Người đầu tiên đáng được nhắc đến nhất là cựu CEO Tim Cook của Apple. Việc đầu tiên khi thức dậy, ông sẽ ngồi vào bàn làm việc và kiểm tra 700-800 email. Theo hãng tin ABC, Tim Cook tự thừa nhận bản thân là “kẻ nghiện làm việc” và sẽ cố gắng đọc và trả lời hết thư của mình.
Sau khi check một số lượng mail khổng lồ, việc tiếp theo của ông mới là đến phòng tập lúc 5 giờ sáng. Tuy nhiên, Tuy nhiên, CEO không hoạt động trên khuôn viên của Apple. Anh thích sự riêng tư của một phòng tập thể dục bên ngoài. Ông tập thể dục với tâm thế rất nghiêm túc và chiếc đồng hồ Apple Watch giúp ông giữ gìn vóc dáng và thậm chí giảm cân.
CEO Apple có tiếng là một vị sếp đòi hỏi cao theo phong cách “không thương xót”. Ông thường tổ chức các cuộc họp kéo dài triền miên, đặt câu hỏi về mọi thứ và gửi email cho nhân viên bất kể khi nào. Khi bàn về công việc, Cook tỏ ra là một người biết hợp tác và chịu lắng nghe. Bên cạnh thói quen bắt đầu làm việc từ sớm, Cook từng chia sẻ ông cũng là một trong những người rời khỏi văn phòng trễ nhất.
Jeff Bezos – CEO Amazon
Khác với Tim Cook, ông trùm công nghệ tỷ phú Jeff Bezos không bao giờ liên tục kiểm tra thông báo trên điện thoại của mình. Bezos nói ông luôn tập trung vào những gì ông đang làm và không bị sao nhãng bởi những điều xung quanh. Do vậy đối với ông, việc kiểm tra email hay thông báo trên điện thoại liên tục có thể làm giảm năng suất làm việc.
Jeff Bezos, tỷ phú giàu nhất thế giới, kiêm CEO của Amazon chia sẻ rằng ông có cách gửi mail rất đặc biệt, chỉ cần dùng một kí tự duy nhất là quá đủ để khiến nhân viên của mình lo lắng mất cả đêm làm việc.
Cụ thể, khi một khách hàng email cho Bezos để phàn nàn về một điều gì đó, ông thường chuyển tiếp cho người phụ trách kèm theo dấu “?”. Nhân viên Amazon mỗi lần nhận thư như vậy đều có cảm giác đang ôm bom nổ chậm. Họ sẽ phải giải quyết mọi vấn đề trong vài giờ, và chuẩn bị lời giải thích hợp lý cho việc đã xảy ra.
Arianna Huffington - Đồng sáng lập tờ Huffington Post
Đồng sáng lập tờ Huffington Post luôn có 3 nguyên tắc khi làm việc với email: Không kiểm tra email trước khi đi ngủ nửa tiếng; Không vội vã kiểm tra email ngay khi thức dậy; Không kiểm tra email khi ở bên con cái
Trong cuốn sách “Thrive” của mình, Arianna viết: “Lần cuối cùng mẹ tôi nổi cáu với tôi trước khi bà ấy mất là thấy tôi vừa đọc email vừa nói chuyện với các con của tôi. Kết nối một cách hời hợt với cả thế giới cũng sẽ cản trở chúng ta kết nối một cách sâu sắc với những người thân thiết, kể cả bản thân chúng ta”.
Eric Schmidt – Cựu giám đốc điều hành Google
Trong cuốn sách “How Google works” của mình, cựu CEO Google viết: “Hầu hết những người giỏi nhất và bận bịu nhất mà chúng ta biết đều phản ứng rất nhanh chóng với email của họ, không phải chỉ với một vài người, mà là với tất cả mọi người.” Theo ông, kể cả với những câu trả lời đơn giản như “đã hiểu”, việc nhiệt tình trao đổi sẽ tạo ra một chu trình giao tiếp và một văn hóa tập trung vào giá trị.
Jeff Weiner - CEO LinkedIn
Theo Jeff Weiner, quy tắc vàng cho việc quản lý email là nếu bạn muốn nhận được ít email thì cũng gửi ít email đi. Jeff chia sẻ trong một bài viết trên LinkedIn rằng anh nhận ra quy tắc này ở công ty trước đó, khi có 2 người nhân viên hay gửi email cho anh rời khỏi công ty, thì hộp thư của Jeff cũng giảm gần 30%.
“Hóa ra không phải chỉ có những email mà 2 người đó gửi đi chiếm đầy hoạt động của hộp thư, mà nó bao gồm cả những câu trả lời của tôi, câu trả lời của những người khác, và câu trả lời của những người khác nữa được copy vào…
Khi nhận ra quy tắc này, tôi quyết định thử nghiệm nguyên tắc mới mà không viết email chỉ khi này thực sự cần thiết. Kết quả là hộp thư của tôi ít email đi nhiều và có thể dễ dàng điều hướng hơn” – Jeff cho biết.
Ý Nhi/Theo Fast Company