Tình báo các nước tham gia cuộc chiến chống Covid-19 như thế nào?

11/04/2020 14:52

Các cơ quan tình báo đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho quốc gia của họ trong đại dịch.

Đại dịch Covid-19 đang lan rộng trên toàn thế giới không chỉ là một trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng. Nó đặt ra những mối đe dọa chưa từng có đối với an ninh quốc gia và quốc tế, và chống lại nó, như các nhà lãnh đạo của một số quốc gia đã nhấn mạnh, sẽ giống như một cuộc chiến tranh lớn với số người thiệt mạng và thương vong ở mức tương tự. Các cơ quan tình báo sẽ đóng một vai trò lớn trong cuộc đấu tranh này, giống như vai trò của họ trong các cuộc chiến trước đó trong suốt chiều dài lịch sử. Vai trò đó phần lớn diễn ra trong bóng tối, nhưng nó sẽ không mất đi phần quan trọng chỉ bởi vì tính bí mật của nó.

Cơ quan tình báo các nước đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc đối phó với các dịch bệnh. Ảnh minh họa: Getty Images

Có bốn cách mà các cơ quan tình báo sẽ góp phần vào cuộc chiến chống Covid-19.

Đầu tiên, họ sẽ cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách các đánh giá về sự lây lan và tác động của virus. Cộng đồng tình báo Mỹ hiện đã có một cơ sở chuyên dụng ở đầu chiến tuyến, gọi là Trung tâm Tình báo Y tế Quốc gia (NCMI), có trụ sở tại Fort Detrick ở Maryland. Cơ quan này được tuyển dụng đầy đủ các đối tượng nhân sự, từ các nhà dịch tễ học, nhà virus học và các chuyên gia khác... NCMI hoạt động như một trung tâm thanh toán bù trừ cho tất cả các nguồn thông tin tình báo của Mỹ về virus. Dựa trên những tổ chức tiền thân từ thời Chiến tranh Lạnh, NCMI là tai và mắt của Mỹ khi nói đến các mối đe dọa sinh học kể từ năm 2008 cho đến nay và bao gồm cả Covid-19. Theo báo cáo công khai, vào tháng 1 và tháng 2 năm nay, cộng đồng tình báo Mỹ đã cảnh báo chính quyền Trump về mối đe dọa của virus lây lan từ thành phố Vũ Hán của Trung Quốc, nơi virus bắt nguồn và trở thành đại dịch.

(Tổng thống Donald Trump đã bác bỏ những cảnh báo tình báo đó. Nhưng những quyết định tồi tệ được đưa ra lúc đại dịch Covid-19 bắt đầu không phải là một sự thất bại của tình báo Mỹ theo nghĩa là cộng đồng tình báo Hoa Kỳ không hoàn thành nhiệm vụ cung cấp cảnh báo cho cho các hoạch định chính sách. Thay vào đó, đó là một lỗi chính sách - nếu báo cáo ngày hôm nay là chính xác - thì đây một trong những lỗi chính sách tồi tệ nhất và nguy hiểm nhất trong lịch sử nước Mỹ).

Cách thứ hai mà các cơ quan tình báo sẽ đóng góp vào cuộc chiến chống lại Covid-19 là đánh cắp các bí mật. Hoạt động gián điệp, thường được biết đến như kiểu ăn cắp thông tin như vậy, có mối bận tâm dính líu đến việc khám phá, phát hiện ra những thông tin mà những người khác muốn giữ bí mật. Với đại dịch Covid-19, tình báo Mỹ sẽ có thể cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách của Washington những thông tin độc nhất vô nhị - không có sẵn từ bất kỳ nguồn nào khác - về các bí mật của những quốc gia quốc tế khác, bao gồm cả việc chính phủ những nước này có công bố chính xác tỷ lệ lây nhiễm của dịch bệnh hay không. Những bí mật này đặc biệt quan trọng để lấy thông tin từ những nguồn "khó" như Trung Quốc, Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Theo thẩm định tình báo Mỹ, Trung Quốc che dấu mức độ bùng phát virus ban đầu của nó, trong khi Nga lúc đầu công báo mức độ lây nhiễm chính thức của Covid-19 ở tỷ lệ thấp một cách đáng ngờ, nhưng hiện nay đã áp đặt các biện pháp phong toả khắc nghiệt. Tình báo Mỹ, và các đối tác của mình, do đó sẽ có vai trò quan trọng trong việc xác minh số liệu chính thức của họ. Một số nguồn tin tình báo này sẽ đến từ hoạt động do thám gián điệp, phương thức xưa cũ bây lâu nay của việc tuyển dụng nguồn nhân lực với quyền truy cập vào thông tin bí mật có liên quan. Nó cũng sẽ chắc chắn đến từ tình báo kỹ thuật, chẳng hạn như tín hiệu tình báo hoặc hình ảnh tình báo, hé lộ nhiều bí mật về Covid-19.

