Ảnh: Bloomberg
Khối nợ đáo hạn lớn và nhu cầu tiền mặt dâng cao sẽ mang đến “phép thử” cho thị trường tài chính Trung Quốc trong tháng này, vì vậy gây ra áp lực lên Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đối với việc đảm bảo đủ thanh khoản cho doanh nghiệp và thị trường.
Theo Bloomberg, nhu cầu thanh khoản ước tính khoảng 4,5 nghìn tỷ nhân dân tệ tương đương khoảng 708 tỷ USD trong tháng 1/2022, cao hơn 18% so với mức tiền cần thiết của năm ngoái. Việc có nhiều khoản vay ngắn hạn đáo hạn và nhu cầu tiền mặt dâng cao trong dịp Tết Nguyên đán chính là nguyên nhân chính đằng sau lượng tiền cần rất lớn này.
Việc tỷ lệ dự trữ bắt buộc tại các ngân hàng giảm có thể mang đến hỗ trợ thế nhưng nhiều chuyên gia thị trường tin rằng ngân hàng trung ương sẽ có thể tiếp tục nới lỏng chính sách để ngăn tình trạng thanh khoản suy giảm. Thực tế này diễn ra khi mà các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc phát đi thông điệp về việc giảm đòn bẩy trong nền kinh tế nhằm hỗ trợ kinh tế.
Chuyên gia phân tích tại công ty chứng khoán Cinda, ông Yishuang Li, nhận xét: “Có quá nhiều yếu tố tiềm ẩn rủi ro trong tháng 1 có thể gây bất ổn tình hình thanh khoản mà ngân hàng trung ương cần phải tính đến. Thị trường trái phiếu hiện đang dễ chịu tác động sau khi đòn bẩy tăng vào tháng 12, điều này đồng nghĩa các tổ chức tài chính sẽ vẫn phụ thuộc vào hỗ trợ thanh khoản của PBOC”.
Việc nới lỏng chính sách tiền tệ hơn nữa sẽ bị coi như “con dao hai lưỡi” với Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC). Động thái này sẽ làm giảm đi những lo lắng về khả năng chi phí cho vay tăng cao và ngăn chặn thiếu thanh khoản, nó cũng khiến cho bong bóng tài sản phình to, điều mà Bắc Kinh vô cùng muốn tránh.
Trước thềm Tết Nguyên đán năm 2019 và 2020, giới chức Trung Quốc đã hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm bơm thêm tiền mặt. Tuy nhiên, họ đã cố gắng tránh cung cấp vốn bổ sung trong năm ngoái, điều này khiến không ít người sợ hãi về khả năng siết chặt chính sách, chi phí vay vốn ngắn hạn khi đó đã không ngừng tăng cao.
Ngày thứ Ba, PBOC đã hạ mức độ bơm tiền ngắn hạn xuống còn 10 tỷ nhân dân tệ từ 100 tỷ nhân dân tệ trong các phiên liền trước. Kết quả, mức bơm thanh khoản ròng giảm xuống còn 260 tỷ nhân dân tệ, cao nhất tính từ tháng 10/2021.
Ước tính khoảng 1,2 nghìn tỷ nhân dân tệ các chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn dự kiến sẽ đáo hạn trong tháng 1/2021, ngoài ra là 500 tỷ nhân dân tệ các khoản vay ngắn hạn và thêm 700 tỷ USD các hợp đồng thỏa thuận mua lại đảo ngược.
Ngoài ra, ước tính khoảng 1,2 nghìn tỷ chứng chỉ tiền gửi, loại hình vay nợ ngắn hạn sẽ đáo hạn trong tháng 1/2021 cùng với 500 tỷ USD các khoản vay chính sách ngắn hạn và 700 tỷ USD các thỏa thuận mua lại đảo ngược, tính toán của Bloomberg cho hay.
Khoảng 700 tỷ USD có thể bị rút khỏi hệ thống tài chính trong tuần đầu tiên của tháng 2/2022, đúng dịp Tết Nguyên đán, chuyên gia về Trung Quốc tại ngân hàng ANZ, ông Zhaopeng Xing,
ANZ tính toán sẽ cần đến 1 nghìn tỷ nhân dân tệ nhằm đáp ứng các nghĩa vụ thuế và các ngân hàng sẽ có thể cần đến khoảng 300 tỷ USD tiền vay trái phiếu của chính quyền các địa phương và trung ương phát hành trong tháng 1/2022.
Không chỉ vậy, các công ty bất động sản Trung Quốc sẽ cần ít nhất khoảng 189 tỷ USD nhằm trả các khỏa nợ trái phiếu, các sản phẩm tín thác và trả lương cho hàng triệu người lao động nhập cư. Thực tế này diễn ra khi mà các doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc đã gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận thị trường trái phiếu đồng ngoại tệ.