng sợ của giới chaebol sau nhiều lần “vào tù ra tội”. Đối với nhiều người khác, ông lại là niềm cảm hứng, đại diện cho một thế hệ người nắm quyền có thể cân bằng giữa truyền thống quản lý gia tộc lẫn phong cách lãnh đạo cá nhân.

Dù “ngậm thìa bạc” từ lúc sinh ra nhưng không chủ tịch SK chẳng cần “đi lùi về vạch đích”. Bởi bản thân Chey đã kiến tạo một đường đua cho riêng mình, từng bước phát triển công ty vô cùng vững chắc. Xét trong số người thừa kế 5 tập đoàn chaebol sừng sỏ của Hàn Quốc hiện nay; nhân vật bản lĩnh nhất, có tầm ảnh hưởng nhất vẫn chính là Chey Tae Won!

subtitleweb2

LG là chaebol lớn thứ tư Hàn Quốc nhưng luôn sở hữu điểm khác biệt to lớn: Họ đã truyền ngôi chủ tịch qua 4 đời nhưng đều tránh được các cuộc “tranh quyền đoạt vị” tàn khốc. Đó là nhờ nguyên tắc chỉ trao quyền cho con trai trưởng.

img2
quoteweb5

Ông In Hwoi sinh năm 1907, là con trai cả trong một gia đình “tứ đại đồng đường” và lớn lên trong sự giáo dục nghiêm khắc về truyền thống Hàn Quốc.

Với tầm nhìn cùng tham vọng to lớn, năm 1947, In Kwoi đã lập nên Lucky-Goldstar (“ngôi sao vàng may mắn”, về sau viết tắt LG). Goldstar đã bán ra những chiếc radio, quạt máy, tivi... “made in Korea” đầu tiên! Từ đó, ông Koo In Kwoi được xem là cha đẻ ngành công nghiệp điện tử Hàn Quốc.

Nhà sáng lập Koo In Kwoi qua đời năm 1969. Khi đó, em trai của ông đã hết lòng “phò tá”, giúp con trai cố chủ tịch lên ngôi - truyền nhân đời thứ hai Koo Cha Kyung. Ông nổi bật với đức tính khiêm tốn, tận tụy, hết lòng vì cơ nghiệp và chăm chút cho kinh tế - xã hội Hàn.

Chủ tịch đời thứ ba - Koo Bon Moo cũng ghi dấu trên thương trường suốt hàng chục năm. Ông đưa LG trở thành công ty đa quốc gia, giúp doanh thu tăng hơn 5 lần kể từ khi điều hành. Trong cuộc sống hàng ngày, ông Boo Moo nổi tiếng với tính kiên trì và khiêm tốn.

quoteweb6

Đáng tiếc, chủ tịch Bon Moo chỉ có một người con trai nhưng đã qua đời vì tai nạn. Theo truyền thống của LG phải có con trai cả kế nghiệp, ông đã nhận con nuôi năm 2004 - Koo Kwang Mo. Đứa trẻ này thật ra là con của em trai chủ tịch Bon Moo - phụ trách một công ty nhỏ của LG.

infoweb2

Tháng 5/2018 sau một thời gian điều trị khối u não, chủ tịch Bon Moo đã qua đời ở tuổi 73. Dù vô cùng tiếc thương nhưng một lần nữa, gia tộc họ Koo cũng khiến mọi người nể phục vì quá trình chuyển giao quyền lực êm thấm.

quoteweb7

Koo Kwang Mo “danh chính ngôn thuận” thừa kế 11,2% cổ phần từ bố nuôi, cộng với 6,2% cổ phần sẵn có để trở thành cổ đông lớn nhất LG. Tháng 6/2018, Kwang Mo chính thức trở thành chủ tịch kiêm CEO điều hành.

Koo Kwang Mo sinh năm 1978, cũng từng du học Mỹ như các “thái tử” chaebol khác. Ông tốt nghiệp Học viện Công nghệ Rochester sau đó lấy bằng thạc sĩ ĐH Standford. Năm 2006, ông gia nhập LG với một vị trí thuộc bộ phận tài chính. Năm 2011, ông được thăng chức làm phó giám đốc bộ phận. Từ năm 2014 đến tháng 5/2018, ông giữ vị trí điều hành tại LG Synergy.

Kwang Mo kế thừa tập đoàn tài phiệt khi chỉ mới 40 tuổi, khiến nhiều người e ngại ông không thể ảnh hưởng sâu rộng lên bộ máy điều hành tập đoàn. Dẫu vậy, thế hệ thứ 4 của nhà họ Koo cũng trải qua nhiều vị trí quản lý bài bản, lại được mô tả là người hòa đồng, khiêm tốn và sẵn sàng hành động.

quoteweb8

Theo truyền thống gia đình, người chú Koo Bon Joon cùng một số “công thần triều trước” sẽ sớm rời khỏi vị trí quản lý LG Corp để tránh mọi mầm mống đấu tranh.

subtitleweb3
quoteweb9

Năm 2015, một cuộc chiến tranh quyền đoạt vị đầy kịch tính đã diễn ra bên trong gia đình tài phiệt giàu thứ 5 Hàn Quốc. Một giám đốc bị đá văng khỏi vị trí quản lý của đế chế kinh doanh mà gia đình ông làm chủ. Kẻ đứng sau thao túng không ai hết chính là người em trai. Kế đó, người anh bèn cầu xin “vua cha” để lấy lại quyền lực. Thế nhưng người em đã kịp phế truất luôn cha mình nhằm giành quyền kiểm soát tập đoàn.

