Không phải ngẫu nhiên mà có nhiều chương trình, sân chơi dành cho trẻ em yêu thích kinh doanh, sáng tạo và dám “dấn thân” vào thương trường ngay ở độ tuổi đi học. Nếu sớm tạo ra cơ hội để trẻ được giáo dục, định hướng tư duy, điều bất ngờ mà các “doanh nhân nhí” mang lại chắc chắn không hề nhỏ.
Chỉ là học sinh cấp 1 nhưng khi ấy, Jose nhận thấy nhiều bạn bè đồng trang lứa tiêu tiền "bừa" vào bánh kẹo và đồ chơi, thay vì tiết kiệm để mua những món đồ ý nghĩa hơn. Để giúp họ, Jose quyết định lập nên một ngân hàng.
Trái với định kiến của nhiều người, Jose nghĩ rằng không chỉ người trưởng thành, mà một đứa trẻ, học sinh cũng cần biết: Tài chính vẫn luôn là vấn đề lớn, đáng được lưu tâm. Cậu muốn bạn bè có thể tự lập tài chính mà không cần phải phụ thuộc vào bố mẹ, không cần phải xin xỏ mỗi khi muốn mua đồ dùng học tập, quần áo hay đồ chơi.
Trong năm đầu tiên hoạt động, ngân hàng Học sinh Bartselana đã thu thập được một tấn vật liệu tái chế và lập tài khoản tiết kiệm cho 200 học sinh tại trường học của Jose.
Dự án đã thu hút sự chú ý của hàng triệu người trên thế giới. Ai cũng bất ngờ vì những gì Jose làm, một cậu bé 13 tuổi nhưng có đầu óc kinh doanh của tỷ phú. Thậm chí Jose từng gặp đại diện của một ngân hàng rất lớn ở Peru để hợp tác làm ăn. Tính đến năm 2018, Ngân hàng Học sinh Bartselana đã có hơn 2.000 khách hàng từ 10 đến 18 tuổi, tất cả đều là học sinh các trường học trong địa phương.
Nhưng đó không phải là ví dụ duy nhất về các doanh nhân nhí đang gây ấn tượng trên toàn cầu.
Hillary Yip Ying-hei là cá nhân đáng được kể tới khác. Hoàn toàn không giống bất kỳ đứa trẻ 12 tuổi nào, ngoài việc vẫn đến trường như bao bạn học khác, cô bé lớp 7 này còn đang điều hành một doanh nghiệp.
Lớn lên trong kỷ nguyên công nghệ, Yip nhanh chóng nắm bắt cơ hội, theo sát những cải tiến và sự thay đổi của công nghệ kỹ thuật số. Chính nền tảng đó đã thúc đẩy cô bé tạo nên ứng dụng học ngôn ngữ khi mới 10 tuổi.
Yip tin rằng cách tốt nhất để học ngôn ngữ là cọ sát thực tế thông qua trò chuyện. Với ý tưởng ban đầu về startup MinorMynas, Yip đã chiến thắng cuộc thi thử thách doanh nhân trẻ AIA 2015.
Còn Mikaila Ulmer là CEO 13 tuổi của công ty nước chanh ép Me & The Bees Lemonade và có trụ sở tại Austin, bang Texa. Nước chanh ép của Mikaila Ulmer hiện được bán tại 500 cửa hàng trên khắp nước Mỹ.
Với 360.000 chai nước chanh được đưa ra thị trường mỗi năm và được xuất hiện trong chuỗi siêu thị Whole Foods Market, Mikaila là một trong những chủ doanh nghiệp trẻ nhất ở Mỹ.
Với sự giúp đỡ liên tục của cha mẹ, Mikaila bắt đầu bán nước chanh vào năm 2009. Cửa hàng lúc đó đơn giản chỉ gồm một chiếc bàn nhỏ để cô bé bày biện những chai nước chanh tự làm. Sản phẩm đặc biệt ở chỗ, nó được pha chế theo công thức những năm 1940 từ bà ngoại của Mikaila.
Mikaila đã tặng 10% lợi nhuận việc bán nước chanh quyên góp cho các tổ chức bảo vệ ong mật. Đến đầu năm 2017, Mikaila còn sáng lập tổ chức phi lợi nhuận Healthy Hive Foundation nhằm bảo tồn loài ong mật khỏi nguy cơ tuyệt chủng.
