Thống kê cho thấy 99% những người đọc sách self-help, nghiên cứu cách chương trình về self-help hay là dự một cuộc hội thảo về self-help đa số là thất bại trong việc tạo nên một thành quả hữu hình hay buộc phải thú nhận là không có được bất cứ một sự thay đổi nào.
Có một định nghĩa khá hay trong kinh doanh gọi là Chi phí cơ hội, nghĩa là bạn phải từ bỏ việc này để làm một việc khác. Thay vì đọc một cuốn sách self-help, bạn có thể đọc một cuốn sách kỹ thuật thực sự mang lại giá trị và kỹ năng hữu hình.
Thực tế là, sách self-help giống như những câu trích dẫn đầy động lực trên Internet, nó vô dụng trừ khi bạn hành động. Nó chẳng khiến bạn trở thành một người tốt hơn, một lãnh đạo tài ba hơn, hay một nghệ sĩ sáng tạo hơn.
Vấn đề của những bạn trẻ hiện đại chính là những con nghiện việc tự cải thiện. Trong khi những điều chúng ta “tưởng-mình-sẽ-làm” khác hoàn với thực tế khi hành động. Và với những ai nói rằng sách self-help sẽ thay đổi cuộc đời bạn, hãy để tôi nói điều này:
Các tiềm năng, tài năng, tính kỷ luật, đạo đức mà bạn nghĩ rằng một cuốn sách mang lại, thực ra nó đã có sẵn trong bạn rồi. Đừng cho những diễn giả hay những cuốn sách vô cảm kia sự tôn thờ không xứng đáng. Hãy thừa nhận rằng những thành quả đó – là của bạn.
Dưới đây chính là những nguyên nhân gây ra tình trạng hiểu sai về bản chất của sách self-help cũng như nội lực trong chính mình ở những con nghiện sách self-help.
1. Hội chứng niềm hy vọng sai lầm
Những người mới bắt đầu đọc sách self-help cũng giống như những người đưa ra các quyết tâm vào năm mới. Việc đọc sách cung cấp những ảo tưởng về sự thay đổi. Bạn mơ mộng về một cuộc sống với nhiều thứ tốt đẹp hơn sẽ đến với bạn. Cơ thể của bạn nốc đầy những ảo giác về hạnh phúc và cứ thế mà phê pha.
Càng đọc nhiều thì càng có nhiều những thứ hấp dẫn bạn khiến bạn muốn tiếp tục đọc chúng và bạn càng cảm thấy tốt đẹp hơn. Cuốn sách cung cấp cho bạn những phần thưởng hết sức lớn lao mặc dù bạn có làm gì đâu chứ. Bởi vì bạn đã kích hoạt chế độ tự động tưởng thưởng cho mình rồi, bạn đâu còn chút động lực nào mà đặt sách xuống để làm theo những gì nó nói. Có lẽ là chả bao giờ bạn làm đâu.
Đối với một vài người mà đã thực hành theo những gì sách nói, có một bức tường gạch sẵn sàng chờ đón họ. Tạo ra những thay đổi trong cuộc sống của bạn giống như địa ngục vậy, khó khăn hơn nhiều so với những gì mà bạn ảo tưởng về chúng.
2. Những sách self-help được ưa chuộng đa phần đều dở tệ, những sách self-help hay thì không được ưa chuộng
Như đã đề cập ở trên thì hầu hết những cuốn sách self-help được ưa chuộng được viết ra để làm cho bạn hưng phấn, không thể giúp bạn thay đổi cuộc sống của mình. Những điều họ đọc được trong những cuốn sách đó đa phần đều hư cấu, sự thật chỉ chiếm có 10% nội dung. Còn lại chỉ là những câu chuyện bịa đặt được bơm thêm vào, chúng được cho là được thêm vào với mục đích để tác giả biện bạch cho những gì mình viết là đúng nhưng thật ra chúng chẳng có gì ngoài việc làm bạn thêm ảo tưởng.
Người đọc có được những trải nghiệm gián tiếp thông qua những câu chuyện của những người thành công trong cuốn sách, mang đến cho họ hy vọng và cảm xúc tốt đẹp. Cùng lúc đó, những cuốn sách viết ra với mục đích giúp bạn tự mình thay đổi chính mình với đầy đủ những lời giải thích và chỉ dẫn được viết trong sách thì đều khiến người đọc chán nản, không hưng phấn khi đọc chúng. Do vậy, chúng không hợp với thị hiếu và được bán với doanh số tương đối kém.
Tóm lại, những người mà mua sách self-help đâu có muốn phát triển bản thân mình; họ chỉ muốn những hình ảnh mà họ tưởng tượng ra về sự phát triển bản thân và những cuốn sách self-help chỉ toàn là ảo tưởng thì lại bán chạy nhất.
3. Sự thay đổi luôn khó khăn
Kể cả khi bạn có là một người sống ở một vùng đất thần kì, nếu bạn thực sự muốn thay đổi cuộc sống của mình thì vẫn rất khó khăn. Thường là nó liên quan đến việc loại bỏ những người thân trong gia đình và bạn bè có ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của bạn. Nó có thể gồm cả việc thay đổi thói quen suốt đời. Có nghĩa là làm những việc bạn không muốn và đưa bạn ra khỏi vùng thoải mái của mình. Nó không dễ chịu chút nào. Điều này là khó khăn ngay cả khi bạn có một huấn luyện viên, nhà trị liệu hoặc nhóm hỗ trợ. Vậy bạn nghĩ 1 cuốn sách hay một gã đâu đâu lại có thể giúp bạn thay đổi sao?
Tự thay đổi chính mình còn khó đối với những người kỉ luật và khác biệt nhất. Chúng ta nên kì vọng vào sự thành công như là một thứ có thể sẽ tới hoặc không, đừng ép mình nhất định phải thành công. Điều đó chỉ làm bạn càng thêm stress hơn thôi.
Bùi Thảo
Theo Trí Thức Trẻ