Vào thời cổ đại khi mà kỹ thuật còn thô sơ chưa phát triển, nhưng người xưa luôn làm được những việc khiến con người hiện đại ngày nay không thể nghĩ ra. Trí tuệ xây dựng Tử Cấm Thành là một trong những điều khiến chúng ta trầm trồ như thế!
Nếu như dùng một câu để hình dung ra một nơi mà dân cư thưa thớt và dường như chẳng có ai lui tới, tôi nghĩ đa số mọi người đều nghĩ đến câu tục ngữ "điểu bất lạp thỉ" tức là nới ấy đến cả một bãi phân chim cũng không có. Có thể thấy nơi ấy thực sự xa xôi và hoang vu. Ai ai cũng hiểu rằng nơi nào có sự sống thì chim sẽ tự nhiên bay về đây làm tổ và sinh sống, và chúng sẽ để lại một vài " kỷ niệm" cho những người dân sinh sống ở đó.
Tuy nhiên, hôm nay tôi xin giới thiệu với mọi người một địa điểm mà khách tham quan không ngừng đến nơi đây, trừ những ngày không mở cửa, chỉ cần là ngày lễ bạn sẽ thấy người người đổ về đây để tham quan, để tận mắt thấy được sự hùng vĩ và bí ẩn của nó. Thế nhưng cho dù lượng người đến thăm quan đông như vậy, nhưng trên mái nhà của nó không bao giờ thấy được một vết bụi bẩn nào cũng như không hề thấy một dấu chân chim và để lại "quà lưu niệm" cho nơi đây.
Địa điểm mà tôi muốn nói đến ở đây chính là Cố Cung hay còn gọi là Tử Cấm Thành một công trình kiến trúc có giá trị nghệ thuật cao tọa lạc tại trung tâm thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc.
Nhắc đến Tử Cấm Thành thì chẳng còn xa lạ gì nữa, nhưng tôi chắc chắn rằng có một điều này không phải ai cũng biết đó là trên mái nhà của Tử Cấm Thành trước nay chưa từng thấy một vết bụi bẩn hay một bãi phân chim nào. Mặc dù tính đến thời điểm hiện tại nó đã được xây dựng và trường tồn cùng thời gian hơn 600 năm rồi.
Câu hỏi đặt ra cho tất cả chúng ta là tại sao nó lại sạch sẽ đến như vậy?
Trên thực tế, điều này có liên quan đến thiết kế xây dựng vĩ đại của Tử Cấm Thành. Có một người bạn của tôi tên là Tiểu Biên đã đọc và nghiên cứu rất nhiều tài liệu và các tư liệu lịch sử phát hiện ra rằng thiết kế của hầu hết các mái cung điện trong Tử Cấm Thành không phải là các điểm dừng chân của chim, và hầu hết các mái ngói được làm bằng ngói tráng men. Ngoài bề mặt nhẵn bóng, mái nhà của Tử Cấm Thành vẫn được tham chiếu theo một góc nghiêng nhất định, và các thợ thủ công năm đó cũng đã áp dụng một phương pháp thiết kế gọi là "oanh bất lạc tường đỉnh", có nghĩa là kiểu thiết kế kiểu đỉnh nóc nhà khiến cho chim cũng không thể dừng chân trên đó được, cũng có nghĩa là với thiết kế như vậy chính là vì để ngăn chặn lũ chim làm tổ ở đó.
Không chỉ nhờ phương pháp thiết kể đã kể trên, những người thợ xây dựng thủ công đã xây theo kiểu các đường vân trên tường chính hoặc đường vân trên mái sao cho khoảng cách giữa mỗi viên gạch được thiết kế lớn hơn khoảng cách giữa chân các con chim, để khi chim muốn ở lại trên đó cũng rất khó ở lại, chỉ dừng lại một chút rồi vội vàng bay đi ngay.
Ngoài các vấn đề về thiết kế, đương nhiên mái nhà của Tử Cấm Thành trải qua hơn 600 năm lịch sử vẫn không có dấu tích của bụi bẩn và bất kỳ một bãi phân chim nào cũng vì một lí do khác đó chính là nhờ những người dân sống quanh đây thường xuyên dọn dẹp.
Trong các triều đại trước, các cung nữ thái giám trong thời cổ đại phải leo lên xuống để làm sạch mái nhà mỗi ngày.
Đến ngày nay, mọi người đều biết phương thức quản lý của giám đốc Bảo tàng Cung điện quốc gia Trung Quốc là từ năm 2014 ông ta đề xuất rằng không được để cỏ dại trên mái của Tử Cấm Thành, bởi vì cỏ dại có thể làm cho ngói trên mái nhà rơi ra, do đó ảnh hưởng đến các tòa nhà khác trong toàn bộ quần thể kiến trúc của Tử Cấm Thành.
Có thể thấy rằng ngay cả cỏ dại cũng không được phép mọc trên nóc Tử Cấm Thành, chứ đừng nói đến việc có ảnh hưởng đến mỹ quan của Tử Cấm Thành như bụi bẩn hay phân chim . Vì vậy, sự sạch sẽ của Tử Cấm Thành suốt hơn 600 năm là nhờ sự cống hiến của người xưa đã sáng tạo ra công trình kiến trúc vĩ đại mang tầm cỡ lịch sử Quốc Gia và công sức của những người đã biết giữ gìn nó qua những năm tháng biến thiên của lịch sử.
Nguyễn Hiền
Theo Trí Thức Trẻ