Câu chuyện trên nghe như trích ra từ bộ phim xứ kim chi nhưng nó không hư cấu chút nào. Ngược lại, đó chính là bi kịch từng khuynh đảo Lotte Group - tập đoàn kinh doanh sở hữu chuỗi khách sạn, trung tâm mua sắm, rạp chiếu phim, chung cư và cửa tiệm cà phê vang danh châu Á.

quoteweb10

“Trong vai” người cha gầy dựng sự nghiệp là Shin Kyuk Ho. Năm 1941 khi Hàn Quốc bị quân Nhật chiếm đóng, Shin đã theo một chuyến tàu cập bến đất nước mặt trời mọc. Tại đây, chàng thanh niên 19 tuổi vào đại học rồi mở công ty kẹo cao su. Thời gian sau, ông đưa việc kinh doanh mở rộng trở lại về quê nhà Hàn Quốc.

Sau khi người vợ đầu mất sớm, ông Kyuk Ho đã tái hôn với người vợ thứ gốc Nhật Bản, có hai cậu con trai kém nhau 1 tuổi lần lượt là Shin Dong Joo và Shin Dong Bin. Đến lúc trưởng thành, cả hai đều kế nghiệp bố: anh cả Dong Joo chịu trách nhiệm điều hành Lotte ở Nhật Bản, người em Dong Bin dẫn dắt Lotte Hàn Quốc.

Thật không ngờ sự cách biệt giữa hai bờ biển cũng đã chia rẽ luôn số phận. Trong khi Lotte ở Nhật ngày càng đình trệ, Shin Dong Bin đã phát triển công ty Hàn Quốc trở thành gã khổng lồ ngành bán lẻ, lần lượt khai trương các trung tâm mua sắm mới tại Trung Quốc và Việt Nam. Dong Bin cũng cho xây dựng tòa nhà cao nhất Hàn Quốc đến tận ngày nay - Lotte World Tower cao 555 m.

Tầm nhìn cao chọc trời, tham vọng cũng sâu không đáy! Bắt đầu từ cuối năm 2014, Dong Bin đã lên kế hoạch suốt nhiều tháng để đá văng anh trai khỏi bộ máy lãnh đạo. Khoảng 7 tháng sau, Dong Bin ghi tên mình cho vị trí CEO Lotte Holdings Nhật Bản - trên thực tế là “đầu não” nắm quyền tập đoàn.

quoteweb11

Dĩ nhiên Dong Joo đã phản công, lôi kéo cả bố cùng giành lại quyền lực. Thế nhưng Dong Bin đã kịp hoàn thành cuộc họp hội đồng quản trị để “vô hiệu hóa” mệnh lệnh của bố. Trận chiến lên đến cao trào vào tháng 8/2015. Dong Joo không ngại gọi em mình là kẻ “vong ân bội nghĩa”. Chính người bố khi đó 92 tuổi cũng nói: “Shin Dong Bin không được trao quyền, nó đã cướp công ty từ chính tôi và Dong Joo. Thật không bao giờ hiểu nổi vì sao nó đã loại trừ tôi - người bố này - ra khỏi tập đoàn mà tôi dành hết tâm huyết suốt 70 năm qua”.

quoteweb12

Đáp lại, những người ủng hộ Dong Bin cho rằng bố của ông đã bị “tẩy não” bởi người anh kém tài hơn. Tuy vậy, giới quan sát cho rằng những lời lẽ này chỉ hợp lý hóa cho việc tiếm quyền, còn thế sự gần như đã định.

Giữa tháng 8 năm đó, giông bão tạm lắng xuống và Shin Dong Bin hiện lên như một người chiến thắng. Ông cho biết mình vẫn kính trọng bố nhưng “việc quản lý tập đoàn phải tách biệt với tình thân”. Đến nay đã 4 năm, tỷ phú Shin Dong Bin, 64 tuổi, vẫn ngự trên ngai chủ tịch Lotte Group sau nhiều đợt “sóng gió gia tộc”.

Dù vậy, người anh cả Shin Dong Joo đã hơn lần đề nghị hội đồng quản trị thay đối chức vụ lãnh đạo. Tóm lại, viễn cảnh của Lotte vẫn còn đầy rẫy mưu đồ khi ba cha con họ Shin đều không ai chịu thoái lui.

infoweb3
subtitleweb4
websapo2a

Chaebol - một mô hình đầy tranh cãi - một nhóm nhỏ các thành viên gia tộc lại nắm giữ mạng lưới công ty quá lớn và đan chặt vào nhau như đĩa mì spaghetti. Rất khó để tách rời chúng nhưng một khi sự kết dính không còn, món ăn ngon cũng bị hất đổ và tất cả sẽ chỉ còn thảm họa. Tương tự, một công ty con sa sút do đấu đá của những người thừa kế sẽ có thể kéo theo cả tập đoàn “ngã ngựa”.

bottomimg2

Thế nhưng với gia sản hàng tỷ USD, cuộc chiến khốc liệt của các vị hoàng tử vẫn nổ ra, hé lộ góc tối đằng sau những tập đoàn sừng sỏ! Tranh quyền đoạt lợi, hối lộ quan chức cấp cao, vướng vòng lao lý, thậm chí ngấm ngầm điều hành công ty từ sau chấn song… Tất cả khiến cho người dân xứ kim chi thêm tin rằng: “Chaebol không chỉ là công thần mà còn là tội đồ của Hàn Quốc”. Nhưng mô hình chaebol độc đáo suốt 60 - 70 năm qua vẫn cứ kiên định tồn tại, tiếp tục là “cỗ máy kiếm tiền” tạo ra công ăn việc làm cho hàng triệu người, để rồi ngày ngày lại cất giấu những bí mật động trời vào trong cánh cổng hào môn.

Xem thêm:

>> Thâm cung nội chiến người thừa kế 5 tập đoàn chaebol lớn nhất Hàn Quốc

Theo Doanh Nhân