Những du khách có dịp ghé Bạc Liêu đều không thể bỏ qua ngôi nhà của công tử ăn chơi nhất Nam kỳ lục tỉnh vào đầu thế kỷ 20, với giai thoại nổi tiếng như đốt giấy bạc 100 đồng để soi chiếc nhẫn hột xoàn của cô Bảy Phùng Há rơi dưới gầm bàn.
Nhà “Công tử Bạc Liêu” hiện tọa lạc tại số 13 Điện Biên Phủ, phường 3, TP. Bạc Liêu. Ngôi nhà này được xây dựng vào khoảng năm 1919, lúc đó “Công tử Bạc Liêu” Trần Trinh Huy khoảng 19, 20 tuổi
Khu nhà gồm 2 tầng nổi bật bởi kiến trúc Pháp sang trọng, bề thế. Tầng trệt của ngôi nhà có 2 phòng ngủ, 2 đại sảnh khá rộng và cầu thang dẫn lên lầu
Chiếc xe hơi chỉ có số ít quý tộc bên Pháp mới dám mua thời đó
Tiếp đó là bộ Trường kỷ ngũ sơn nổi bật trong phòng tiếp khách của Công tử Bạc Liêu.
Các bộ bàn ghế nơi đây đều được cẩn xà cừ sắc sảo
Rất nhiều đồ dùng sinh hoạt trong gia đình hiện vẫn còn được lưu giữ
Ngôi nhà này do kỹ sư người Pháp thiết kế và tất cả vật liệu đều được đưa từ Pháp về, từ thép đúc, cẩm thạch lát nền, gạch, khung sắt trang trí đến ốc vít đều có khắc chữ “P” chìm- thể hiện nguồn gốc xuất xứ tại thủ đô Paris hoa lệ. Sau khi hoàn thành, đây được xem là ngôi nhà bề thế nhất ở Nam kỳ lục tỉnh lúc bấy giờ.
Đèn chùm tỏa ánh sáng tạo cảm giác ấm cúng và lịch lãm.
Tầng lầu có 3 phòng ngủ, 2 đại sảnh, nơi có đầy đủ tiện nghi với giường đôi, tivi, điện thoại, đồng hồ, máy lạnh, tủ áo và một bàn viết. Ngay khi bước chân vào ngôi nhà, du khách sẽ bị cuốn hút bởi những đường nét thiết kế tỉ mỉ, tinh tế, toát lên vẻ sang trọng.
Công tử Bạc Liêu có hai chiếc giường ngủ chính: giường nóng và giường lạnh, được đóng bằng gỗ sưa. Mặt giường nóng gồm 3 miếng gỗ giáng hương ghép lại, được dùng để ngủ vào mùa mưa. Còn giường lạnh có lót miếng đá cẩm thạch lớn, nên dùng ngủ vào mùa hè nóng nực. Toàn bộ giường được khắc cẩn xà cừ với nhiều hoa văn tinh xảo. Trên mỗi chiếc giường cổ này cẩn đến 30 kg ốc xà cừ.
Theo giá trị hiện nay trên thị trường, mỗi chiếc giường có giá lên đến 7 tỷ đồng.
Những vật dụng tiện nghi như tivi, đài, máy hát cũng được giữ nguyên bản tại ngôi nhà này.
Các đồ vật trong nhà đều rất cổ và quí hiếm, đủ nói lên sự giàu có của gia đình công tử Bạc Liêu lúc bấy giờ.
Chiếc dĩa lớn dùng đựng bánh in để đãi tá điền.
Di ảnh "Công tử Bạc Liêu" Trần Trinh Huy và các đời vợ được treo ngay trên tầng 2 gian thờ của ngôi nhà.
Gia đình Công tử Bạc Liêu.
Bàn thờ cha mẹ Công tử Bạc Liêu.
Ngôi nhà trở thành điểm tham quan của nhiều du khách khi đặt chân đến Bạc Liêu.
Minh Khánh
Theo Tổ Quốc