Cách thứ ba mà các cơ quan tình báo sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc đối phó với coronavirus và các đại dịch trong tương lai là chống lại thông tin sai lệch và tin tức giả. Bắc Kinh và Washington hiện đang tham gia vào một cuộc chiến tuyên truyền về việc nước nào dẫn đầu thế giới trong việc đánh bại Covid-19, và với một hàm ý là, các chính phủ dân chủ hay không dân chủ có thể bảo vệ tốt hơn các công dân của mình. Vì tỷ lệ lây nhiễm của Mỹ tăng theo cấp số nhân, số người chết của Mỹ bây giờ vượt qua của Trung Quốc, Washington đang ở thế dưới trong trận chiến quyền lực mềm. Để hoàn toàn làm mất thể diện của Mỹ một cách công khai, chính phủ Trung Quốc đã thúc đẩy một thuyết âm mưu rằng coronavirus là thứ hàng nhập khẩu từ quân đội Mỹ vào Trung Quốc. Cho dù bộ chính trị Trung Quốc có biết hay không, lời quả quyết sai lầm của họ thực tế là sự lặp lại của một thuyết âm mưu cũ trong chiến tranh lạnh: rằng virus HIV là sản phẩm của quân đội Mỹ.

Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi phải đối mặt với một loại virus ngây chết người mới mà không có thuốc chữa, xã hội sẽ trở nên hỗn độn, sợ hãi và trong sự xáo trộn, mọi người sẽ trở thành những con mồi dễ dàng của thông tin giả, xuất phát từ cả các thế lực chính trị lẫn những nguồn tin không chính thống. Trong những trường hợp như vậy, bản chất của con người luôn có xu hướng tìm kiếm sự giải thích, và bàn tay ẩn giấu của một chính phủ nước ngoài là một cách giải thích hợp lý và hấp dẫn những điều mà những cách khác không thể lý giải nổi. Trong chiến tranh lạnh, chính phủ Mỹ đã đưa ra một chiến lược thành công đáng kể để chống lại tin giả về HIV. Đầu thập niên 1980, Tổng thống Ronald Reagan thiết lập một nhóm liên ngành để chống lại tin giả, các biện pháp hoạt động nhóm làm việc (AMWG), mà chiến lược của họ gồm ba yếu tố: báo cáo, phân tích, và công bố. Họ phát hiện ra vai trò của Cơ quan tình báo Liên Xô (KGB) trong các thông tin liên quan đến HIV. Được trang bị những thông tin này, AMWG đã quy trách nhiệm cho Điện Kremlin về các thuyết âm mưu. Trong một loạt các cuộc họp cao cấp với lãnh đạo Liên Xô, Mỹ công bố thông tin về những chiến dịch này. Đến năm 1987, Moscow đột ngột từ bỏ thuyết âm mưu về HIV.