Lần đầu tiên xuất hiện trên truyền hình, trong chương trình Mặt trời bé con, cô bé với biệt danh bé Bống đã gây bất ngờ cho hàng triệu khán giả. Khi ấy, Bống mới 10 tuổi, đến từ Tuyên Quang và đã kinh doanh được 3 năm với các mặt hàng như sách, đồ chơi và quán chè bưởi tự nấu tại gia. Để đảm bảo việc học, cô bé chỉ "khởi nghiệp" vào những ngày nghỉ cuối tuần.
Tận dụng mạng xã hội để quảng bá và nhận order, Bống thống kê các đơn hàng rồi mua nguyên liệu làm chè với sự giúp đỡ của mẹ. Nguồn khách hàng là bạn bè của bố mẹ, hàng xóm, người quen và cả những người biết đến em qua Facebook, Instagram hoặc Youtube.
Ban đầu, Bống vay tiền mẹ để "khởi nghiệp". Thú vị là số tiền này được trả lãi. Sau đó, "làm ăn" thành công nên Bống tự lập kinh tế từ năm lớp 2. Nhờ kinh doanh riêng, em tự mua được cho mình những món đồ cá nhân như giày hiệu, laptop, iPad, iPhone, cũng như góp tiền khi đi du lịch cùng gia đình.
Tháng 8/2018, bé Bống cùng mẹ tham gia "Shark Tank - Thương vụ bạc tỷ", chương trình gọi vốn khởi nghiệp trên truyền hình và nhận khoản đầu tư khủng lên tới gần 1 tỷ đồng. Cụ thể, Shark Hưng 100 triệu đồng. Riêng Shark Thủy là 200 triệu đồng cùng 500 triệu tiền học bổng trong vòng 5 năm với các khoá học về tư duy, lãnh đạo, tiếng Anh cũng như tham gia các trại hè, các trung tâm khởi nghiệp ở nước ngoài.
Nói về lý do kinh doanh sớm ở tuổi lên 7, Bống cho biết "khi đó con còn khá là nhỏ, nhưng con muốn có một khoản tài chính riêng và muốn tự lập". Có tư duy rất nhạy bén, Bống đã nghĩ đến việc đặt cái tên "Chè Bưởi Bống nấu" cho quán chè của mình để tạo sự khác biệt, thu hút.
Em cũng "khoe" cách tiêu tiền thông thái khi số tiền kiếm được luôn chia thành 6 ví. 50% dành cho nhu cầu thiết yếu như ăn uống, sinh hoạt. Số còn lại dành cho giáo dục, tự do tài chính, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn và dành 10% để tích lũy dài hạn.
Bống đọc nhiều sách kinh doanh và sách về các doanh nhân. Em hâm mộ Jack Ma, Bill Gate và gây ấn tượng với một câu nói của thần tượng "Bạn sinh ra trong nghèo khó thì đó không phải là lỗi của bạn. Nhưng bạn chết đi trong nghèo khó thì đó là lỗi của bạn".
Bống chia sẻ rằng: "Ai đi đến ước mơ cũng từng phải đối mặt với thất bại. Bản thân em luôn khao khát thực hiện ước mơ. Bác Jack Ma chính là người đã dạy em đối mặt với thất bại. Khi làm tốt, em sẽ giúp những người khác làm được tốt như mình. Tư duy này em học được từ chú Thủy (Chủ tịch Nguyễn Ngọc Thủy của hệ thống trung tâm tiếng Anh Apax). Vì tất cả cùng tốt, mọi người mới có cuộc sống tốt đẹp và đóng góp cho đất nước mình nhiều hơn".
Tại Apax Bống vừa được học tiếng Anh, vừa được rèn luyện nhiều thói quen và kỹ năng tốt. Bống cũng cho rằng, môi trường giáo dục ảnh hưởng lớn đến tính độc lập và tự chủ trong em.
"Sau khi con vào học tiếng Anh tại Apax English - Apax Leaders và được các thầy cô dạy về chương trình Apax - Leaders In Me, con được học về 7 thói quen của người thành đạt. Con được tiếp cận với thói quen như "sống chủ động" và "bắt đầu với mục tiêu" một cách cụ thể hơn. Con được học và luyện tập các thói quen khác mỗi ngày để rèn luyện bản thân, để hoàn thành việc học tập của mình, và dự án mà con đang theo đuổi", Bống chia sẻ.
