Sinh nhật 10 tuổi Winmart

Từ chuyện thầy giáo người Mỹ không giải nổi bài toán thi đại học Trung Quốc đến những kì thi "khó nhằn" bậc nhất ở châu Á

14/06/2019 17:33

Một video mới đây được đăng tải về giáo viên cấp hai dạy toán ở Mỹ cố gắng giải bài toán lấy từ bài thi GaoKao của Trung Quốc và thất bại được lan truyền rộng rãi.


Một video mới đây được đăng tải về giáo viên cấp hai dạy toán ở Mỹ cố gắng giải bài toán lấy từ bài thi GaoKao của Trung Quốc và thất bại được lan truyền rộng rãi.

Đoạn video được chia sẻ bởi một giáo viên Trung Quốc, người này đưa cho đồng nghiệp của mình, cũng là một giáo viên dạy toán cấp hai ở Mỹ, giải 1 bài toán từ Gaokao năm nay. Sau thời gian nghiền ngẫm mày mò, anh cũng giải được nó nhưng không ngờ đáp án sai. Video đã trở nên nổi tiếng với hơn 140 triệu lượt xem trên Weibo và được các phương tiện truyền thông nước này đưa tin.

Từ chuyện thầy giáo người Mỹ không giải nổi bài toán thi đại học Trung Quốc đến những kì thi khó nhằn bậc nhất ở châu Á - Ảnh 1.

Anh này sau khi giải xong vẫn không biết câu trả lời của mình là sai.

 Câu hỏi với mức độ khó tầm trung của kì thi Gaokao khiến cho cô giáo người Trung kia cũng không thể giải nổi. Tiện có anh đồng nghiệp ngồi cạnh, cô nhờ anh giải hộ xem sao và không ngờ lại tạo nên tình huống thú vị. Đồng thời cũng thể hiện độ khó không thể xem thường của kì thi đại học ở Trung Quốc. 

Những kì thi căng thẳng bậc nhất châu Á

Kì thi đại học ở Trung Quốc GaoKao

Từ chuyện thầy giáo người Mỹ không giải nổi bài toán thi đại học Trung Quốc đến những kì thi khó nhằn bậc nhất ở châu Á - Ảnh 2.

 Kì thi đại học ở Trung Quốc GaoKao – Cao khảo là kì thi quan trọng nhất đối với học sinh nước này, được tổ chức vào thông thường là từ 7 đến mùng 9 tháng 6 hàng năm.

Kì thi này quyết định rất lớn đến tương lai của các em. Nhiều phụ huynh Trung Quốc quan niệm rằng kì thi thành công hay không sẽ quyết định con họ trở thành công nhân cổ áo xanh hay cổ áo trắng (ý chỉ làm việc chân tay hay làm việc trí óc), theo CNBC.

Từ chuyện thầy giáo người Mỹ không giải nổi bài toán thi đại học Trung Quốc đến những kì thi khó nhằn bậc nhất ở châu Á - Ảnh 3.

Những gương mặt lo lắng cầu nguyện cho con mình có kì thi thuận lợi của phụ huynh Trung Quốc

 Kì thi gồm 3 bài thi 3 môn là Toán, Tiếng Trung, và Ngoại ngữ là Tiếng Anh. Ngoài ra sẽ có thêm 1 môn tự chọn theo ngành xã hội hay khoa học.

Tính chất khắc nghiệt rất cao bởi lẽ sẽ chỉ có khoảng hơn 1/3 trong số 9 triệu học sinh cả nước có cơ hội vào đại học, theo chia sẻ Bộ giáo dục nước này. Tỉ lệ chọi các trường top đầu có thể lên đến 1/50.000, khiến nó trở thành một trong những kì thi khắc nghiệt nhất thế giới.

Thi Đại học ở Hàn Quốc – kì thi mang tính "sống còn"

Từ chuyện thầy giáo người Mỹ không giải nổi bài toán thi đại học Trung Quốc đến những kì thi khó nhằn bậc nhất ở châu Á - Ảnh 4.

Kì thi này gồm nhiều môn: Quốc ngữ, Tiếng Anh, Hóa học, Tiếng Trung cơ bản, Toán học, Khoa học xã hội và thi nghề, được tổ chức vào ngày thứ năm đầu tiên của tháng 11, từ 8h đến 17h.

Được xem như một "tấm vé thông hành" để giúp bạn trẻ có cơ hội bước vào đời dễ dàng hơn, kì thi này quyết định tương lai các em bao gồm cả nghề nghiệp và cả hôn nhân!

Kết quả không tốt thì sẽ được thi lại thêm 1 năm sau nữa. Theo thống kê, có đến 20% thí sinh sẽ thi lại mỗi năm.

Từ chuyện thầy giáo người Mỹ không giải nổi bài toán thi đại học Trung Quốc đến những kì thi khó nhằn bậc nhất ở châu Á - Ảnh 5.

Áp lực học hành đè nặng lên học sinh Hàn Quốc

 Top 3 trường đại học hàng đầu Hàn Quốc, các đại học SKY (bộ 3 trường danh tiếng hàng đầu ở Hàn Quốc gồm Đại học Quốc gia Seoul, Đại học Hàn Quốc và Đại học Yonsei) là những trường có tỷ lệ chọi cao nhất. Những thí sinh đạt điểm không quá xuất sắc vẫn có thể vào những trường này nhưng chỉ có thể học ngành nghệ thuật và không thể chuyển ngành sau khi vào trường.

Thi đại học ở Hàn Quốc thực sự là cuộc chiến. Hình ảnh các chuyến tàu điện ngầm chật kín học sinh vào lúc 23h-24h không hề xa lạ ở Hàn Quốc, bởi đó là thời điểm các em kết thúc giờ học thêm tại trung tâm và trở về nhà.

Người Hàn Quốc quan niệm "tứ lang ngũ lạc", tức là nếu ngủ 3 tiếng mỗi đêm, bạn có cơ hội vào trường SKY; ngủ 4 tiếng mỗi đêm có thể đậu vào những đại học khác; ngủ 5 tiếng mỗi đêm, hãy quên việc vào đại học đi.

Từ chuyện thầy giáo người Mỹ không giải nổi bài toán thi đại học Trung Quốc đến những kì thi khó nhằn bậc nhất ở châu Á - Ảnh 6.

Học sinh lớp 11 quỳ ngoài cổng trường, cầu nguyện cho các anh chị bên trong

Là một đất nước coi trọng ngành công nghiệp giải trí, đã có rất nhiều bộ phim nói về kì thi khắc nghiệt này, tiêu biểu là bộ phim "God Of Study".

Từ chuyện thầy giáo người Mỹ không giải nổi bài toán thi đại học Trung Quốc đến những kì thi khó nhằn bậc nhất ở châu Á - Ảnh 7.

"God Of Study" đề cập một cách chân thực nhất đến quá trình học tập gian khổ, áp lực trước khối kiến thức khổng lồ mà mỗi một học sinh phải tích lũy và tự mình rèn giũa để có thể bước chân vào cánh cổng trường đại học trong mơ.


M.M.M

Theo Trí Thức Trẻ