Chiến lược tương tự được áp dụng cho việc chống lại các tin giả về Covid-19 ngày nay. Mỹ có thể làm tốt để thiết lập một AMWG phù hợp với thời cuộc. Tuy nhiên, trong thời đại của social media, những nỗ lực của nó sẽ cần phải được tiến triển rất nhanh và cần một sự hợp tác từ lớn các công ty truyền thông xã hội vốn không được kiểm soát. Ngày nay, những công ty này tạo ra tin giả nhanh hơn, rẻ hơn, và lây lan dễ dàng hơn bao giờ hết trong lịch sử. Trong Chiến tranh Lạnh, KGB đã loan truyền tin về HIV thông qua một công cuộc chậm, khó nhọc, gian khổ và phức tạp của tình báo Liên Xô. Ngược lại, tất cả những gì là cần thiết cho việc làm mất uy tín chính phủ Mỹ ngày hôm nay là tài khoản social media và online trolls. Một sự khác biệt lớn giữa quá khứ và hiện tại trong việc Mỹ phản ứng với thông tin sai lệch về đại dịch là chính những thông tin sai lạc về Covid-19 của Nhà Trắng. Ông Trump đã đưa nhiều phát biểu sai và gây hiểu lầm về virus và sự lây lan của nó. Hơn nữa, không giống như các Tổng thống trước, Trump đã hỏi liệu có bất kỳ chính phủ nào cũng đều trung thực về đại dịch. Tuần này, ông tuyên bố rằng mọi nước đều lây lan tin giả về virus - ngụ ý rằng làm như vậy chẳng có gì là vấn đề to tát.

Cách thứ tư và cuối cùng mà tình báo có thể giúp chống lại Covid-19 và các bệnh dịch khác là thông qua giám sát. Trung Quốc đã triển khai sự giám sát xâm nhập vào sự riêng tư công dân của mình để chống lại virus, sử dụng ID kỹ thuật số để theo dõi sự di chuyển của người dân và thậm chí cung cấp phần thưởng cho những người thông báo về bệnh tình của những người hàng xóm. Ngược lại, người Mỹ vẫn chưa bắt đầu có một cuộc tranh luận khẩn trương, kịp thời về chính sách công cộng, về mức độ mà họ sẵn sàng đánh đổi cho sự vi phạm quyền riêng tư của mình để bảo vệ sức khỏe cộng đồng thông qua truy tìm tiếp xúc lây nhiễm. Một trong những đồng minh thân cận nhất của Mỹ là Israel đã triển khai một chương trình giám sát kỹ thuật số trên toàn quốc bằng cách sử dụng công nghệ phần mềm gián điệp theo dõi điện thoại, ban đầu được thiết kế cho chống khủng bố, để lập bản đồ nguồn nhiễm bệnh và thông báo cho những người có nguy cơ cao.

Cho đến khi một vắc-xin được tìm thấy, mà có khả năng mất từ 12 đến 18 tháng, người Mỹ cần phải tập trung, chú trọng vào việc liệu họ có sẵn sàng áp dụng biện pháp giám sát tương tự như Israel - bỏ qua trường hợp của Trung Quốc. Đâu là sự cân bằng giữa an ninh y tế công cộng và tự do dân sự đối với người Mỹ? Liệu có một tấm lưới kỹ thuật số được cấu thành pháp lý và bảo vệ bởi hiến pháp tại Mỹ, có lẽ theo quy định khẩn cấp dành cho chiến tranh, và người Mỹ nên đưa ra những yêu cầu gì về cách thu thập và sử dụng dữ liệu của họ? Đây không phải là ý tưởng trừu tượng trong các cuộc tranh luận thoải mái tại trường luật. Đây là những vấn đề khẩn cấp thực tế trên thế giới. Tại Anh, cựu chánh án tòa án tối cao tư pháp Jonathan Suhe đã quở trách cảnh sát Anh trong tuần này vì công khai ngăn cản những người tập thể dục trong các công viên, điều ngược lại với mong muốn của chính phủ. Như Sumption lưu ý, một lực lượng cảnh sát mà thi hành những mong muốn chỉ của một chính phủ mà không theo quy định của pháp luật là định nghĩa của một nhà nước cảnh sát.

Chính phủ Mỹ có khả năng công nghệ cần thiết để tạo ra một mạng lưới kỹ thuật số trong nước tương tự như của Israel. Trong năm 2018, tòa án tối cao Mỹ đưa ra quyết định rằng, nói chung, chính quyền Mỹ cần phải có được lệnh cho phép, uỷ quyền cho việc thu thập dữ liệu định vị điện thoại di động, nhưng có những tình huống khẩn cấp nhất định mà họ được cho phép miễn trừ việc đó, giống như các mối đe dọa bom sắp xảy ra, truy lùng, tìm theo dấu vết những người bỏ trốn, hoặc “để bảo vệ những cá nhân bị đe doạ bởi các tác nhân sắp xảy ra”.