Tại Việt Nam, có rất nhiều bé tài năng nhưng chưa có điều kiện phát huy ý tưởng, khả năng của mình, các bé còn thiếu sân chơi khởi nghiệp. Từ câu chuyện truyền cảm hứng của bé Bống "chè bưởi" Nguyễn Hoàng Bảo Ngọc kể trên, chương trình Kiddie Shark "Sếp Nhí khởi nghiệp" của Apax Leaders ra đời với quỹ đầu tư 100 tỷ. Đây là một chương trình truyền hình theo mô típ của Shark Tank Việt Nam nhưng dành cho đối tượng là những bạn nhỏ tuổi từ 8 đến 14.
Sếp Nhí khởi nghiệp khơi gợi niềm yêu thích kinh doanh, đam mê sáng tạo, nuôi dưỡng ước mơ khởi nghiệp và khuyến khích tư tưởng dám nghĩ dám làm trong các em thiếu nhi. Cũng như khuyến khích các em học sinh thực hiện các mô hình, dự án khởi nghiệp.
Những câu chuyện khởi nghiệp của các bạn nhỏ sẽ truyền cảm hứng về sáng tạo, khởi nghiệp cho thế hệ tương lai. Từ đó, là cầu nối giữa các em và nhà đầu tư, biến ước mơ, ý tưởng của các em nhanh chóng thành hiện thực.
Các em nhỏ trong từ 8-14 tuổi, trên toàn quốc có ước mơ, sáng chế, sản phẩm hoặc kinh doanh ở bất kỳ quy mô nào đều có thể tham gia. Các bé sẽ thuyết trình về dự án hoặc sản phẩm của mình để kêu gọi đầu tư.
Các dự án khởi nghiệp của các bạn nhỏ sẽ phải trải qua vòng thuyết trình. Ban cố vấn là những nghệ sĩ và doanh nhân thành đạt sẽ đặt những câu hỏi để đánh giá về sản phẩm/dự án. Sau khi vượt qua phần chất vấn của Ban cố vấn, các bé sẽ được gặp nhà đầu tư thực hiện cuộc thương thuyết, bé có thể nhận được số vốn để phát triển dự án, sản phẩm, mô hình kinh doanh, hoặc nhận học bổng để phát triển kỹ năng.
Bống chia sẻ rằng bạn bè của con cũng khởi nghiệp những dự án rất có ý nghĩa cho cộng đồng như: Dự án dạy bơi cho các bạn nhỏ thông qua bể bơi di động hay dự án dạy kỹ năng học tiếng Anh bằng tư duy,…
Bống là một học sinh tiêu biểu của Apax. Ở Apax, Bống không chỉ được học tiếng Anh mà còn được rèn luyện những thói quen của người thành công, rèn luyện sự quyết tâm theo đuổi ước mơ của mình. Bống và nhiều bạn nhỏ khác tại Apax là minh chứng cho việc khi các con có tài năng, có quyết tâm, có sự hỗ trợ thì startup nhí cũng sẽ xây dựng được "sự nghiệp" của riêng mình.
Những người thực hiện kỳ vọng, "Sếp Nhí khởi nghiệp" là sân chơi cho các em trình bày ý tưởng, sản phẩm dự án và gọi vốn đầu tư. Thông qua đó, giúp giáo dục, định hướng và hỗ trợ các em phát triển hết khả năng tư duy của mình.
Ông Nguyễn Ngọc Thủy, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Egroup, Tổng giám đốc Công ty Anh ngữ Apax Leaders cho biết: "Chương trình nằm trong dự án khởi nghiệp bước đầu cho trẻ em.Đầu tư vào con người để làm sao có được đầu ra là những đứa trẻ lớn lên thành người và thành công. Phương châm của Apax Leaders là tiếng Anh cho thế hệ dẫn dắt tương lai. Kiến thức chuyên môn là cần thiết, song lối sống cần có định hướng, ước mơ. Trong nhiều mảng đầu tư, tôi xem 3 yếu tố sau là quan trọng: Ngoại ngữ, khả năng quản trị công nghệ và khả năng lãnh đạo. Với chương trình này, các em nhỏ được tạo môi trường khởi nghiệp ngay từ nhỏ. Thông qua đó, các em vừa được học, vừa được làm; đồng thời có thêm nhiều kiến thức khác".
Chương trình truyền hình "Sếp nhí khởi nghiệp – Kiddie Shark" dự kiến sẽ phát sóng vào đầu tháng 7.