Quốc hội Mỹ cần phải có một cuộc tranh luận chính sách và pháp lý khẩn cấp. Một cuộc tranh luận rằng nên bao gồm cảnh báo mạnh mẽ từ lịch sử về các chương trình chính phủ Mỹ đưa ra để thu thập dữ liệu thông tin số lượng lớn.

Trong quá khứ, các chương trình như vậy của Mỹ ban hành trong các cuộc chiến tranh có xu hướng tiếp tục kéo dài, trong bí mật, ngay cả sau khi những cuộc chiến tranh kết thúc. Nếu Mỹ tạo ra một tấm lưới kỹ thuật số tương tự như Israel để bảo vệ sức khỏe cộng đồng chống lại virus corona, người Mỹ nên yêu cầu giám sát và đảm bảo tính minh bạch về nó, với các nhà cầm quyền Mỹ phải thường xuyên thống kê, báo cáo minh bạch về bản chất và quy mô của các dữ liệu kỹ thuật số thu thập, tương tự như lượng thông tin đưa ra công chúng sau tiết lộ của Edward Snowden.

Trong mọi trường hợp, bốn cách trên là cách dịch vụ tình báo chắc chắn có thể thực hiện để góp phần đánh bại Covid-19. Khi những tài liệu cuối cùng cũng sẽ được giải mật về tình trạng khẩn cấp của ngày hôm nay, nó chắc chắn cũng sẽ tiết lộ việc các cơ quan tình báo đã hỗ trợ mỗi chính phủ tương ứng của họ thông qua một cách khác - thông qua việc chối bỏ các hành động che đậy, giấu diếm, vụng trộm. Cơ quan tình báo chính của Israel, Mossad, đã tiến hành một hoạt động bí mật để mua bộ dụng cụ thử nghiệm Covid-19 từ nước ngoài. Chẳng có gì bất ngờ khi rằng các quốc gia khác cũng ngày càng gia tăng các hoạt động tương tự. Cuối cùng, các dịch vụ tình báo sẽ luôn là nơi ẩn náu cuối cùng cho các quốc gia có chủ quyền tối cao.

Còn đối với tương lai, các chính phủ trên toàn thế giới chắc chắn sẽ đòi hỏi một loại tình báo phản-đại dịch để đảm bảo họ không bao giờ bị dịch bệnh tấn công bất ngờ. Các quốc gia đã có tài nguyên như vậy, như Mỹ, sẽ nâng tầm quan trọng cho họ. Cũng như các thiên tai an ninh quốc gia Mỹ trước đó, như Trân Châu Cảng và 9/11, đã dẫn đến sự xem xét lại toàn bộ, sự đại tu và khôi phục của tình báo Mỹ để đảm bảo những sự kiện như vậy không bao giờ xảy ra lần nữa. Với Covid-19 cũng vậy. Tình báo đại dịch sẽ trở thành một phần trung tâm của an ninh quốc gia trong tương lai của Mỹ, cùng với các lĩnh khác như chống khủng bố, công tác phản gián, và an ninh mạng. Thật không may, các lĩnh vực này có thể va chạm, như nhà nước và các tổ chức không dính dáng đến chính phủ tận dụng lợi thế của hệ quả địa chính trị gây nên bởi virus để tiến hành khủng bố, gián điệp, và khởi động các cuộc tấn công mạng. Ngay cả bây giờ, các chính phủ có thể sớm đối mặt với chủ nghĩa khủng bố của một loại mới - khủng bố bị nhiễm Covid-19 và cố tình lây lan nó.

Các câu hỏi nghiêm trọng - và các vụ kiện chắc chắn trong tương lai - sẽ rà soát kỹ lưỡng liệu chính sách công gây khó hiểu, bối rối, và đầy mâu thuẫn của Trump sẽ phải trả giá bằng cuộc sống của người dân Mỹ như thế nào. Nhưng trong số các nhà hoạch định chính sách, người ta có thể hy vọng sẽ có sự đồng thuận trong những phần quan trọng nhất của cộng động tình báo Mỹ trở nên hiển nhiên, rõ ràng trong trường hợp khẩn cấp.

Chu Quang lược dịch/NDH

(theo Foreign Policy)